Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Nghịch lý thiếu nước sinh hoạt

Cứ vào mùa hè, TP Đà Nẵng lại đối mặt với tình trạng nước sông nhiễm mặn, dẫn đến nguy cơ thiếu nước sinh hoạt. Những năm qua, cụm từ sông Cầu Đỏ nhiễm mặn Đà Nẵng đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt... xuất hiện dày đặc trên các phương tiện truyền thông. Nguyên nhân dẫn đến nước sông nhiễm mặn cũng được lặp lại như điệp khúc là do thủy điện thượng nguồn hệ thống sông Vu Gia - Thu Bồn tích nước, triều cường, hạn hán...
Đoạn sông qua Cầu Đỏ - nơi lấy nước của Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng) thường xuyên nhiễm mặn vào mùa hè.

Theo thông tin được công bố, nhu cầu nước cho 1,56 triệu dân của đà nẵng đến năm 2030 là 786.000 m3/ngày. tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt lớn nhất trong 1 ngày của tp đà nẵng đến năm 2030 là 865.000 m3/ngày. trên thực tế, nhu cầu dùng nước – đặc biệt là nước sinh hoạt ở đà nẵng những năm qua đã vượt quá rất nhiều lần công suất vận hành của 5 nhà máy nước tại thành phố này là: nhà máy nước cầu đỏ, nhà máy nước sân bay, nhà máy nước sơn trà, nhà máy nước hải vân, nhà máy nước hồ hòa trung (lấy nước từ 4 nguồn chính: chuỗi sông yên – cầu đỏ, sông cu đê, suối, hồ). trong số 5 nhà máy nước nêu trên, nhà máy nước cầu đỏ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt lớn nhất cho người dân đà nẵng. tuy nhiên, hàng năm cứ vào mùa hè là tình trạng xâm nhập mặn lại diễn ra ở khu vực lấy nước của nhà máy này, ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt của đại bộ phận người dân, đặt cả thành phố trước nguy cơ thiếu nước.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ngoài tác động của hệ thống thủy điện dày đặc ở thượng nguồn sông Vu Gia – Thu Bồn, nắng nóng kéo dài; tình trạng nhiễm mặn của nước sông Cầu Đỏ vào mùa hè, còn do hao hụt nguồn bổ sung từ dòng suối An Lợi của núi Bà Nà đổ vào sông Túy Loan, trước khi hòa vào sông Cầu Đỏ. Một số con suối từ núi Bà Nà chảy vào sông Túy Loan (bổ sung nước cho sông Cầu Đỏ) cũng không còn đủ nước do tác động khách quan. Hao hụt thường xuyên khoảng 5.000 m3/ngày bởi suối An Lợi và lượng lớn nước từ các dòng chảy tự nhiên cũng là tác nhân khiến sông Cầu Đỏ không đủ lực đẩy mặn xâm nhập.

Để giảm thiểu nguy cơ thiếu nước sinh hoạt, hđnd tp đà nẵng đã chấp thuận cho đầu tư xây dựng nhà máy nước hòa liên công suất 120.000 m3/ngày/đêm (có tổng vốn đầu tư sau nhiều giai đoạn là 1.170 tỷ đồng). kể từ sau khi khánh thành đến nay, nhà máy nước hòa liên vẫn chưa thể sản xuất được nước sạch.

Dư luận không khỏi băn khoăn trước nghịch lý, nhà máy nước trị giá gần 2.000 tỷ đồng, đã xây xong nhưng sau gần 2 tháng người dân đà nẵng vẫn đối mặt với nguy cơ thiếu nước sinh hoạt bởi nguyên nhân rất khó hiểu là không tìm được đơn vị vận hành.

Được biết, để ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo nước sinh hoạt cho 1,56 triệu dân cư, phó chủ tịch ubnd tp đà nẵng lê quang nam vừa có văn bản yêu cầu sở, ngành liên quan trình phương án khai thác tạm thời nhà máy nước hòa liên trong quý ii năm nay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/nghich-ly-thieu-nuoc-sinh-hoat-5717842.html)

Chủ đề liên quan:

nghịch lý sinh hoạt thiếu nước

Tin cùng nội dung

  • Tính theo mức giá cao nhất với xăng A92 được Bộ Công thương đưa ra là 83,97 USD/thùng (dung tích 159 lít) mới đây, giá mỗi lít xăng nhập tại thị trường Singapore chỉ ở mức hơn 11 ngàn đồng/lít.
  • Bộ Y tế cho biết qua kiểm tra, giám sát tại nhiều tỉnh, thành phố nước cấp từ một số trạm, nhà máy khu vực đô thị và nông thôn chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng nước về một số chỉ tiêu như clo dư, pH, độ đục, amoni, asen...
  • Một trong những nguyên nhân làm cho hàng ngàn hộ dân Thủ đô đối mặt với nguy cơ thiếu nước sạch trong mùa hè năm nay là do Vinaconex chưa chịu khởi công tuyến đường ống dẫn nước sạch sông Đà số 2.
  • Nhiều người cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng thừa cân là do ăn quá nhiều đồ ăn vặt, nhưng gốc rễ vấn đề lại ở chỗ do cơ thể chúng ta bị mất nước.
  • Theo quy định, các loại can, thùng phuy sắt, thùng nhựa đựng hóa chất sau khi sử dụng phải được xử lý bằng công nghệ phù hợp vì nó nhiễm các hóa chất rất độc...
  • Văn hóa và văn minh thường là xung đột với nhau để xã hội phát triển mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc. Đời này sang đời khác
  • Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là bệnh hay gặp, nhất là ở người cao tuổi, nữ mắc nhiều hơn nam. Đây là nguyên nhân hàng đầu trong nhóm bệnh lý khớp viêm gây tàn phế, mất khả năng vận động và tăng nguy cơ Tu vong ở người cao tuổi.
  • Người cao tuổi (NCT) dễ mắc các bệnh mạn tính và các bệnh nhiễm trùng bởi vì sức đề kháng dần dần giảm đi theo năm tháng. Muốn có sức khỏe càng ngày càng ổn định, NCT cần có một lối sống và sinh hoạt hợp lý cả về vật chất lẫn tinh thần.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Theo quan niệm của cổ nhân, trong cơ thể con người thận và can là hai tạng có vai trò hết sức quan trọng và có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY