Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Người dân di chuyển qua các tỉnh đem theo nguy cơ truyền nhiễm bệnh gì ngoài COVID-19?

Thủy đậu, sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản kéo đến trong mùa mưa lũ, làm sao phòng tránh? Ngoài COVID-19, việc người dân di chuyển qua các tỉnh (diến động dân cư) sẽ gây ra nguy cơ truyền nhiễm bệnh gì? BS Trương Hữu Khanh giải đáp các vấn đề này.

Nội dung bài viết:

1. Biến động dân cư sẽ gây ra nguy cơ truyền nhiễm nào ngoài COVID-19?

2. Mùa mưa cuối năm, những bệnh gì đến hẹn lại lên?

3. Bệnh tả khác với tiêu chảy cấp do Rota virus như thế nào?

4. Ăn thức ăn sống có làm tăng nguy cơ mắc tả hay tiêu chảy hay không?

5. Vì sao khi bị tiêu chảy thì không được uống Thu*c cầm tiêu chảy?

7. Trẻ sốt 39-40 độ trong 4 ngày kèm ói, có cần đưa đi bệnh viện ngay không?

8. Trẻ dưới 3 tuổi có nhất thiết phải tẩy giun không?

1. Biến động dân cư sẽ gây ra nguy cơ truyền nhiễm nào ngoài COVID-19?

BS Trương Hữu Khanh: Họng con người là nơi mang rất nhiều virus và các vi khuẩn khác. Khi các vi khuẩn tập trung di chuyển, nó sẽ mang theo các nguồn lây. Khi có biến động của người dân, lúc nào nó cũng mang theo mầm bệnh. Đặc biệt chỉ có bệnh lây từ người sang người ví dụ như thủy đậu, quai bị, sởi, rubella và các bệnh về hô hấp. Ngoài COVID-19, nó cũng mang theo những mầm bệnh đó từ vùng này sang vùng khác.

Mình không tránh được vì phải di chuyển. Khi phòng chống dịch và chích ngừa tốt, chúng ta giảm được giãn cách. Con người có thể hòa nhập với nhau sau thời gian giãn cách xã hội dài. Một số trẻ tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, không có miễn dịch và không chích ngừa nó xuất hiện bệnh làm cho tình hình bệnh lây nhiều hơn.

Điều đó không thể tránh vì người ta phải di chuyển và giao tiếp, chỉ có chủng ngừa và vệ sinh ăn uống mới có thể phòng được các bệnh theo mùa. Nếu biến động như thế, mình không giao thương đi học, điều đó không đúng.

2. Mùa mưa cuối năm, những bệnh gì đến hẹn lại lên?

mùa mưa lũ, các bệnh truyền nhiễm thường tăng cao không và tại thời điểm này ở miền nam, tây nam bộ sẽ có các bệnh truyền nhiễm nào? bệnh này tấn công trẻ em và người lớn có nguy hiểm không? bệnh nguy hiểm hơn ở trẻ em hoặc người lớn, thưa bs?

BS Trương Hữu Khanh: Cuối năm, khi thời tiết thay đổi cộng với mùa mưa, một số bệnh tới hẹn rồi lên. Từ tháng 10 đến tháng 12, nó sẽ có các bệnh lây như thủy đậu, quai bị, rubella, muỗi nhiều gây ra sốt xuất huyết.

Ở quê, muỗi nhiều sẽ có loại muỗi culex, muỗi này gây ra viêm não Nhật Bản. Nếu mình không cẩn thận trong mùa nước này, nó có thể làm lây một số vi khuẩn khác. Bệnh thương hàn ít xảy ra, bệnh tả rất hiếm vì người ta sử dụng nước sạch. Đó là nguyên tắc của bệnh theo mùa, khi chuyển qua mùa mưa lạnh đó là mùa của cúm và các loại virus khác vì sức đề kháng của mình giảm đi. Nguyên tắc năm nào cũng vậy.

3. Bệnh tả khác với tiêu chảy cấp do Rota virus như thế nào?

Nếu con bị bệnh tả, nó có khác với tiêu chảy cấp và rota virus hay không? Bé nhà con chưa được chích vắc xin ngừa rota virus vì đã quá lịch bây giờ bé đã 12 tháng tuổi. Làm sao để phòng các bệnh nguy hiểm này.

BS Trương Hữu Khanh: Tiêu chảy đáng sợ nhất ở trẻ em là Rota. Đặc điểm của Rota là vừa tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh Rota sẽ khiến bệnh nhân nôn mửa rất nhiều không thể nạp nước cho cơ thể, khả năng nhập viện và mất nước sẽ rất cao. Trẻ dưới 8 tháng mới uống được vắc xin Rota, trẻ hơn 8 tháng không còn uống được. Chỉ có cách rửa tay và ăn sạch uống sạch.

Bệnh tả khác xa bệnh tiêu chảy thông thường, bệnh tả rất kinh khủng. Chỉ trong một ngày lượng nước trong ruột mất sạch và nước đục trắng mờ. Khi em bé đi qua nhiều, người ta mới nghĩ đến tả. Bệnh tả lây rất dữ, nó thường lây theo dòng nước.

Một người uống nhầm nước có vi khuẩn tả sẽ dễ bị bệnh tả. Nếu mình ăn uống sạch, không sử dụng nước trên dòng sông mình khó bị bệnh tả hoặc không ăn đồ ngoài đường.

Bệnh tả khác xa so với tiêu chảy thông thường. Tiêu chảy gây mất nước nhanh, người lớn không thể đi đứng khi mắc tả, họ chỉ ngồi trong nhà vệ sinh. Ngoài vắc xin cho các bệnh về đường tiêu hóa, việc ăn sạch uống sạch rất quan trọng để phòng bệnh.

4. Ăn thức ăn sống có làm tăng nguy cơ mắc tả hay tiêu chảy hay không?

thưa bác sĩ, ăn nhiều đồ sống như hải sản sống, tiết canh, chạo… có làm tăng nguy cơ mắc tả hay tiêu chảy hay không?

bs trương hữu khanh: bệnh đường tiêu hóa là do thức ăn gây nên. thức ăn nước uống có hai nguồn: thức ăn nước uống mình bảo quản không sạch hoặc nguồn thực sự đã bẩn. thức ăn có nguồn không sạch hoặc mình đã nấu nhưng bảo quản không sạch sẽ nhiễm các vi sinh vật ở bên ngoài gây bệnh tiêu chảy. cách ăn như vậy sẽ gây ra nguy cơ chưa nói đến ăn tiết canh lợn bị liên cầu lợn. có rất nhiều bệnh lây qua đường tiêu hóa nếu mình ăn uống không sạch. điều đó rất nguy hiểm nên ta phải tránh.

5. Vì sao khi bị tiêu chảy thì không được uống Thu*c cầm tiêu chảy?

Thưa bác sĩ, có phải khi bị tiêu chảy thì không được uống Thu*c tiêu chảy mà phải xổ hết ra, đã bị tiêu chảy mấy hôm nay bà nội không cho uống Thu*c mà cho uống giã ổi. Em nhìn thấy rất xót cho con quá.

BS Trương Hữu Khanh: Tiêu chảy là phản xạ cơ thể chúng ta thải các độc chất ra. Tuy nhiên, những điều đó chưa chắc hoàn toàn có lợi vì khi mất nước nhiều quá cơ thể ta bị thiếu nước. Nếu em bé bị tiêu chảy nhưng vẫn uống nước được, đặc biệt uống nước đúng cách chúng ta không cần cho trẻ uống Thu*c cầm tiêu chảy vì Thu*c cầm không giải quyết được hết tình trạng tiêu chảy.

Nhiều khi Thu*c cũng rất có hại, nó gây chướng bụng và ói ra. Những em bé nhỏ uống các loại Thu*c cầm tiêu chảy cũng gây hại đến đường hô hấp của trẻ. Mình có thể sử dụng Thu*c dân gian, nhưng nó phải sạch.

Thông thường, em bé bị tiêu chảy vẫn chơi và trong phân không nhầy máu, chúng ta cứ để từ từ và bù nước lại cho trẻ. Tự em bé sẽ phục hồi, không cần dùng Thu*c cầm.

7. Trẻ sốt 39-40 độ trong 4 ngày kèm ói, có cần đưa đi bệnh viện ngay không?

Con em bị đau đầu cách đây 4 ngày, sốt cao 39 có khi lên 40 độ, bé bị ói và ngủ nhiều. Em có mua Thu*c hạ sốt, bé không hạ sốt nhưng ngừng ói, em có nên đưa con đến bệnh viện không vì lo ngại nơi đông người sẽ dễ làm lây nhiễm COVID-19. Xin bác sĩ tư vấn.

BS Trương Hữu Khanh: Tình huống này khá nguy hiểm và cần đưa bé đi gấp. Một em bé sốt hơn 48 giờ trong mùa này, coi chừng trẻ bị sốt xuất huyết. Đã bốn ngày rồi, bé bị ói hay đau đầu có khả năng liên quan đến não. Một em bé biết la hay đau đầu thêm nôn mửa cúng khá nguy hiểm. Đặc biệt, uống Thu*c nhưng không hạ sốt.

Tốt nhất nên đưa em bé đến bệnh viện để bác sĩ khám và đánh giá lại. Nhiều khi bác sĩ phải lấy nước lưng xem có viêm màng não hay không. Ta thử máu xem có bệnh gì tiềm tàng hay không, có nhiễm trùng hay không.

Khi đến bệnh viện, phụ huynh cần ghi nhớ có nhiều bệnh nhân bị phát hiện bệnh muộn, lo lắng đến bệnh viện sẽ bị lây nhưng an toàn của con mình khá quan trọng. Khi đến bệnh viện, mình phải tuân thủ mang khẩu trang. Nếu để con mình ở nhà không đi đâu trong khi COVID-19 chưa làm gì mình được, nhưng các bệnh này sẽ nguy hiểm cho trẻ.

8. Trẻ dưới 3 tuổi có nhất thiết phải tẩy giun không?

Em có 2 cháu: một cháu 1 tuổi, một cháu 3 tuổi. Em muốn tẩy giun nhưng người nhà không đồng ý. Họ bảo bọn trẻ đang lớn lên một cách yên lành nên không cần tẩy giun, xin bác sĩ tư vấn.

BS Trương Hữu Khanh: Điều đó không đúng vì trẻ em rất dễ bị giun sán. Ngay cả người lớn cũng vậy. Việt Nam chúng ta bị xếp vào vùng dịch tễ giun sán cao. Trẻ em thích lăn lê, bốc cát và đất, ngậm đồ chơi, đó là chuyện hết sức thường xuyên.

Khi trẻ 1 tuổi, ta có thể tẩy giun. Chúng ta nên tẩy định kỳ từ một lần 6 tháng. Bất cứ khi nào trẻ có giun sán, chúng ta phải tẩy.

Giun kim cũng khá rắc rối, chúng có thể khiến bé gái nhiễm trùng tiểu, trẻ trai hay gái đều khó ngủ. Giun hay sán làm mất đi chất dinh dưỡng của trẻ. Nó là ký sinh trùng cạnh tranh về dinh dưỡng trong đường ruột của mình.

Trẻ từ 1 tuổi trở lên cần tẩy giun, đang yên lành không tẩy là điều không đúng. Người lớn cũng nên tẩy giun một lần 6 tháng vì ăn uống ở ngoài lung tung khá nhiều.

Trọng Dy (ghi)

Nguồn: Video Trái rạ, sởi, thương hàn, viêm não Nhật Bản & vắc xin phòng bệnh mùa mưa lũ


Cổng thông tin Tư vấn sức khỏe AloBacsi.com

Lần cập nhật cuối: 11:44 29/10/2021 GMT 7
Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (https://alobacsi.com/nguoi-dan-di-chuyen-qua-cac-tinh-dem-theo-nguy-co-truyen-nhiem-benh-gi-ngoai-covid-19-n418927.html)

Chủ đề liên quan:

người dân nguy cơ truyền nhiễm

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY