Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Người dân không hợp tác với cán bộ diệt muỗi phòng dịch sốt xuất huyết

Trong khi dịch bệnh sốt xuất huyết đang gia tăng ở một số địa phương, tuy nhiên khi cán bộ đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi...
Theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước có 19.753 trường hợp mắc sốt xuất huyết">sốt xuất huyết (SXH), trong đó 12 ca Tu vong. Nhiều địa phương có số mắc SXH lũy tích tăng cao so với cùng kỳ 2014 như TP.HCM, Đồng Nai, Sóc Trăng, Đồng Tháp, thậm chí là Hà Nội… Ngành y tế khuyến cáo, dịch SXH đang vào mùa và tăng mạnh.

TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội cho biết, tại Hà Nội thời điểm này số mắc SXH giảm so với cùng kỳ năm có dịch (năm 2009), chỉ chiếm 38%, tuy nhiên tăng so với cùng kỳ năm 2014. Cũng giống như nhiều năm, số mắc tăng vào mùa mưa thời tiết nóng ẩm thuận lợi cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển và làm lây lan dịch bệnh.

Số mắc SXH tích lũy 7 tháng đầu năm 2015 trên địa bàn Hà Nội là 693 ca, không có ca nào Tu vong. Mùa dịch SXH tại Hà Nội bất đầu từ tháng 4 - tháng 11 hàng năm, hiện đang là mùa dịch, vì vậy số mắc có chiều hướng gia tăng vào các tháng hè thu. Bệnh chủ yếu ở người lớn, số mắc bệnh là trẻ em dưới 15 tuổi chỉ chiếm 13%. Bệnh tập trung chủ yếu ở các quận nội thành như quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Hà Đông và huyện ven nội đang đô thị hóa nhanh như Thanh Trì.

TS Cảm khuyến cáo, qua theo dõi hình dịch SXH nhiều năm tại Hà Nội, dự báo năm 2015 có thể gia tăng số mắc bệnh do chu kỳ dịch (sau 4-5 năm tính từ năm 2009 là năm có dịch lớn tại Hà Nội).

Tại BV Bệnh Nhiệt đới TW, Ths.Bs Nguyễn Trung Cấp, Phụ trách khoa Cấp cứu cho biết, thời điểm này, số ca mắc SXH nặng nhập viện bắt đầu tăng nhẹ. Mỗi ngày khoa tiếp nhận 5-7 ca nặng.

Tại TP.HCM đã ghi nhận số ca bệnh tăng vọt. Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, chỉ trong một tuần TP.HCM đã ghi nhận 307 trường hợp nhập viện vì sốt SXH. So với trung bình 4 tuần trước đó thì con số này tăng 34%. Số trường hợp SXH đang có xu hướng tăng dần với mức độ tăng nhanh hơn so với cùng thời điểm năm trước. Từ đầu năm đến nay, số ca SXH của TP.HCM đã lên đến 6432 ca, tăng 47% so với cùng kỳ năm 2014.

Để ứng phó với nguy cơ này, ông Nguyễn Nhật Cảm cho biết, ngành y tế Hà Nội đã kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố và các cấp triển khai quyết liệt các biện pháp chống dịch bệnh. Tuyên truyền cho người dân về bệnh SXH và các biện phòng chống bằng nhiều hình thức; giám sát phát hiện kịp thời các ca bệnh hoặc người nghi mắc bệnh tại các cơ sở y tế và tại cộng đồng; tổ chức chiến dịch vệ sinh môi trường diệt bọ gậy tại tận hộ gia đình; phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành diện rộng nhằm khống chế không để dịch bùng phát và lây lan...

Tuy nhiên, khi đi tuyên truyền, phun Thu*c muỗi một số hộ gia đình, người dân không hợp tác trong công tác phòng chống dịch như: Không mở cửa cho cán bộ y tế vào nhà kiểm tra vệ sinh môi trường diệt bọ gậy hoặc phun hoá chất diệt muỗi; không khai báo cho cán bộ y tế địa phương khi bị bệnh; Không chủ động và thực hiện thường xuyên việc diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình. Bên cạnh đó, kiến thức về bệnh của người dân vẫn còn hạn chế, ví dụ: Nghĩ nhà sạch là sẽ không có muỗi; Nghĩ việc phòng bệnh chủ yếu là phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành, coi nhẹ việc vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy trong và xung quanh nhà mình.

Về các tuýp SXH đang lưu hành, PGS.TS Trần Đắc Phu cho biết hiện cả 4 tuýp SXH đang lưu hành và không có miễn dịch chéo nên đã mắc SXH tuýp này vẫn có nguy cơ mắc SXH các tuýp khác và lần sau thường biểu hiện nặng hơn lần trước.

Để chủ động phòng bệnh SXH cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

- Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước có thể chứa loăng quăng, bọ gậy như: bể nước ăn, giếng nước, chum, vại, thùng phuy, bể nước nhà vệ sinh, thùng, xô, chậu, các dụng cụ khác như lon, chai, lọ,… để muỗi không vào đẻ trứng.

- Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối, dầu hoặc hóa chất diệt lăng quăng/bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, các ổ nước đọng.

- Hàng tuần loại bỏ, lật úp các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng...

- Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

- Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

- Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà tránh Tu vong.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-dan-khong-hop-tac-voi-can-bo-diet-muoi-phong-dich-sot-xuat-huyet-15702.html)

Tin cùng nội dung

  • Chiều 20/3 tại Hà Nội, Bộ Y tế đã buổi tổng duyệt công tác y tế phục vụ Hội nghị Đại hội đồng liên minh Nghị viện thế giới lần thứ 132 (IPU 132) sẽ được khai mạc vào ngày 28/3 tại Hà Nội
  • Bản tin về vụ hành hung nhân viên y tế tại Bệnh viện Bạch Mai đăng tải trên một tờ báo mạng có khá nhiều phản hồi của độc giả. Chỉ sau 10 tiếng đồng hồ, ý kiến cho rằng đó là lỗi của ngành y mà không có lấy 1 từ phê phán hành vi côn đồ của kẻ hành hung nhận được nhiều sự tán thưởng nhất...
  • Ở nước ta, bia rượu đã phá hoại hạnh phúc của không biết bao nhiêu gia đình, biến những người cha, người chồng thành những kẻ bạo hành, thậm chí cưỡng hiếp ngay cả con ruột của mình...
  • Trong 2 tháng đầu năm 2015, bệnh sốt xuất huyết (SXH) có xu hướng gia tăng tại một số địa phương.
  • Theo Trung tâm Kiểm soát dịch bệnh báo cáo, mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu, Ch?t do các bệnh mà muỗi gây ra. Muỗi không chỉ gây khó chịu, mà còn là một trong số những sinh vật nguy hiểm nhất thế giới.
  • Trong y học cổ truyền, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm ôn bệnh và ôn dịch và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó có việc sử dụng các kinh nghiệm dân gian.
  • Thưa Mangyte, Con trai tôi được 3 tuổi, tôi nhận thấy bụng cháu to bất thường và có một cục bướu cỡ quả chanh, sờ được ở vùng bên hông sườn phải. Cháu không bị sốt hay bỏ ăn... Khi được đưa đến khám tại BV và siêu âm bụng, các bác sĩ đã phát hiện khối u gan to cần được sinh thiết. Tôi định đưa cháu lên BV Nhi Đồng 1 làm sinh thiết gan nhưng không biết giá cả thế nào. Mong Mangyte giúp tôi. Xin cảm ơn chân thành. (Hoàng Thị Lan - Vũng Tàu)
  • Kính chào Mangyte, Cháu nhà tôi đã gần 2 tuổi mà rất ít nói. Người quen khuyên tôi nên đưa cháu đi tập ngôn ngữ trị liệu tại BV Nhi đồng TPHCM, mà nhà tôi khá gần BV Nhi đồng 1. Xin hỏi Mangyte ở BV Nhi đồng 1 có dịch vụ tập vật lý trị liệu và thực hiện những phương pháp chữa trị trên không? Mong nhận được sự giúp đỡ. Xin chân thành cảm ơn. (Lê Thị Hiền - Quận 5, TPHCM)
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Năm 2014, một năm thật nhiều khó khăn và thách thức đối với đất nước cũng như ngành y tế.