Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngất xỉu, co giật khi gặt lúa giữa nắng gắt

(HNMO) - Nam bệnh nhân 41 tuổi (ở Phú Thọ) đang gặt lúa đột nhiên ngất, co giật giữa đồng. Các bác sĩ đã đến kịp thời, xử trí và cấp cứu tại chỗ cho bệnh nhân.

(HNMO) - Nam bệnh nhân 41 tuổi (ở Phú Thọ) đang gặt lúa đột nhiên ngất, co giật giữa đồng. Các bác sĩ đã đến kịp thời, xử trí và cấp cứu tại chỗ cho bệnh nhân.

Chiều 22-5, Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương - Kim Xuyên đã cấp cứu tại chỗ thành công cho nam bệnh nhân 41 tuổi (ở Phú Thọ) đang gặt lúa đột nhiên ngất, co giật. Các bác sĩ đã xử trí kịp thời và đưa bệnh nhân về phòng khám truyền bù dịch, bù nước. Sau hơn 1 giờ theo dõi tích cực, bệnh nhân đã ổn định và ra viện.

Theo bác sĩ đặng hoàng điệp, khoa cấp cứu, bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương, say nóng thường gặp về buổi chiều, thời điểm có nhiều tia hồng ngoại, kết hợp với điều kiện làm việc của người bệnh ở những nơi nhiệt độ, độ ẩm cao, thông gió kém. trong khi đó, say nắng thường vào thời điểm giữa trưa, nắng nóng gay gắt, có nhiều tia tử ngoại, người bệnh làm việc dưới trời nắng nóng, độ ẩm cao, không khí lưu thông kém.

Thời điểm nắng nóng gay gắt, cũng là mùa thu hoạch lúa, nông dân thường hay gặp phải một số vấn đề sức khỏe như say nắng, say nóng, thậm chí đột quỵ do nắng nóng. Vì vậy, khi đi làm, cần phải uống nhiều nước, trang bị quần áo bảo hộ và tránh thời điểm nắng nóng gay gắt.

“Gặp trường hợp say nắng, say nóng, chúng ta phải thật bình tĩnh sơ cứu cho người bệnh ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Cụ thể là giảm thân nhiệt cho nạn nhân; đặt nạn nhân nằm ngửa, gác chân cao. Nếu nạn nhân uống được nước thì cho uống từng ngụm nhỏ nước mát. Nếu nạn nhân bị chuột rút, cần xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bị chuột rút. Ngoài ra, nên lưu ý đặt nạn nhân ở nơi thoáng mát, không để cho nhiều người vây quanh", các bác sĩ hướng dẫn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1065116/ngat-xiu-co-giat-khi-gat-lua-giua-nang-gat)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Trong nhiều biện pháp đề phòng say nắng, say nóng, việc bổ sung những thực phẩm giải nhiệt, tăng cường hệ miễn dịch cũng là một giải pháp hữu hiệu và lâu dài.
  • Nắng nóng như thiêu như đốt trên 40 độ C khiến nhiều trẻ nhỏ lũ lượt được đưa đi khám với biểu hiện sốt do say nóng, trẻ sốt cao nhưng mũi họng không có biểu hiện viêm nhiễm, chảy nước.
  • Tôi rất vui vì đã kéo chồng ra khỏi cơn “say nắng” như thế. Bởi vậy, hôm nay biết mỗi nhà mỗi cảnh, mỗi cơn “say nắng” mỗi khác nhưng tôi cứ chia sẻ vài “bí kíp” của mình. Biết đâu có chị em nào đó có thể sử dụng được
  • Say nắng là một điều dễ xảy ra với bất cứ ai khi mùa hè đến, dù sức khỏe bạn có tốt đến đâu.
  • Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các bạn biết cách phòng chống và cứu chữa khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Chườm lạnh bắt cách đắp khăn hoặc đắp đá sau đó dùng Thu*c hạ sốt là những điều cơ bản cần thực hiện với người bị say nóng hoặc say nắng.
  • Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY