Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ngày đầu năm 2023: Số mắc Covid-19 thấp nhất gần 2 năm qua

Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 1/1/2023 của Bộ Y tế cho biết có 53 ca mắc mới, đà tiếp tục gỉam của những ngày qua. Đây cũng là ngày có số mắc mới thấp nhất trong khoảng gần 2 năm qua.

Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.525.284 ca nhiễm Covid-19, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.472 ca nhiễm).

Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam thời gian qua.

Tình hình điều trị Covid-19

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 47 ca

Tổng số ca được điều trị khỏi: 10.611.322 ca

2. Số bệnh nhân đang thở ô xy là 16 ca, trong đó:

Thở ô xy qua mặt nạ: 12 ca

Thở ô xy dòng cao HFNC: 2 ca

Thở máy không xâm lấn: 0 ca

Thở máy xâm lấn: 2 ca

ECMO: 0 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

Ngày 31/12/2022 ghi nhận 0 ca tử vong.

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 0 ca.

Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.186 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 26/230 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 139/230 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 7/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 21/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 3 ASEAN).

Tình hình tiêm vaccine Covid-19

Trong ngày 31/12/2022 có 4.513 liều vaccine phòng covid-19 được tiêm. như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 265.498.695 liều, trong đó:

Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 223.216.536 liều: Mũi 1 là 71.081.024 liều; Mũi 2 là 68.692.120 liều; Mũi bổ sung là 14.492.825 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 51.669.901 liều; Mũi nhắc lại lần 2 là 17.280.666 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 23.861.302 liều: Mũi 1 là 9.127.071 liều; Mũi 2 là 8.955.598 liều; Mũi nhắc lại lần 1 là 5.778.633 liều.

Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 18.420.857 liều: Mũi 1 là 10.240.097 liều; Mũi 2 là 8.180.760 liều.

[Ngày 31/12: Thêm 86 ca mắc Covid-19 mới]

Thay đổi thói quen, lối sống để giảm mỡ máu

Những đối tượng có nguy cơ bị tăng cholesterol, mỡ máu cao bao gồm người có tiền sử gia đình có cholesterol máu cao (mắc mỡ máu có tính chất gia đình), chế độ ăn uống quá nhiều chất béo bão hòa, người bị thừa cân, béo phì, ít vận động; người mắc bệnh tiểu đường, bệnh thận, bệnh suy giáp; người uống nhiều rượu bia, bị rối loạn chuyển hóa.

Theo các chuyên gia y tế, cholesterol cao thường không có triệu chứng, đặc biệt là ở thời gian đầu, chỉ có thể phát hiện sớm mỡ máu bằng xét nghiệm. Cholesterol có thể gặp ở cả trẻ em, người gầy hoặc bề ngoài sức khỏe vẫn bình thường.

Nếu biết sớm về vấn đề mỡ máu hoặc cholesterol cao, bạn có thể thay đổi ngay chế độ ăn uống, lối sống, nếu cần phải gặp bác sĩ để dùng thuốc hạ mỡ máu.

TS James Beckerman, bác sĩ tim mạch của Viện Tim mạch tại Trung tâm Y tế St. Vincent, Portland, Oregon, Mỹ cho biết, từ 20 tuổi trở lên, bạn nên kiểm tra mức độ cholesterol của mình và cứ sau từ 4 đến 6 năm có thể xét nghiệm lại. Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim, lời khuyên là bạn nên xét nghiệm mỡ máu thường xuyên hơn. Cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ.

Bệnh đái tháo đường dễ có những biến chứng vào mùa đông

Theo PGS.TS.BS Vũ Thị Thanh Huyền, Trưởng Khoa Nội tiết Cơ xương khớp, Bệnh viện Lão khoa TW, vào mùa đông bệnh nhân ít vận động, lối sống tĩnh tại nhiều hơn. Khi trời lạnh, quá trình trao đổi chất được tăng cường, cơ thể bạn sẽ cố gắng đốt cháy nhiều năng lượng hơn để ổn định thân nhiệt và giữ ấm.

Do vậy chúng ta có thói quen ăn uống nhiều hơn do cần năng lượng để chống rét. Việc ăn nhiều hơn, vận động ít hơn làm gia tăng tỷ lệ đường máu cao. Chính việc tăng tỷ lệ đường máu cao dẫn đến bất lợi cho sức khỏe.

Đái tháo đường là cả một quá trình, tuy nhiên có những tác động cấp như đường máu cao tăng liên tục sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức đề kháng của cơ thể. Nó làm giảm sức đề kháng, gia tăng các tác nhân bội nhiễm như bội nhiễm liên quan đến đường hô hấp.

Ngoài ra, trời lạnh cũng khiến khả năng miễn dịch của bệnh nhân đái tháo đường bị suy giảm. Khi nhiệt độ xuống thấp, họ thường dễ bị cảm lạnh, khiến tình trạng bệnh ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường ít vận động, tăng đường máu, thay đổi thời tiết đột ngột làm gia tăng việc phơi nhiễm biến cố của đường hô hấp và sức đề kháng của cơ thể giảm. Vì vậy, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) trên nền đái tháo đường (thường có cơ địa béo phì) làm gia tăng các đợt cấp COPD, gia tăng đợt cấp của nhiễm trùng hô hấp. Cùng với đó sức đề kháng của cơ thể suy giảm làm cho bệnh nặng nề hơn, làm cho gia tăng đợt cấp và suy hô hấp nhiều hơn.

Lạnh cũng có thể gây co mạch và làm máu chảy chậm, là nguyên nhân quan trọng gây ra các biến chứng tim mạch và mạch máu não ở bệnh đái tháo đường.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/ngay-dau-nam-2023-so-mac-covid-19-thap-nhat-gan-2-nam-qua-5706529.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Nếu thay được vaccine Quinvaxem, Chính phủ và Bộ Y tế đã thay rồi. Bộ Y tế sẽ tổ chức giao lưu trực tuyến để giải thích cho người dân hiểu sau các sự cố Tu vong liên quan đến vaccine.
  • Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, BV Nhi Trung ương và Sở Y tế Hải Dươngđã họp và đánh giá toàn bộ quy trình tiêm chủng, khám sàng lọc cũng như quy trình tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản vaccine. Hội đồng kết luận trẻ Tu vong do sốc nhiễm khuẩn trên nền nhiễm khuẩn huyết, không có bằng chứng liên quan đến vaccine và quy trình tiêm chủng.
  • Kết quả của cuộc thử nghiệm cho thấy Thu*c này giảm phân nửa rủi ro mắc bệnh ở trẻ em châu Phi từ 5 đến 7 tháng tuổi.
  • Khi bị chó, mèo cắn, nhiều người lo lắng không dám đi tiêm ngừa vì “nghe nói” tiêm Thu*c này vào bị “suy dinh dưỡng”.
  • Kết quả đánh giá độc lập của 16 chuyên gia hàng đầu của WHO về NRA đã nhận định Việt Nam đạt tiêu chuẩn hệ thống quản lý quốc gia về vaccine theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới.
  • Dịch bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, viêm não, tay chân miệng… bắt đầu vào mùa. Vì sao nhiều trường hợp dù đã tiêm vaccine vẫn mắc bệnh?
  • Từ đầu năm 2015 đến nay không ghi nhận dịch sởi, rubella dù đây là 2 bệnh rất dễ lây lan trong cộng đồng và hiện đã bước vào thời điểm của mùa dịch. Điều này chứng tỏ trong cộng đồng dân cư đã có miễn dịch đầy đủ
  • Virus HPV (Human papilloma virus) lâu nay được coi là tác nhân gây bệnh ung thư cổ tử cung ở phụ nữ.
  • Theo các chuyên gia y tế, việc chờ bằng được vaccine dịch vụ để tiêm cho trẻ sẽ kéo dài thời gian trẻ không được phòng bệnh, thậm chí rất nguy hiểm vì nếu trẻ không được tiêm chủng đúng lịch có thể sẽ bị mắc bệnh trước
  • Vaccine đậu mùa bảo vệ cơ thể khỏi các nhiễm trùng bằng cách giúp cơ thể hình thành miễn dịch chống lại virus đậu mùa
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY