Tâm sự hôm nay

Ném đá ngành y

Ngành y có thật sự đáng bị chê trách như ngày nay không? Phải công nhân xã hội rất khắc khe với ngành y, hoàn toàn đúng vì ngành y là ngành liên quan đến sức khỏe con người, tính mạng con người.
ngành y có thật sự đáng bị chê trách như ngày nay không? Phải công nhân xã hội rất khắt khe với ngành y, hoàn toàn đúng vì ngành y là ngành liên quan đến sức khỏe con người, tính mạng con người.

Nhưng qua những sự việc liên quan đến ngành y như vậy, được truyền thông nhiệt tình đăng tải, xã hội được một phen "ném đá" ngành y thì thật là oan quá. Thật không oan khi bị ném đá dữ dội như vậy đối với những người bê bối, những sự việc đáng bị chê trách. Nhưng ngành y đâu phải hoàn toàn gồm những người như vậy.

Trong ngành y còn rất nhiều thầy Thu*c hết lòng với nghề thương yêu bệnh nhân, làm việc vì nghiệp… Chê trách ngành y quá, "ném đá" tơi bời, chẳng khác nào thời trung cổ hay ở những nước hồi giáo có hình phạt "ném đá" cho đàn bà ngoại tình, "ném đá" vào phù thủy….Như vậy thì bất công cho những người thầy Thu*c, nhân viên y tế đang thực hành ngành y một cách lương thiện quá. Nào là những tua trực thức trắng mà thù lao không bao nhiêu, nào là chăm sóc bệnh nhân HIV, nào là nguy cơ nhiễm bệnh từ bệnh nhân trong khi ngành y không đủ điều kiện bảo vệ che chắn tốt cho nhân viên y tế rồi về nhà lây cho gia đình chồng con. Nào là những nhân viên chăm sóc cho bệnh nhân tâm thần, trẻ sơ sinh, người già, bệnh nhân lao, bệnh nhân phong…họ âm thầm làm việc bất kể ngày đêm, nói chung ở những vị trí mà không có tình thương thì không thể nào làm việc được, đa số họ vì nghiệp vì lòng thương yêu bệnh nhân, thương đồng loại mà có thể trụ lại lâu dài trong cái nghề cao quí này. Thế mà họ lại bị vạ lây, thật không công bằng chút nào !

Không thể đánh đồng một số mặt tiêu cực của ngành y Việt Nam , với những mặt tích cực của nó, điều đó là chắc chắn. Nói gì thì nói, ngành y vẫn đang có những mặt tích cực mà rõ ràng nhất là giá chữa trị ở Việt Nam là rất rẻ. Có nơi nào trên thế giới giá một lần khám bệnh tại phòng khám là 0,5 USD, giá 1 lần siêu âm là 1 USD, chi phí cho một cuộc đại phẫu 1 tuần nằm viện 100-200 USD…

Mổ xẻ những tiêu cực trong ngành y thì nhiều nhiều lắm. Nhưng rõ ràng tất cả điều có tính tương đối hết. Tâm lý của người đi chợ thì lúc nào cũng muốn mua một món hàng “vừa ngon vừa rẻ”, nhưng có được đâu. Việc ném đá ngành y tới tấp, mà chủ yếu ném đá vào y đức của bác sĩ. Bác sĩ là những người cuối cùng trong hệ thống y tế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. Nhưng có ai nghĩ là bác sĩ cũng là một nghề như bao nghề khác, cũng nằm trong một hệ thống quản lý chung. “Y đức” đâu phải chỉ cần nhìn vào bác sĩ là đủ, phải nhìn rộng hơn. “Y đức” còn là chính sách của chính phủ đối với bệnh nhân, cách dùng tiền của chính phủ vào khoảng nào trong hệ thống y tế nữa, chi tiêu y tế, nó có hợp lý không? Nó là cái “y đức” vô cùng lớn, hay có người nói vui là “lãnh đạo đức” nó cũng góp phần không nhỏ vào cái “y đức” của bác sĩ như mọi người thường thấy.

Vấn đề là nằm ở chính sách, triết lý của ngành y nước ta hiện nay như thế nào. Cái đó thuộc vào tầm quản lý vĩ mô của nhà nước. Mong xã hội nhìn nhận việc nào ra việc đó, chứ đừng “quơ đũa cả nắm” như hiện nay. Cứ cái tình hình như hiện nay rất nguy hiểm cho công tác chữa trị bệnh nhân, dù muốn hay không, nó cũng đang diễn ra hằng ngày, đâu có thể nào dừng lại được. Lòng tin của bệnh nhân đã mất đối với ngành y, mà bệnh nhân vẫn phải bị bệnh hàng ngày thì thử hỏi làm sao có sự hợp tác giữa bệnh nhân - thầy Thu*c để thầy Thu*c có thể làm tốt nhiệm vụ của mình được.

BS.Phan Văn Hoàng

Mọi bài vở tham gia diễn đàn xin gửi về email: bandientuskds@gmail.com. Các bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, không phải quan điểm của tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nem-da-nganh-y-8356.html)
Từ khóa: ném đángành y

Chủ đề liên quan:

ném đá ngành y

Tin cùng nội dung

  • Ngày 22/4 tới đây, Bộ Y tế sẽ tổ chức Hội nghị về “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh”.
  • Theo nguyện vọng của cha mẹ (vốn làm ngành y từ thời Pháp) và cũng là ý thích cá nhân, tôi thi vào ngành y.
  • Được phong hàm Phó Giáo sư ở tuổi 35, Hoàng Anh Tiến là một trong những PGS trẻ nhất của Đại học Huế và cũng là PGS trẻ nhất của ngành Y từ trước đến nay.
  • Từng là người bệnh trong một ca tai biến sản khoa thành công nổi tiếng, chị lại tiếp bước với nghề y tại huyện đảo Phú Quốc
  • Tết đến, khắp chốn đón Xuân sang/ Bệnh viện đón tết luôn sẵn sàng/ Thường trực, cấp cứu luân phiên đủ/ Trọn vẹn nghỉ tết, chẳng dám màng
  • Một năm sóng gió ngành Y/ Bao nhiêu công trạng - thị phi xóa nhòa/ Vụ việc đâu đó xảy ra/ Báo chí quây đánh, cảnh nhà nát tan
  • Táo Quân cuối năm sắp đến, và một câu hỏi đang đặt ra cho tất cả chúng ta là: Táo Y tế sẽ nói gì trong một năm đầy biến động? Để cung cấp một cái nhìn khách quan, tôi xin góp vài dòng phân tích những nội dung nên và không nên châm biếm.
  • Dư luận xã hội lâu nay đã mất đi sự công bằng vốn có, cứ ở đâu xảy ra tai biến, bất luận là vì lý do gì thì việc đầu tiên là người thân sau đó đến cộng đồng và tiếp đó dư luận, công luận sẽ ra tay để” xử”, để lên án , để “ném đá” ngành Y. Thật xót xa thay...!.
  • Văn hóa bệnh viện không chỉ là thái độ ứng xử trong bệnh viện (BV) mà sự công bằng trong thu nhập của thầy Thu*c ngay trong một BV cũng là một biểu hiện của văn hóa.
  • Thư ngỏ gửi các sinh viên ngành Y - Kêu gọi góp ý cho các bài viết, share, kêu gọi bạn bè, chia sẻ know-how để kiến thức y khoa được đến với cộng đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY