Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngày 11/6: Ca Covid-19 giảm còn 710, Bến Tre bổ sung 853 F0

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 11/6 của Bộ Y tế cho biết có 710 ca Covid-19 mới tại 39 tỉnh, thành; Bến Tre bổ sung 853 F0; Số ca Covid-19 nặng thấp nhất trong 1 năm qua, chỉ còn 27 trường hợp.

Thông tin các ca mắc Covid-19 mới:

Tính từ 16h ngày 10/6 đến 16h ngày 11/6, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 710 ca nhiễm mới đều trong nước (giảm 251 ca so với ngày trước đó) tại 39 tỉnh, thành phố (có 588 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (176), Yên Bái (60), Nghệ An (53), Phú Thọ (47), Lào Cai (31), Quảng Ninh (27), TP Hồ Chí Minh (22), Tuyên Quang (22), Thái Bình (22), Sơn La (21), Thái Nguyên (21), Nam Định (18), Quảng Bình (17), Vĩnh Phúc (16), Hưng Yên (16), Bắc Kạn (14), Hòa Bình (13), Lâm Đồng (12), Hà Nam (11), Cao Bằng (10), Lạng Sơn (9), Hải Dương (9), Hà Giang (8), Ninh Bình (8 ), Bắc Giang (7), Hải Phòng (7), Bến Tre (5), Thanh Hóa (5), Quảng Trị (4), Điện Biên (4), Lai Châu (4), Bình Định (2), Đà Nẵng (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (2), Bình Thuận (1), Bình Phước (1), Đồng Nai (1), Đồng Tháp (1), Hậu Giang (1).

Ngày 11/6/2022, Sở Y tế Bến Tre đăng ký bổ sung 853 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung thông tin.

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh (-77), Đà Nẵng (-42), Phú Thọ (-19).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Nghệ An (+5), Tuyên Quang (+5), Quảng Bình (+5).

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 833 ca/ngày.

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam đến ngày 11/6.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam:

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 10.731.244 ca nhiễm, đứng thứ 12/227 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 104/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 108.367 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm ghi nhận trong nước là 10.723.479 ca, trong đó có 9.545.102 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Hà Nội (1.602.747), TP Hồ Chí Minh (609.659), Nghệ An (485.033), Bắc Giang (387.636), Bình Dương (383.788).

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 7.321 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 9.547.919 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 27 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 22 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca

Thở máy không xâm lấn: 1 ca

Thở máy xâm lấn: 2 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân T* vong:

Từ 17h30 ngày 10/6 đến 17h30 ngày 11/6 ghi nhận 1 ca T* vong tại: Tây Ninh (1).

Trung bình số T* vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca T* vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.083 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca T* vong xếp thứ 24/227 vùng lãnh thổ, số ca T* vong trên 1 triệu dân xếp thứ 130/227 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca T* vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), T* vong trên 1 triệu dân xếp thứ 25/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 39.510.398 mẫu tương đương 85.819.388 lượt người.

Tình hình tiêm vaccine phòng Covid-19

Trong ngày 10/6 có 318.674 liều vaccine phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 223.388.747 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 200.676.050 liều: Mũi 1 là 71.485.451 liều; Mũi 2 là 68.815.322 liều; Mũi 3 là 1.507.293 liều; Mũi bổ sung là 15.022.478 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 42.971.148 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 874.358 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.504.637 liều: Mũi 1 là 8.950.207 liều; Mũi 2 là 8.554.430 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 5.208.060 liều: Mũi 1 là 4.564.882 liều; Mũi 2 là 643.178 liều.

Hoạt động của ngành y tế

Tiếp tục cùng các bộ, ngành, địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp thực hiện phục hồi, phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, bảo đảm hoàn thành tiêm mũi 3 cho người cần tiêm và tiêm mũi 2 cho trẻ từ 5 dưới 12 tuổi trong quý II/2022. Bộ Y tế thường xuyên ban hành các Công điện gửi các tỉnh, thành phố về tăng cường công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi và mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên.

Bộ y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với tổ chức y tế thế giới (who) để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng. xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch covid-19 giai đoạn 2022-2023.

Trên thế giới

Cả thế giới có 539.908.838 ca nhiễm, trong đó 512.574.415 ca khỏi bệnh; 6.330.206 ca T* vong và 21.004.217 ca đang điều trị (36.672 ca diễn biến nặng).

Trong ngày số ca nhiễm của thế giới tăng 627.822 ca, T* vong tăng 1.679 ca.

Châu Âu tăng 198.621 ca; Bắc Mỹ tăng 147.587 ca; Nam Mỹ tăng 71.574 ca; châu Á tăng 175.408 ca; châu Phi tăng 5.469 ca; châu Đại Dương tăng 29.163 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 8.556 ca, trong đó: Indonesia tăng 627 ca, Malaysia tăng 2.166 ca, Thái Lan tăng 2.501 ca, Philippines tăng 281 ca, Singapore tăng 2.969 ca, Myanmar tăng 12 ca, Lào tăng 0 ca, Campuchia tăng 0 ca, Đông Timor tăng 0 ca.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ngay-116-ca-covid-19-giam-con-710-ben-tre-bo-sung-853-f0-5688598.html)

Tin cùng nội dung

  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Thói quen uống rượu bia, hút Thu*c lá, thừa cân ở nam giới...không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn ảnh hưởng cả vấn đề sinh sản
  • Không khí bị ô nhiễm là không khí bị giảm chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như các loại khí, những giọt chất lỏng hay những phần tử nhỏ lơ lửng trong không khí.
  • Máy tính xách tay giúp cho chúng ta có thể làm việc linh hoạt và năng động hơn nhưng chúng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh có liên quan đến lưng, cổ và vai.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Ngay cả những người có sức khỏe tinh thần tốt đôi khi cũng có vấn đề về tình cảm hoặc bị các bệnh tâm thần. Bệnh tâm thần thường có một nguyên nhân vật lý, chẳng hạn như một sự mất cân bằng hóa chất trong não. Căng thẳng và các vấn đề với công việc, gia đình, trường học đôi khi có thể gây ra bệnh tâm thần hoặc làm cho nó tồi tệ hơn. Tuy nhiên, những người có sức khỏe tinh thần tốt học được cách để đối phó với sự căng thẳng và các vấn đề nảy sinh. Họ biết khi nào cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ bác sĩ
  • Tâm linh giúp bạn luôn tìm thấy ý nghĩa, niềm hy vọng, sự an ủi và bình yên nội tâm trong cuộc sống. Nhiều người tin vào tâm linh qua tôn giáo. Một số tin vào nó thông qua âm nhạc, nghệ thuật, kết nối với thiên nhiên. Những người khác tin vào tâm linh của bản thân qua các giá trị và nguyên tắc của họ.
  • Bài viết này giới thiệu một số lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh và thoải mái khi đi du lịch nước ngoài.
  • Phụ nữ khi đang mang thai có rất nhiều việc cần phải lo nghĩ, tuy nhiên cũng nên cần phải lưu tâm đến sức khỏe răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY