Khoa học hôm nay

Nâng cao vị thế của nữ giới

(HNM) - Cùng với sự phát triển của xã hội, phụ nữ ngày càng thể hiện rõ vị thế, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, hiện các nhà khoa học nữ đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

(hnm) - cùng với sự phát triển của xã hội, phụ nữ ngày càng thể hiện rõ vị thế, vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động khoa học và công nghệ. tuy nhiên, hiện các nhà khoa học nữ đang gặp nhiều khó khăn, rào cản trong nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.

Vẫn còn nhiều rào cản

Những năm qua, nữ trí thức Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Nhiều đề tài khoa học ở các lĩnh vực khác nhau do các nữ trí thức chủ trì ở quy mô quốc gia, cấp bộ, ngành được triển khai thực hiện, đã đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tại Viện Hàn lâm khoa học và Công nghệ Việt Nam, số biên chế nữ là 943/2.151 tổng biên chế, trong đó giáo sư nữ là 3/56, phó giáo sư nữ là 49/159, tiến sĩ khoa học nữ là 2/15, tiến sĩ nữ là 324/886, thạc sĩ nữ là 382/842. Nhiều công trình nghiên cứu, ứng dụng của các nhà khoa học nữ được đăng trên tạp chí có uy tín trên thế giới, có hệ số ảnh hưởng cao.

Trong khi đó, tại đại học bách khoa hà nội, số lượng giảng viên nữ hiện chiếm hơn 35% và số lượng nữ sinh chiếm khoảng 21%. hiện, cán bộ nữ có trình độ tiến sĩ khoảng 250 người, chiếm khoảng 1/3. đây là những con số khá ấn tượng với một trường đại học kỹ thuật tại việt nam. theo phó giáo sư trần ngọc khiêm, phó hiệu trưởng, trưởng ban vì sự tiến bộ của phụ nữ đại học bách khoa hà nội, nhà trường đã tạo ra một môi trường thuận lợi để cán bộ nói chung, trong đó có phụ nữ nói riêng phát huy tối đa tiềm năng của mình.

Tuy nhiên, theo phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ việt nam tôn ngọc hạnh, dù khoa học và công nghệ là một trong 8 lĩnh vực của mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới nhưng số lượng nữ trí thức trong lĩnh vực khoa học và công nghệ còn rất khiêm tốn và phụ nữ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học vẫn còn gặp phải không ít những rào cản, thách thức. đặc biệt là đối với phụ nữ là chủ nhiệm đề tài, dự án nghiên cứu khoa học.

Ngoài ra, sự nhìn nhận của xã hội vẫn còn chưa đủ tin tưởng với việc nữ trí thức tham gia làm khoa học. Giáo sư Đặng Kim Chi (Hội Nữ trí thức Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết, nhiều nữ chủ nhiệm đề tài gặp khó khăn khi đi liên hệ triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế vì nhận thức "trọng nam khinh nữ" vẫn còn rải rác ở nhiều địa phương, thiếu tin tưởng các nhà khoa học nữ ở Việt Nam… Vấn đề về cơ chế, chính sách, quy định đối với cán bộ nữ hiện nay cũng gây khó khăn cho cán bộ khoa học nữ.

Cần tạo môi trường thuận lợi

Để giúp các nhà khoa học nữ phát huy được tiềm năng của mình, cần tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, đánh giá đúng và tôn vinh họ. Bên cạnh đó là sự ủng hộ từ gia đình và xã hội cũng như những hỗ trợ cụ thể từ chính sách... Theo Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam Trần Tuấn Anh, đánh giá đúng và tôn vinh các nhà khoa học nữ không chỉ là sự ghi nhận những đóng góp của họ cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ mà còn góp phần tạo cảm hứng để họ tiếp tục vươn lên trên con đường phát triển khoa học và công nghệ.

Chủ tịch Hội Nữ trí thức tỉnh Đồng Nai Nguyễn Thị Thu Lan cho rằng, cần nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của nữ trí thức trong nghiên cứu khoa học thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình. Đặc biệt, cần đổi mới, đa dạng hóa về hình thức thể hiện và nội dung tuyên truyền bình đẳng giới, từng bước thay đổi quan niệm về việc thực hiện chức năng nuôi dạy con, chăm sóc gia đình không phải là việc riêng của người phụ nữ, người vợ, mà đó là công việc chung của cả nam và nữ, của cả vợ và chồng.

Ðể đẩy mạnh phong trào nghiên cứu khoa học, nâng cao việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học của các nữ trí thức vào thực tiễn, Giáo sư Đặng Kim Chi (Hội Nữ trí thức Đại học Bách khoa Hà Nội) kiến nghị cần áp dụng nhiều giải pháp về chính sách và phát huy nội lực như: Cần có chính sách động viên khuyến khích tạo điều kiện cho các nhà khoa học nữ tham gia nghiên cứu khoa học; tăng mức đầu tư và ưu tiên cho các đề tài, nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia, cấp bộ, ngành, các tỉnh thành phố đông dân; đẩy mạnh xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực hỗ trợ cho các nghiên cứu khoa học, công nghệ nói chung và cho các nhà khoa học nữ tham gia nghiên cứu khoa học...

Về vấn đề này, theo phó chủ tịch hội liên hiệp phụ nữ việt nam tôn ngọc hạnh, hội nữ trí thức việt nam cần phối hợp chặt chẽ với hiệp hội nữ doanh nhân việt nam để giới thiệu những sản phẩm do nữ trí thức nghiên cứu. trung ương hội liên hiệp phụ nữ việt nam sẽ giữ vai trò kết nối, đồng hành, chia sẻ, thúc đẩy, hỗ trợ quảng bá, truyền thông các sản phẩm là kết quả nghiên cứu khoa học của các nhà khoa học nữ.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Khoa-hoc/1061628/nang-cao-vi-the-cua-nu-gioi)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY