12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Người phụ nữ 47 tuổi sống sót sau căn bệnh ung thư hạch, bị nhiễm COVID-19 trong suốt 1 năm trời

Mặc dù các xét nghiệm của cô ấy đều cho kết quả dương tính, nhưng mức độ virus trong cơ thể hầu như không thể phát hiện được trong nhiều tháng sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Sau đó, vào tháng 3 năm 2021, mức độ virus của cô lại tăng đột biến.

Đại dịch COVID-19 do virus SAR-COV-2 gây ra, lần đầu tiên xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, vẫn đang tàn phá khắp nơi trên thế giới. Căn bệnh do coronavirus mới này liên tiếp gây ra nhiều triệu chứng mới đã mang đến cho các nhà khoa học nhiều bất ngờ.

Một phụ nữ sống sót sau bệnh ung thư đã bị nhiễm loại coronavirus mới trong gần một năm và là trường hợp nhiễm COVID-19 được báo cáo lâu nhất từ ​​trước đến nay.

Một phụ nữ sống sót sau bệnh ung thư đã bị nhiễm loại coronavirus mới trong gần một năm.

Người phụ nữ 47 tuổi lần đầu tiên nhập viện với COVID-19 vào đầu năm 2020 tại Viện Y tế Quốc gia (NIH) ở Maryland, Mỹ. Tình trạng nhiễm bệnh của cô tiếp tục kéo dài trong 335 ngày và được theo dõi thông qua các xét nghiệm COVID-19 dương tính lặp đi lặp lại cùng các triệu chứng kéo dài cần được bổ sung oxy tại nhà.

Mặc dù các xét nghiệm của cô ấy đều cho kết quả dương tính, nhưng mức độ virus trong cơ thể hầu như không thể phát hiện được trong nhiều tháng sau lần nhiễm bệnh đầu tiên. Sau đó, vào tháng 3 năm 2021, mức độ virus của cô lại tăng đột biến.

Các nhà nghiên cứu đã so sánh bộ gen từ các mẫu thu thập được trong lần lây nhiễm ban đầu với bộ gen gần đây hơn và nhận thấy rằng loại virus này giống nhau. Nói cách khác, bệnh nhân này không bị tái nhiễm, nhưng đã tiếp tục chứa virus tương tự trong gần một năm.

Tạp chí Science đưa tin, loại coronavirus mới có thể tồn tại rất lâu trong cơ thể người phụ nữ vì cô ấy có hệ thống miễn dịch bị tổn hại do điều trị ung thư hạch trước đó, một bệnh ung thư thuộc một phần của hệ thống miễn dịch.

Bệnh nhân đã được điều trị thành công bằng liệu pháp tế bào CAR T cách đây khoảng 3 năm, phương pháp này làm suy yếu hệ thống miễn dịch của cô ấy bằng cách làm cơ thể cạn kiệt hầu hết các tế bào B, các tế bào hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể.

Đã có những báo cáo lẻ tẻ về những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch lây nhiễm virus trong thời gian dài hơn dự kiến, chẳng hạn như một bệnh nhân ung thư máu ở Washington đã loại bỏ virus trong 70 ngày, nhưng đây là trường hợp được báo cáo lâu nhất.

Nhiễm bệnh COVID-19 kép dài là rất hiếm, nhưng chúng có thể dẫn đến các biến thể mới.

Nhiễm bệnh COVID-19 kép dài là rất hiếm, nhưng chúng có thể dẫn đến các biến thể mới, vì virus có nhiều thời gian và không gian hơn để tiến hóa trong cơ thể có hệ miễn dịch suy yếu. Bệnh nhân nữ bị ung thư hạch nói trên, đã phải nhập viện lần nữa để điều trị nhiễm COVID-19, cuối cùng đã loại bỏ được virus và đã có nhiều xét nghiệm COVID-19 âm tính kể từ tháng Tư vừa qua.

Mặc dù đã có nhiều loại vaccine ngừa COVID-19 được cấp phép và sản xuất, nhưng mức độ bao phủ chưa cao và đồng đều ở nhiều quốc gia do thiếu nguồn cung và thời gian phát triển ngắn. Điều này khiến căn bệnh mới này tiếp tục gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Do đó, để đảm bảo an toàn, cho dù đã tiêm phòng hay chưa, mọi người nên tiếp tục tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, hạn chế tụ tập đông người và giữ vệ sinh tay sạch sẽ.

Xem thêm:

Biến thể Delta plus tăng đột biến ở Anh có khả năng lây nhiễm cao hơn tới 15%

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nguoi-phu-nu-47-tuoi-song-sot-sau-can-benh-ung-thu-hach-bi-nhiem-covid-19-trong-suot-1-nam-troi-32496/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY