Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Mưa nhiều, sốt xuất huyết tăng mạnh tại Hà Nội

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội ghi nhận số ca sốt xuất huyết ở thủ đô tăng nhanh do những ngày qua mưa gió, nhiều người nhập viện trong tình trạng nặng.

Hà nội ghi nhận tích lũy 778 ca sốt xuất huyết tính đến ngày 13/8, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ năm 2021. chủng virus dengue lưu hành là d1 và d2. đại diện cdc cho biết hiện chưa cập nhật về số ca bệnh một tuần qua, tuy nhiên ghi nhận nguyên nhân tăng là thời tiết mưa nhiều khiến muỗi truyền bệnh phát triển.

Báo cáo giám sát trong hai tuần đầu tháng 8 của cdc cho thấy chỉ số bọ gậy (loăng quăng - ấu trùng muỗi, mầm bệnh gây sốt xuất huyết) tại một số khu vực đang cao vượt ngưỡng. bên cạnh đó, hai tháng 9 và 10 thường là thời điểm cao trào của dịch sốt xuất huyết tại hà nội.

Chỉ số bọ gậy là kết quả đếm toàn bộ số lượng bọ gậy trong các dụng cụ chứa nước khác nhau, nhằm xác định nguồn phát sinh và mức độ của bọ gậy muỗi ở nhiều khu vực, theo mùa trong năm hoặc theo từng giai đoạn. trong đó, chỉ số bi là số dụng cụ chứa nước có bọ gậy muỗi trong 100 nhà dân được điều tra. nếu chỉ số này từ 30 trở lên tức là nguy cơ có dịch bệnh sốt xuất huyết. tại khu vực miền bắc, chỉ số bi là từ 20 trở lên. hiện cdc sử dụng chỉ số bọ gậy để đánh giá mức độ nguy cơ các vùng có thể bùng phát và trở thành ổ dịch sốt xuất huyết.

Trên thực tế, các bệnh viện những ngày qua tiếp nhận nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. trong đó, viện nhiệt đới trung ương đang điều trị gần 30 ca sốt xuất huyết, tăng cao so đầu tháng 8, trong đó gần 10 ca nặng. khoa cấp cứu của viện đang điều trị hai bệnh nhân nữ mắc sốt xuất huyết, nhập viện trong tình trạng nguy kịch. một người 38 tuổi, có triệu chứng sốt cao, đau đầu, tự điều trị tại nhà hai ngày bệnh không giảm. khi nhập viện, chị bị sốt xuất huyết đã ở ngày thứ 4, khó thở, thiếu máu, phổi tổn thương, tiểu cầu giảm, rối loạn đông máu nặng, nhiễm acid máu, suy thận. với bệnh nhân này, phương pháp thở oxy không hiệu quả nên bác sĩ cho thở máy, lọc máu liên tục.

Một bệnh nhân 42 tuổi có bệnh nền tiểu đường type 2, cũng tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà hai ngày không bớt, nhập bệnh viện tuyến dưới và được chuyển đến viện nhiệt đới vào ngày thứ 6 của bệnh. người bệnh bị ngừng tuần hoàn (ngưng thở ngưng tim), rối loạn đông máu nặng, suy đa tạng như gan, thận, hô hấp..., tiểu cầu giảm gây chảy máu tiêu hóa. bệnh nhân được sử dụng thuốc vận mạch để nâng huyết áp, truyền các chế phẩm máu và sử dụng dung dịch cao phân tử do bị thoát dịch nhiều.

Tiến sĩ, bác sĩ thân mạnh hùng, phó trưởng khoa cấp cứu, cho biết đây là hai trong số 4 ca sốt xuất huyết nặng nhập viện trong tuần này. tuần trước, khoa tiếp nhận 4 bệnh nhân sốt xuất huyết nặng, trong đó một ca tử vong, ba ca hiện đã thoát nguy kịch và chuyển điều trị tại khoa khác. "giai đoạn này còn rất chông chênh, hy vọng qua 2-3 ngày nữa người bệnh sẽ ổn hơn", bác sĩ nói.

Bác sĩ hùng khám cho bệnh nhân sốt xuất huyết nặng điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, ngày 26/8. ảnh: chi lê

Bệnh viện hữu nghị tiếp nhận khoảng 20 ca sốt xuất huyết từ đầu dịch, chủ yếu bệnh nhân cao tuổi, có nhiều bệnh nền. người nhập viện thường bị hạ tiểu cầu rất sâu từ ngày thứ 5 trở đi. một số người bị chảy máu chân răng, truyền tiểu cầu tương đối nhiều.

Hà nội có ba dịch bệnh đang lưu hành chồng nhau gồm covid-19, sốt xuất huyết (có xu hướng tăng lên) và cúm. theo bác sĩ hùng, một số người chủ quan phòng sốt xuất huyết, nhầm lẫn giữa ba bệnh này do dấu hiệu cảnh báo không điển hình, từ đó chậm phát hiện, bệnh trở nặng.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo người dân có triệu chứng sốt, ho đau mỏi cơ thể nên đến cơ sở y tế để khám. Sau khi chẩn đoán được căn nguyên gây sốt, người bệnh sẽ được bác sĩ khuyến cáo và tư vấn theo dõi tại nhà.

Bác sĩ hùng lưu ý sốt xuất huyết thường trở nặng từ ngày thứ 4, lúc này bệnh nhân bị thoát huyết tương, tăng thấm thành mạch. nếu có dấu hiệu như chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, bồn chồn, vật vã... cần nhanh chóng đến bệnh viện.

Sốt xuất huyết chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp phòng bệnh chủ yếu là diệt bọ gậy, tránh để nước đọng, vệ sinh nhà cửa thường xuyên, mặc áo dài tay, dùng kem bôi tránh muỗi, ngủ màn kể cả ban ngày và ban đêm...

Chi Lê

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/mua-nhieu-sot-xuat-huyet-tang-manh-tai-ha-noi-4504048.html)

Tin cùng nội dung

  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngày nay, chúng ta rất dễ dàng tìm kiếm trên mạng, những thông tin và lời khuyên về sức khỏe, và cũng không có gì đáng ngạc nhiên, khi nhiều người mắc phải “căn bệnh” có tên là cyberchondria, thuật ngữ mô tả, khi ai đó tự nghiên cứu các triệu chứng sức khỏe của mình trên mạng, tự cho rằng tình trạng của mình rất nguy kịch, sau đó tự chẩn đoán bệnh cho mình và thường là chẩn đoán sai.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY