Thời trang hôm nay

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. ... Khái niệm thời trang thường được hiểu theo nghĩa tích cực, dùng để biểu tả vẻ đẹp, sự quyến rũ và phong cách.

Ngứa ngoài da do bệnh da liễu, ung thư, xương khớp, rối loạn tâm thần hay chuyển hóa rất dễ bị nhầm lẫn, đây là cách phân biệt

(Tổ Quốc) - Ngứa ngáy là cảm giác rất quen thuộc, rất nhiều người gặp phải hằng ngày. Tuy nhiên, đừng bao giờ xem thường những cơn ngứa ngoài da vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh tật nguy hiểm.

Trong y học, ngứa ngoài da thường gặp nhất khi mắc phải các bệnh da liễu. nhưng nó cũng là triệu chứng của khá nhiều bệnh tật, bao gồm cả các bệnh về nội tiết, rối loạn tâm thần và thậm chí là khối u ác tính.

Cho đến nay, việc phân loại ngứa chủ yếu dựa vào căn nguyên và biểu hiện lâm sàng. sau đây là sự khác biệt giữa các kiểu ngứa ngoài da phổ biến để chúng ta dễ dàng phân biệt, hỗ trợ phát hiện bệnh sớm:

1. Ngứa do bệnh da liễu

Đa số các bệnh ngoài da đều kèm theo ngứa, bao gồm viêm miễn dịch và các bệnh da dị ứng như viêm da dị ứng, vẩy nến, phản ứng có hại của thuốc và mày đay.

Cảm giác ngứa này sẽ chỉ ở bên ngoài da và đi kèm với các biểu hiện như mẩn đỏ, phát ban, sần sùi, chảy máu, tiết dịch, viêm nhiễm… có thể nhìn thấy bằng mắt thường. ngứa chỉ xuất hiện ở vùng da mắc bệnh, khi gãi sẽ cảm thấy bớt ngứa tức thời và thuốc kháng histamin uống có thể cải thiện tình trạng ngứa hiệu quả.

Đây là phản ứng tự vệ của cơ thể với sự kích thích, viêm tại da. Cơ chế sinh ngứa là khi da bị viêm do một nguyên nhân nào đó thì ngay lập tức dưỡng bào dưới da sẽ tiết ra chất histamin, sự kết hợp tự nhiên giữa chất histamin và mút tận cùng của một dây thần kinh sẽ tạo nên cảm giác ngứa ngáy.

2. Ngứa do ung thư

Hệ thống y tế johns hopkins tại mỹ đã công bố một nghiên cứu cuối năm 2018 từ khảo sát trên 16.000 bệnh nhân trong 2 năm cho biết: người bị ngứa toàn thân có khả năng bị ung thư cao hơn so với những bệnh nhân không nhận thấy ngứa.

Người bỗng nhiên cảm thấy ngứa, da bứt rứt khó chịu dù không bị tổn thương gì bất thường có thể là triệu chứng ngầm cảnh báo ung thư. Cảm giác ngứa cũng xuất hiện không theo quy luật nào ở nhiều nơi trên cơ thể hoặc ngứa toàn thân, gãi cũng không hết. Ngứa ngáy sẽ kéo dài trên 2 tuần và nghiêm trọng hơn về ban đêm.

Ảnh minh họa

Tình trạng này có liên quan đến việc kích thích các dây thần kinh ngoại biên của da bằng histamin và các enzyme phân giải protein được sản xuất bởi các tế bào khối u.

Các loại bệnh ung thư gây ngứa da gồm: ung thư liên quan đến máu (ví dụ như bệnh bạch cầu và ung thư hạch), ung thư tụy, ung thư ống mật, ung thư túi mật, ung thư gan và phổ biến nhất là ung thư da.

Thông thường, ung thư da được xác định từ những vết màu lạ, đốm thâm không rõ nguyên nhân xuất hiện bất thường. tuy nhiên, trong một số trường hợp, ngứa có thể là triệu chứng dễ bị bỏ qua.

3. Ngứa do bệnh về cột sống

Nếu bạn bị ngứa nghiêm trọng ở vùng lưng mà không bị phát ban, thì đó có thể là dấu hiệu của bệnh cột sống.

Điều này thường do chấn thương hoặc viêm một số phần của tủy sống. Khi các dây thần kinh trong và xung quanh tủy sống bị tổn thương hoặc bị viêm, chúng bị chèn ép khi ngồi và di chuyển gây cảm giác ngứa ở khu vực đó.

4. Ngứa do bệnh rối loạn chuyển hóa, nội tiết

Ngứa da cũng là 1 triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh về rối loạn chuyển hóa. theo tổ chức y tế thế giới, hiện có khoảng 20% - 25% người trưởng thành trên toàn cầu mắc hội chứng này - một con số khiến nhiều người phải giật mình.

Trong số các bệnh rối loạn chuyển hóa thì tiểu đường và bệnh tuyến giáp là thường có triệu chứng ngứa ngoài da rõ rệt nhất. từ 10 đến 40% bệnh nhân tiểu đường có tình trạng ngứa ở các mức độ khác nhau. cơn ngứa do tiểu đường thường tập trung ở bàn tay và bàn chân. cảm giác ngứa đi kèm với mệt mỏi, nhanh đói, mất ngủ và trở nên đặc biệt nghiêm trọng vào ban đêm.

Còn khi bị suy giáp dẫn tới giảm bài tiết hormone tuyến giáp, làm quá trình trao đổi chất chậm lại. dẫn tới hơn. cường giáp cũng gây ngứa ngoài da do dẫn tới rối loạn chuyển hóa da. ngứa sẽ đi kèm đổ mồ hôi, một số ít bệnh nhân cũng sẽ bị ngứa toàn thân hoặc nổi mề đay.

5. Ngứa do rối loạn tâm thần

Tâm lý và các bệnh lý tâm thần có liên quan mật thiết đến cảm giác ngứa ngáy ngoài da. ví dụ như ngứa ngáy mãn tính do căng thẳng quá mức kéo dài, lo lắng quá độ khi mắc rối loạn phổ tự kỷ, rối loạn lo âu, người bị trầm cảm…

Ảnh minh họa

Trong đó, y học đã chỉ ra trầm cảm có thể là nguyên nhân gây ngứa, thậm chí là yếu tố quan trọng trong việc khởi phát bệnh và làm cho bệnh dai dẳng, trầm trọng. các cơn ngứa do rối loạn tâm thần thường đi kèm căng thẳng hoặc chán nản, tim đập nhanh, đau đầu, mệt mỏi hay hoa mắt…

6. Ngứa do chứng không dung nạp gluten

Nếu bạn bị ngứa dữ dội, cùng với những vệt đỏ hoặc mụn nước xung quanh đầu gối, khuỷu tay, mông và da đầu, thì đó có thể là triệu chứng của bệnh viêm da herpetiformis, một loại bệnh Celiac ảnh hưởng đến da.

Điều này thường xảy ra khi tiêu thụ thực phẩm giàu chất gluten (một loại protein có trong bột mì, lúa mạch…) do đường ruột không dung nạp được chất này. Bệnh Celiac không chữa được, có thể dẫn đến tử vong. Cách duy nhất để phòng bệnh là tránh tất cả các thức ăn có chứa gluten.

Nguồn và ảnh: QQ, Life Times, Doctor Family

Khuê Lăng

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/ngua-ngoai-da-do-benh-da-lieu-ung-thu-xuong-khop-roi-loan-tam-than-hay-chuyen-hoa-rat-de-bi-nham-lan-day-la-cach-phan-biet-220223177153646.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY