Bệnh theo mùa hôm nay

Mua hạt mùi để phòng bệnh sởi chỉ phí tiền

Nhiều chuyên gia khuyến cáo, hạt mùi khô chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh sởi chứ không có tác dụng phòng tránh.

Loại rau nhiều tiềm năng

Rau mùi được trồng rộng rãi ở nhiều địa phương để lấy làm rau, gia vị và làm Thu*c. Dầu rau mùi là một trong số 20 loại dầu được sử dụng nhiều nhất trên thế giới và được sử dụng như một chất phụ gia thực phẩm, có tác dụng giảm đau, giảm chuột rút và co giật, giảm buồn nôn, hỗ trợ tiêu hóa và điều trị các nhiễm trùng do nấm…

Rau mùi một loại gia vị hấp dẫn trong ẩm thực. Ảnh minh họa

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Nội vụ Beria, Bồ Đào Nha được đăng tải trên Tạp chí Medical Microbiology. Về thành phẩn hóa học, trong rau mùi có 93,3% nước, 2,6% protid, 0,7% glucid, 1,8% xenluloza, nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C (140mg%). Trong có nước, từ 16 – 18% protid, 13 - 15% lipid, 38% xenluloza, 13% chất không nito và khoảng 1% tinh dầu. Tinh dầu hạt là một chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, vị cay, có mùi thơm đặc biệt.

Nghiên cứu trên chỉ rõ, dầu rau mùi có khả năng phá hỏng màng tế bào vi khuẩn, ức chế các quá trình thiết yếu của vi khuẩn như quá trình hô hấp, cuối cùng dẫn đến cái ch*t của tế bào vi khuẩn. Do đó, dầu rau mùi có tác dụng kháng khuẩn.

Phương Thu*c Đông y lại cho rằng, hạt mùi có vị cay, mùi thơm, tính ẩm, có tác dụng phát tán phong hàn, làm cho đậu, sởi dễ mọc, đồng thời làm lợi tiêu hóa, được dùng để chữa cảm hàn, chữa , giúp các ban sởi mau mọc. Bài Thu*c dân gian truyền miệng về dùng hạt mùi khô để phòng và chữa sởi.

Theo nhiều bác sĩ Đông y, khô chủ yếu được sử dụng lúc sởi mới mọc, sởi mọc không đều hoặc sốt kéo dài mà sởi chưa mọc hoặc mọc quá ít, dùng rau mùi để thúc sởi mọc nhanh và đều, tăng tuần hoàn ngoại vi làm cho độc sởi được phát ra ngoài.

Không phòng sởi bằng hạt mùi

Trước cơn bùng phát dịch sởi, nhiều bà mẹ lo lắng và săn tìm các phương pháp phòng tránh sởi cho con trẻ. Trên nhiều diễn đàn, chủ đề dùng để phòng sởi được nhiều bà mẹ quan tâm. Theo các mẹ, tắm thường xuyên cho bé là cách tốt nhất và hữu hiệu nhất trong thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, quan điểm đó khiến nhiều chuyên gia phản bác.

Hạt mùi không phòng được bệnh sởi mà chỉ có công dụng hỗ trợ chữa bệnh sởi. Ảnh minh họa

PGS.TS Trần Đáng, Chủ tịch Hiệp hội thực phẩm chức năng Việt Nam cho biết, chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh với những người có sởi, không phải để phòng sởi.

Ông Trần Đáng nói, việc điều trị sởi ở trẻ em đòi hỏi cần có phương pháp chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý và giữ vệ sinh cho trẻ, chống bội nhiễm. Sử dụng để tắm cho trẻ cũng cần lưu ý nên dùng nước ấm, nước đun sôi, không dùng nước lạnh. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng đặc biệt kiêng gió, tránh nhiễm trùng, chày xước trên da trẻ.

Phát biểu trên báo chí mới đây, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Hà Nội cho biết được sử dụng như một bài Thu*c “thấu sởi”. Đối với bệnh nhân chưa nổi ban sởi, dùng khô để kích thích các ban nổi hết lên da, bệnh sẽ nhanh khỏi.

Đối với các trẻ mới chỉ sốt, ho mà chưa nổi ban, người ta cũng dùng cách này để ban nổi nhanh hơn, dễ chẩn đoán sớm bệnh sởi để chữa trị và có phương pháp cách ly. Ông Trung khẳng định, hạt mùi không hề có tác dụng như lời đồn thổi, chỉ sử dụng nó với người có sởi.

AloBacsi.vn, Theo VietQ.vn

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/mua-hat-mui-de-phong-benh-soi-chi-phi-tien-n124036.html)

Tin cùng nội dung

  • Bệnh sởi có khả năng phát sinh các loại biến chứng khác nhau do phong tà, hỏa độc, thực tích, đờm thấp... quá mạnh đều khiến sởi bị bế lại (vít) không mọc ra được, xuất hiện tình trạng đang mọc mà không mọc, xuất hiện chứng nghịch hoặc nguy nhiễm như sởi mọc không thấu hoặc bay đi quá nhanh...
  • Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm do virut sởi, thường hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, vào mùa xuân, sởi là bệnh rất dễ lây lan. Y học cổ truyền gọi bệnh sởi là ma chẩn hay sa tử do trẻ em bị bệnh sởi xuất hiện những nốt đỏ, hơi nổi cao, sờ vào thấy vướng tay như các hạt vừng.
  • Ở giai đoạn này, trẻ thường sốt đột ngột hoặc tăng dần, ngạt mũi, ho, mắt đỏ chảy nước, sợ ánh sáng, mệt mỏi, buồn ngủ, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc hơi vàng, có thể ăn kém, đi ngoài phân loãng. Giai đoạn sơ khởi kéo dài 3-5 ngày.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Theo Lương y Đình Thuấn, Đông y chia bệnh sởi làm 3 giai đoạn. Sau đây là một số món ăn cho trẻ bị mắc sởi tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
  • Đông y cho rằng: Bệnh sởi là một loại ôn bệnh, dễ phát triển thành ôn dịch. Bệnh do khí hậu thay đổi trái mùa, những trẻ em có cơ địa trái với khí hậu của tự nhiên hoặc cơ thể yếu không chịu được thời tiết lúc đó thì dễ nhiễm bệnh.
  • Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
  • Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2015 đến ngày 11/2, cả nước ghi nhận 123 trường hợp sốt phát ban nghi sởi tại 25 tỉnh, thành phố.
  • Sởi là một bệnh nhiễm trùng ở trẻ em do virus gây ra. Trước đây bệnh sởi khá phổ biến, ngày nay bệnh sởi có thể được phòng ngừa bằng vaccine (vắcxin). Các triệu chứng của bệnh sởi bao gồm ho, sổ mũi, mắt đỏ, đau họng, sốt và phát ban đỏ dạng đốm rải rác toàn thân.
  • Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào ? Những ai có nguy cơ mắc bệnh ? Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào ? Cách chuẩn đoán và phòng ngừa bệnh sởi ?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY