Tâm sự hôm nay

Người thầy Thuốc với trái tim nhân hậu

Xuất thân từ ngôi trường Trung học Hàm Nghi ở Huế, học Đại học Y khoa và ra trường năm 1972, mấy chục năm sau anh đã trở thành một thầy Thuốc nổi danh “Lương y như từ mẫu”.
Xuất thân từ ngôi trường Trung học Hàm Nghi ở Huế, học Đại học Y khoa và ra trường năm 1972, mấy chục năm sau anh đã trở thành một thầy Thuốc nổi danh “Lương y như từ mẫu”. Bằng sự tận tụy trong công việc, cùng với tấm lòng nhân ái, anh đã cứu mạng sống của rất nhiều phận người đứng trước bờ vực tử sinh - anh là bác sĩ Ngô Đức Đễ, nguyên Trưởng khoa Ngoại - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) tỉnh Đồng Nai.

Năm 1994, với sự chuyển giao kỹ thuật của Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM, anh là một trong những bác sĩ đầu tiên của BVĐK tỉnh Đồng Nai tiến hành phẫu thuật sọ não. Đến năm 2001, anh cùng các đồng nghiệp bắt đầu triển khai kỹ thuật mổ nội soi. Trong thời gian công tác tại Khoa Ngoại - BVĐK tỉnh Đồng Nai, anh được giới y khoa địa phương xem là “bàn tay vàng” trong phẫu thuật. Trong thời gian đó, anh đã thực hiện và tham gia nhiều ca phẫu thuật cứu sống hàng chục bệnh nhân không may bị những T*i n*n hiểm nghèo, thậm chí có người thập tử nhất sinh!

Ngày 15/6/2005, cháu Bùi Trung Trường, 11 tuổi, ở xã Tân Hạnh, TP. Biên Hòa được gia đình đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê vì bị chấn thương mạnh do T*i n*n giao thông. Các bác sĩ đã tiến hành chụp CT, chẩn đoán bệnh nhân bị máu tụ ngoài sọ não, bên thái dương. Ngay sau khi chẩn đoán, kíp của BS. Ngô Đức Đễ đã phẫu thuật rút hết máu tụ trên não. Trong quá trình mổ, các bác sĩ lại phát hiện xương sọ của bệnh nhân bị một vết nứt dài khoảng 2cm, xương cực trên thái dương bị rạn vỡ nhiều đường, máu tụ nhiều nơi. Sau gần 2 giờ, kíp mổ của bác sĩ Đễ đã thành công: cháu Trường được cứu sống, đem lại niềm vui cho gia đình. Đây là ca mổ thành công đầu tiên của bệnh viện đối với trường hợp trẻ em bị vỡ xương sọ.

Cùng năm đó, ngày 10/5, bác sĩ Đễ đã tham gia phẫu thuật cứu sống một bệnh nhân tâm thần 20 tuổi đã nuốt gần 300g dị vật (đinh ốc, kẹp tóc, kim băng...) được đưa vào cấp cứu vào ngày 9/5 từ Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Bệnh nhân tên là Phạm Thị Ngọc Thu ở xã Xuân Thọ, huyện Xuân Lộc. Bệnh nhân được đưa tới bệnh viện trong tình trạng đau bụng quằn quại. Các bác sĩ cho chụp Xquang và phát hiện nhiều dị vật nằm trong ổ bụng chị Thu. Sau 3 giờ tiến hành phẫu thuật, bác sĩ Đễ và kíp phẫu thuật mới lấy hết được mớ dị vật nằm rải rác trong dạ dày và ruột của bệnh nhân. Chị Thu đã được cứu sống, tình trạng sức khỏe tiến triển tốt.

Cho đến ngày 19/6/2007, bệnh nhân Lê Thị Thúy Liêm, 55 tuổi, ở huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được đưa đến BVĐK Đồng Nai trong tình trạng lơ mơ, vật vã, khó thở, sùi bọt mép, choáng nặng, mặt phù, tím tái, mạch và huyết áp khó bắt, có một vết thương ở trán... Người nhà cho biết, trong khi bà Liêm nằm võng ru cháu ngủ thì bị bức tường nhà sập đè lên cả hai bà cháu. Sau khi tiến hành các kỹ thuật cận lâm sàng, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị choáng nặng, chấn thương ngực kín, gãy xương ức, vỡ tim, tràn máu màng tim và màng phổi. Các bác sĩ tiên lượng nguy cơ Tu vong cao.

Tiếp nhận bệnh nhân, bác sĩ Đễ đã cùng kíp phẫu thuật đã tiến hành mổ chẻ xương ức. Qua phẫu thuật cho thấy, bệnh nhân bị gãy xương ức; trong khoang màng tim có 300ml máu cục và máu loãng. Sau khi tiến hành hút hết máu tụ trong khoang màng tim, kíp phẫu thuật đã phát hiện bệnh nhân có vết vỡ kéo dài 8cm từ mặt trước của tâm thất trái đến mỏm tim rồi ra mặt sau mỏm tim). Máu từ vết thương phun ra rất nhiều. Anh nhớ lại: “Lúc ấy tôi hơi bị mất tinh thần vì gặp một ca vỡ tim quá lớn, diễn biến đột ngột. Tôi nghĩ bệnh nhân khó có thể qua khỏi. Sau khi trấn tĩnh, tôi đã cùng các đồng nghiệp khẩn trương dùng tay và các dụng cụ để chặn vết vỡ tim rồi tiến hành khâu kín mặt ngoài của vết thương tim, đồng thời đảm bảo mạch vành không bị nghẽn. Nhưng bệnh nhân này không chỉ bị vỡ tim mà còn bị giập hai phổi và tràn máu màng phổi, nên chúng tôi còn phải tiến hành đặt ống dẫn lưu màng phổi. Ca phẫu thuật kéo dài gần 2 giờ, đến 21 giờ cùng ngày bệnh nhân tỉnh và đến ngày 9/7 đã xuất viện”.

Trong quá trình làm việc tại Khoa Ngoại, bác sĩ Đễ luôn day dứt khi thấy những ca thủng tim, vỡ tim với nguy cơ rất cao phải chuyển lên tuyến trên. Vì thế, từ khi được đào tạo chuyên khoa ngoại lồng ngực - tim mạch, mặc dù trong điều kiện trang thiết bị ở khoa còn thiếu thốn, nhưng bác sĩ Đễ đã mạnh dạn tiến hành các ca phẫu thuật cấp cứu cho những bệnh nhân bị thủng tim, vỡ tim với sự hỗ trợ của các đồng nghiệp và sự ủng hộ của lãnh đạo bệnh viện.

Chỉ tính trong hơn 2 năm qua, anh đã cùng các đồng nghiệp phẫu thuật kịp thời, cứu sống 2 bệnh nhân bị vỡ tim và 8 bệnh nhân bị thủng tim. Từ cách mổ theo đường xương sườn, trong thời gian qua anh đã triển khai mổ bằng phương pháp chẻ xương ức. Phương pháp này giúp bác sĩ phẫu thuật kiểm soát toàn bộ các thương tổn của bệnh nhân - vốn chỉ được các bác sĩ chuyên khoa ở tuyến trên thực hiện.

Anh kể: “Chiều 30 Tết năm đó, trong khi tôi đang loay hoay dọn dẹp nhà cửa thì có một người đàn ông đến tận nhà riêng thăm. Mãi một lúc sau tôi mới nhớ ra vị khách “không mời mà đến” ấy là Nguyễn Văn Sáng, ở huyện Long Thành, bị vỡ tim do T*i n*n giao thông vào ngày 22/6/2005. Đây là lần đầu tiên tôi cùng bác sĩ Trương Thiết Dũng (Phó Giám đốc Bệnh viện) phẫu thuật thành công ca vỡ tim và cũng là lần đầu tiên chúng tôi mổ theo phương pháp chẻ xương ức”.

Cho đến nay, nhiều người dân Đồng Nai đã biết đến anh như một chuyên gia phẫu thuật tim. Nhưng trong thực tế, anh lại là một chuyên gia... bất đắc dĩ do thiếu trang thiết bị, kỹ thuật chuyên dụng.

Đáng kể nhất là vào năm 2007, với ca phẫu thuật vỡ tim cho một bệnh nhân tên là Lê Thị Thúy Liêm ở Biên Hòa, anh là bác sĩ đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đột xuất. Năm sau, 2008, anh được trao tặng Huân chương Lao động hạng III.

Thành tích nổi bật nhất của anh là trong năm 2013. Một vụ T*i n*n lao động trầm trọng đã xảy ra vào ngày 22/8/2013, nạn nhân là anh Trần Tất Danh, công nhân làm việc tại xưởng Vinacafe Biên Hòa bị máy xay cuốn vào cán đứt nhiều bộ phận từ bụng xuống, toàn bộ ruột non xổ ra ngoài, chân trái và xương chậu đã mất hoàn toàn, máu chảy xối xả từ các vết thương dập nát... Bệnh nhân được đưa vào BVĐK Đồng Nai trong tình trạng đa chấn thương, mất máu nhiều, huyết áp không đo được, mạch không bắt được, đôi lúc tim ngừng đập. Sau khi tiếp nhận nạn nhân, BVĐK Đồng Nai đã cử 10 bác sĩ giỏi nhất thực hiện gây mê hồi sức và tập trung cấp cứu nạn nhân. Với trách nhiệm là Trưởng khoa Ngoại tổng quát, bác sĩ Đễ đã cùng các đồng nghiệp tiến hành phẫu thuật và truyền đến 66 đơn vị máu cùng các chế phẩm của máu. Trong quá trình phẫu thuật, nhiều lần bệnh nhân bị ngưng tim, nhiều bác sĩ nghĩ rằng nạn nhân không thể qua khỏi, thế nhưng không chịu buông xuôi, anh cùng các bác sĩ hồi sức tích cực để tiếp tục ca mổ. Sau ca mổ nhiều giờ, nạn nhân đã được cứu sống. Anh kể lại: “Trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân hai lần ngưng tim trên bàn mổ khiến các bác sĩ thót tim. Chưa hết, chẳng những không thể cầm máu, bệnh nhân còn bị tụt huyết áp và giãn đồng tử kéo dài... Tình trạng nói trên khiến các bác sĩ rất lo lắng...”.

Sau 1 tháng điều trị, dưới sự chăm sóc tận tình của anh và các bác sĩ của bệnh viện, nạn nhân đã dần dần hồi phục. Nhận xét về ca phẫu thuật này, bác sĩ Chu Văn Nhuận, Phó khoa Niệu - Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cho biết: “Ca này có thể đưa vào y văn thế giới. Các bác sĩ ở BVĐK Đồng Nai làm rất tốt về chuyên môn. Nếu ở BV Chợ Rẫy, chúng tôi cũng chỉ làm được đến thế...”.

Được biết gia đình anh trước ở tại Thành nội Huế. Nhà anh có đến 8 người công tác trong ngành y, còn lại hầu hết đều trong ngành sư phạm. Có lẽ điều này đã tạo cho anh tác phong giản dị, chân thực, nói ít làm nhiều và không màng danh vọng. Một người kiệm lời trong vóc dáng bình dị; với anh, y đức không phải điều gì quá cao siêu, đó chỉ cái nắm tay thăm hỏi tận tình của người thầy Thuốc với bệnh nhân.

Kể từ ngày tốt nghiệp y khoa, trong suốt 28 năm qua, anh đã công tác tại Khoa Ngoại của BVĐK Đồng Nai. Liên tục trong 12 năm giữ chức Trưởng khoa, anh được các đồng nghiệp và lãnh đạo bệnh viện đánh giá là người cần mẫn, luôn học hỏi, tìm tòi, ứng dụng các kỹ thuật mới vào trong điều trị cũng như chuyển giao kinh nghiệm, kỹ thuật cho các đồng nghiệp trẻ.

Chúng tôi gặp anh và nêu những băn khoăn của một số người về chức năng của người thầy Thuốc hiện nay, anh tâm sự: “Tôi không dám quả quyết là y đức hoàn toàn “có vấn đề”, vì quan sát chung cho thấy cũng có rất nhiều thầy Thuốc tốt, tận tâm. Song, xã hội đã lên tiếng thì hẳn là có, không nhiều thì ít. Dưới góc độ cá nhân, tôi chỉ muốn chia sẻ điều này: khi đến với ngành y bằng cái tâm, mọi việc sẽ khác. Những bậc thầy trong nghề của chúng tôi, như: GS.BS. Tôn Thất Tùng, GS. Hồ Đắc Di, GS. Phạm Biểu Tâm... là những người mà tôi rất tin, họ đến với nghề bằng tâm nguyện tốt và họ làm được rất nhiều điều cho bệnh nhân, làm lan tỏa giá trị y đức đến đồng nghiệp. Dĩ nhiên, cũng có những người vào nghề bằng suy nghĩ khác, không phải chỉ Việt Nam mà ở nước ngoài cũng có chuyện y đức bị vi phạm. Vậy chúng ta cần gì để giải quyết điều này? Tôi vẫn nghĩ, ngoài sự điều chỉnh của đạo đức và luân lý, chúng ta còn pháp luật. Nếu quản lý, xử lý đến nơi đến chốn, vi phạm sẽ giảm dần...”.

Ngoài ra, BS. Ngô Đức Đễ quan niệm nghề y lúc nào cũng cần phải thay đổi nhanh về kiến thức và kỹ thuật, vì thế để phục vụ tốt người bệnh, người thầy Thuốc phải không ngừng học hỏi. Trước thực trạng một số người chạy theo tiêu chí bằng cấp, anh thổ lộ: “Tôi rất trân trọng sự học. Đừng bao giờ nghĩ cầm trong tay tấm bằng y khoa là có quyền ngừng học. Kỹ thuật chữa bệnh, Thuốc, các phương pháp mổ, điều trị... thay đổi hàng ngày và không còn cách nào khác là phải sắp xếp để học. Hàng chục năm trước, chúng tôi đâu được học mổ sọ não hay mổ nội soi, chúng tôi cũng không được đào tạo chỉ để chuyên mổ tim. Tất cả đều phải học từng ngày. Qua thực tế, tay nghề sẽ lên, nhưng chúng tôi không được phép sai lầm. Học, đọc, tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm... để kiến thức dày lên từng ngày là điều bắt buộc mà không bằng cấp nào “lo” nổi.”

***

“Người xưa có câu “Cứu nhất nhân, đắc vạn phúc”, nghĩa là “Cứu sống một người là làm được vạn điều phúc”. Xin được mượn câu nói đó để gửi về anh và tất cả các y bác sĩ BVĐK Đồng Nai đã từng ngày từng giờ cứu chữa biết bao bệnh nhân đau đớn bên giường bệnh. Cũng xin được thay lời những bệnh nhân đã được anh và đồng nghiệp được cứu sống, những người bệnh đã vượt qua cơn đau của mình, những ngưòi thân của các bệnh nhân, chúng tôi gửi tới các anh và đồng nghiệp những lời tri ân xuất phát từ tận đáy lòng...” - Lời tác giả bài viết.

“Ðược khen đúng bao giờ cũng là vinh dự. Nhưng tôi không làm nghề này để lấy lời khen, cũng không làm vì để được bệnh nhân nhớ ơn. Món quà lớn nhất của tôi là trả lại được sức khỏe cho người bệnh. Những sự nhắc nhở của bệnh nhân, có người sau hàng chục năm vẫn gọi điện chia sẻ, chúc Tết, hỏi thăm... cũng làm tôi rất hạnh phúc”.

“Tôi cảm thấy tự hào và vinh dự khi một lần được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng đột xuất và 3 lần được UBND tỉnh Ðồng Nai thưởng “nóng”, nhưng hạnh phúc lớn nhất đối với người thầy Thuốc là trong hơn 2 năm qua, tôi cùng các cộng sự đã cứu sống kịp thời 10 bệnh nhân bị vỡ và thủng tim”.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguoi-thay-thuoc-voi-trai-tim-nhan-hau-14986.html)

Tin cùng nội dung

  • Với các nghề nghiệp khác, các trí thức bậc cao hiếm khi phải trực tiếp làm các công việc chân tay. Nhưng với thầy Thuốc là ngoại lệ...
  • Bác sĩ bị đè nén đang là vấn để rắc rối của y tế. Họ cần sự giúp đỡ của chúng ta và lòng từ bi. Không đe dọa. Không hạn chế cấp giấy phép. Không được chế giễu công khai...
  • Nhìn thấy những nụ cười tươi tắn nở bừng trên gương mặt người nữ Bác sỹ và gia đình bệnh nhân nọ, tôi thầm nghĩ: càng có nhiều những thầy Thuốc như Bác sỹ Tự thì người dân càng có niềm tin khi vào bệnh viện, yên tâm đặt trọn sức khỏe và tính mạng mình trong tay những lương y như từ mẫu.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Riêng tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy đơn sơ trong sáng, thầy hiệu trưởng Lê Đình Vệ, vượt lên trên hoàn cảnh riêng tư để thương yêu hết lòng những đứa học trò nhỏ của mình; tôi cũng luôn biết ơn thầy Talưzin, người đã cho tôi mẫu gương của một nhà khoa học chân chính
  • Bệnh viện bị nhiều người dân kêu ca. Ngược lại thầy Thuốc thì kêu ca nghề nghiệp bạc bẽo. Thầy Thuốc và người bệnh có vẻ như đang bất bình nhau nên mâu thuẫn và xung đột là không tránh khỏi.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Kể từ khi xuất viện đến nay, cháu Phan Anh học sinh lớp 5G, trường Tiểu học Phương Mai, Hà Nội đã khỏe mạnh và lại được đến trường, nhìn Phan Anh lúc này ít ai nghĩ nếu trước đó bé bị bệnh viêm cơ tim và chỉ chậm vài phút em sẽ không bao giờ ở lại với cuộc sống này.
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
  • Hiến máu có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, một số trường hợp ở người hiến máu có thể có những biểu hiện không mong muốn xảy ra.