12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nghiên cứu mới: Virus corona đã gây đại dịch tại các nước Đông Á từ cách đây 20.000 năm

Theo kết quả của một cuộc nghiên cứu mới vừa được công bố trên The New York Times, virus corona đã từng xuất hiện và gây ra đại dịch tại khu vực Đông Á từ cách đây khoảng 20.000 năm.

Gần đây, trong một báo cáo của David Enard (một nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Arizona, Mỹ) và các đồng nghiệp đã cho thấy, có sự thích nghi với họ virus Corona trong ADN của cộng đồng người dân sống tại Đông Á, trong đó có Việt Nam.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu này đã tiến hành phân tích chuỗi gene của hơn 2.500 người thuộc 26 cộng đồng khác nhau trên toàn thế giới. Và thật bất ngờ, họ đã phát hiện bằng chứng cho thấy sự thích nghi di truyền ở 42 gene khác nhau của người, tất cả đều có một điểm chung chính là đến từ Đông Á. Từ đó, các chuyên gia cho rằng, có lẽ virus Corona đã từng hoành hành tại Đông Á vào khoảng 20.000 đến 25.000 năm trước và để lại “dấu tích” trong ADN của người dân sống tại đây.

The New York Times cũng cho biết thêm, trong 20 năm qua, có 3 chủng virus corona đã thích nghi để lây nhiễm ở người và gây ra những bệnh hô hấp nghiêm trọng, đó là: COVID-19, Hội chứng hô hấp cấp (SARS) và Hội chứng hô hấp vùng Trung Đông (MERS). Các cuộc nghiên cứu về từng chủng cũng cho thấy rằng, virus corona đã lây nhiễm sang cơ thể người từ dơi hoặc loài động vật có vú khác. Từ đó có thể thấy, bộ gene người thay đổi thì các chủng virus gây bệnh cũng “tiến hóa” theo để vượt qua hệ thống miễn dịch của con người.

Nghiên cứu mới cho thấy, virus corona đã từng hoành hành tại Đông Á và để lại “dấu tích” trong ADN của người dân sống tại đây - (Ảnh: Freepik).

Từ khi dịch COVID-19 bùng phát, chủng virus SARS-CoV-2 đã liên tục đột biến và tạo ra những biến chủng mới với tốc độ lây nhiễm nhanh hơn, chu kỳ lây nhiễm ngắn hơn và thậm chí có thể làm giảm hiệu quả của vaccine COVID-19.

Tại Việt Nam đã ghi nhận nhiều biến chủng của virus SARS-CoV-2, tuy nhiên đáng lo ngại nhất là các biến chủng được phát hiện lần đầu tiên ở Anh, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ vì tốc độ lây lan nhanh và tăng nguy cơ biến chứng nặng. Do đó, để chủ động phòng chống dịch, giảm sự lây lan của COVID-19, chúng ta cần:

- Thực hiện tốt thông điệp 5K “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” để bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng. Trong đó, cần tuân thủ nghiêm việc đeo khẩu trang và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, nước sạch trong ít nhất 20 giây, nhất là sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn, sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.

- Tránh dùng tay chạm vào mắt, mũi và miệng...

- Thực hiện nghiêm quy định giãn cách xã hội, hạn chế tụ tập, chỉ ra ngoài khi có việc thật sự cần thiết.

Để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng, bạn hãy ở nhà và chỉ ra đường khi có việc thật sự cần thiết - (Ảnh: helpwithmentalhealth).

- Tránh tiếp xúc gần với những đối tượng dễ gặp phải biến chứng nặng khi nhiễm COVID-19 như người cao tuổi, cao huyết áp, tiểu đường, người có bệnh nền như tim mạch, thận...

- Khử trùng các đồ vật và bề mặt thường xuyên chạm vào.

- Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh và luyện tập thể thao ở nhà điều độ để tăng sức đề kháng.

- Chủ động cài đặt ứng dụng Bluezone để được cảnh báo nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19.

- Tải ứng dụng NCOVI để Khai báo y tế, giúp ngành Y tế đảm bảo công tác rà soát, truy vết, khoanh vùng đạt hiệu quả.

Và hãy luôn nhớ rằng, một số người đã tiêm vaccine có thể không nhiễm bệnh nhưng vẫn có khả năng trở thành người mang virus corona và lây bệnh cho người khác. Vì thế, dù đã được tiêm vaccine, người được tiêm vẫn rất cần thực hiện nghiêm các biện pháp phòng bệnh khác, đặc biệt là thực hiện tốt thông điệp 5K.

Ngọc Duyên

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nghien-cuu-moi-virus-corona-da-gay-dai-dich-tai-cac-nuoc-dong-a-tu-cach-day-20000-nam-31261/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY