12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nam giới có ngón út ngắn so với ngón đeo nhẫn nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng cao hơn

Hãy nhìn vào bàn tay - nó có thể nắm được manh mối về khả năng bạn bị bệnh nặng với COVID-19. Các nhà khoa học đã phát hiện ra chiều dài ngón tay giúp xác định nguy cơ mắc bệnh COVID.

Người ta công nhận rộng rãi rằng độ dài của các ngón tay bị ảnh hưởng bởi việc tiếp xúc với testosterone khi còn trong bụng mẹ. Và các nghiên cứu cũng đã liên kết tỷ lệ này với một loạt các phẩm chất khác, từ kích thước dương vật đến đặc điểm tính cách và sở thích ăn uống.

Độ dài ngón tay cũng có thể liên quan đến rủi ro của COVID-19?

Với tỷ lệ nam giới chết vì COVID-19 cao hơn phụ nữ trong đại dịch, các nhà khoa học muốn khám phá mối liên hệ. Các nhà nghiên cứu do Đại học Swansea đứng đầu đã so sánh các ngón tay của 54 người đã nhập viện vì COVID-19 với 100 người khỏe mạnh không bao giờ bị nhiễm virut này.

Độ dài ngón tay cũng có thể liên quan đến rủi ro của COVID-19?

Tỷ lệ ngón tay được đo lường - đó là sự khác biệt về độ dài giữa các ngón tay thứ 2 (ngón trỏ), thứ 3 (ngón giữa), thứ 4 (ngón đeo nhẫn) và thứ 5 (ngón út).

Một số khác biệt chính đã được phát hiện.

Những bệnh nhân có ngón tay út ngắn "được nữ hóa" so với các ngón khác của họ có xu hướng gặp phải các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng. Những người có độ dài chênh lệch lớn nhất giữa ngón út và các ngón khác có xu hướng bị bệnh COVID nhiều hơn.

Nghiên cứu không rõ điều gì tạo nên ngón út "ngắn", vì kích thước bàn tay của mọi người là khác nhau. Nhưng một cách đơn giản để xác định ngón út ngắn là ngón út không chạm đến khớp trên cùng của ngón đeo nhẫn.

Những bệnh nhân có ngón tay út ngắn "được nữ hóa" so với các ngón khác của họ có xu hướng gặp phải các triệu chứng COVID-19 nghiêm trọng.

Giáo sư John Manning, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Sự khác biệt ‘nữ tính hóa’ về tỷ lệ chiều dài ngón tay ở bệnh nhân nhập viện ủng hộ quan điểm rằng những người từng trải qua testosterone thấp và/ hoặc estrogen cao dễ bị COVID-19 nghiêm trọng”.

“Điều này có thể giải thích tại sao nhóm có nguy cơ cao nhất là nam giới cao tuổi”.

Giáo sư Manning nói thêm: “Phát hiện của chúng tôi cho thấy mức độ nghiêm trọng của COVID-19 có liên quan đến testosterone thấp và có thể là estrogen cao ở cả nam và nữ. Điều này rất quan trọng vì nếu có thể xác định chính xác hơn ai có khả năng bị COVID-19 nặng, nó sẽ giúp ích trong việc xác định mục tiêu tiêm chủng”.

Các yếu tố mạnh nhất liên quan đến mức độ nghiêm trọng của Covid là tuổi tác, giới tính và các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn. Giáo sư Manning đã nghiên cứu chiều dài ngón tay đeo nhẫn kể từ những ngày đầu của đại dịch.

Trước đây, người ta phát hiện ra rằng những người có ngón đeo nhẫn dài có mức testosterone cao hơn so với những người có ngón trỏ dài. Thông thường, nam giới có ngón đeo nhẫn dài hơn trong khi phụ nữ có ngón trỏ dài hơn, đây cũng là một dấu hiệu cho thấy mức độ tiếp xúc với estrogen cao hơn.

Giáo sư Manning đưa ra giả thuyết rằng những người đàn ông đi ngược lại xu hướng đó có nhiều khả năng mắc bệnh COVID hơn vì họ có testosterone trước khi sinh thấp hơn. Hormone này tạo ra nhiều hợp chất gọi là ACE2, giúp cơ thể chống lại virus.

"Phát hiện của chúng tôi có thể là những người đàn ông có ngón đeo nhẫn dài sẽ gặp các triệu chứng nhẹ và trở lại làm việc nhanh chóng".

Xem thêm:

Đàn ông tuổi 60 có nguy cơ tử vong do đau tim và đột quỵ cao hơn vào đêm hè oi bức

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nam-gioi-co-ngon-ut-ngan-so-voi-ngon-deo-nhan-nguy-co-mac-covid-19-nghiem-trong-cao-hon-34067/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY