Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Người thức khuya dễ mắc bệnh tim và tiểu đường

Các nhà khoa học Mỹ vừa cảnh báo những người thức khuya có nhiều khả năng khởi phát bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 so với người đi ngủ và thức dậy sớm.

các nhà khoa học mỹ vừa cảnh báo những người thức khuya có nhiều khả năng khởi phát bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 so với người đi ngủ và thức dậy sớm. thậm chí, một nghiên cứu phát hiện thói quen thức khuya còn làm tăng nguy cơ tử vong sớm.

Người thức khuya có nhiều hành vi không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh.

Trong thử nghiệm mới công bố trên Tạp chí Experimental Physiology, các chuyên gia tại Đại học Rutgers đã chia 51 người tham gia thành hai nhóm ngủ sớm và thức khuya, dựa trên “loại thời gian sinh học” của họ (tức xu hướng hoạt động và đi ngủ vào những thời điểm khác nhau trong ngày). Kế đến, nhóm nghiên cứu sử dụng hình ảnh tiên tiến để đánh giá khối lượng cơ thể và thành phần cơ thể, cũng như độ nhạy insulin và mẫu hơi thở của các đối tượng nghiên cứu để đo sự chuyển hóa chất béo và tinh bột - đường (carb).

Trong thời gian theo dõi, những người tham gia thử nghiệm cũng được yêu cầu tuân thủ một chế độ ăn kiêng có kiểm soát calo, dinh dưỡng và phải nhịn ăn qua đêm để hạn chế tác động của chế độ ăn uống đối với kết quả nghiên cứu. bên cạnh đó, từng nhóm được xét nghiệm máu khi nghỉ ngơi trước khi thực hiện 2 lần tập thể dục dài 15 phút trên máy chạy bộ: bao gồm một lần tập cường độ trung bình và một lần tập cường độ cao. các chuyên gia phát hiện ra rằng nhóm thức sớm sử dụng nhiều chất béo hơn để làm năng lượng cả khi nghỉ ngơi và khi tập thể dục, đồng thời cũng nhạy cảm hơn với insulin. ngược lại, nhóm thức khuya có sự đề kháng insulin và cơ thể họ cần nhiều insulin hơn để giảm lượng đường trong máu. cơ thể của người thức khuya cũng ưu tiên dùng tinh bột - đường làm nguồn năng lượng hơn là chất béo.

Theo các nhà nghiên cứu, việc nhóm thức khuya suy giảm khả năng phản ứng với insulin và sử dụng nhiều nhiên liệu từ tinh bột - đường hơn cho thấy họ có nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường tuýp 2 cao hơn. “nghiên cứu quan sát này nâng cao hiểu biết của chúng ta về cách nhịp sinh học của cơ thể tác động đến sức khỏe. do “loại thời gian sinh học” ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và hoạt động của hoóc-môn, chúng tôi cho rằng có thể sử dụng nhịp sinh học này như một yếu tố để dự đoán nguy cơ bệnh tật của một người” - giáo sư steven malin, tác giả chính của nghiên cứu, nhận xét.

Cũng nhấn mạnh tác hại của thói quen thức khuya, nghiên cứu trước đó của đại học y khoa northwestern (mỹ) và đại học surrey (anh) phát hiện người thức khuya có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, các rối loạn về tâm lý và thần kinh, thậm chí có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với người đi ngủ sớm.

Kết luận trên được các chuyên gia đưa ra sau khi theo dõi sức khỏe của gần 500.000 người từ 38-73 tuổi và phát hiện có 50.000 người có nguy cơ tử vong trong 6,5 năm tiếp theo. theo chuyên gia thần kinh kristen knutson - đồng tác giả nghiên cứu, người có thói quen thức khuya nhưng cố gắng sinh hoạt như người có giờ giấc ngủ/thức bình thường có thể gây ra những hậu quả sức khỏe cho cơ thể. lý do là “đồng hồ sinh học” bên trong cơ thể người thức khuya không “ăn khớp” với môi trường bên ngoài, có thể dẫn đến tâm lý căng thẳng, ăn uống không đúng giờ, tập thể dục không đầy đủ, thiếu ngủ. ngoài ra, thói quen thức khuya còn đưa đến những hành vi không tốt cho sức khỏe như lạm dụng bia rượu.

Chuyên gia Knutson khuyến cáo nếu điều kiện công việc bắt buộc bạn phải sống như một “cú đêm”, hãy cố gắng duy trì giờ ngủ/thức đều đặn và điều chỉnh giờ làm việc cho phù hợp.

NGUYỆT CÁT (Theo Study Finds, Express)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nguoi-thuc-khuya-de-mac-benh-tim-va-tieu-duong-a151470.html)

Tin cùng nội dung

  • E.coli O157, một trong những chủng của vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, có thể sản xuất các độc tố shiga gây tổn thương mạch máu ở thận và tim.
  • Xin chào Mangyte, Hiện tôi đang bị phình giáp đa hạt thùy trái, Mangyte có thể giúp tôi địa chỉ phòng khám của một số bác sĩ chuyên khoa Nội Tiết giỏi được không ạ? Tôi chân thành cảm ơn.
  • Sáng nay (8/4) đi khám sức khỏe cùng cơ quan, tôi phát hiện ra bị tiểu đường với mức đường huyết lên đến 135mg/dl. Quá bất ngờ. Tôi không hiểu về chỉ số trên. Mangyte tư vấn giúp tôi nên làm gì, đi khám bác sĩ nào để bắt đầu điều trị.Tôi muốn đến phòng mạch tư để có thể trao đổi nhiều hơn với bác sĩ. Xin cảm ơn. Rất mong hồi âm sớm.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Đan sâm là một vị Thu*c được dùng làm Thu*c bổ cho phụ nữ, phụ nữ chưa chồng da vàng, ăn uống thất thường, chữa tử cung xuất huyết, kinh nguyệt không đều, đau bụng, các khớp sưng đau. Còn dùng chế Thu*c xoa bóp.
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Bệnh tiểu đường là một bệnh nghiêm trọng, có thể ảnh hưởng đến mọi bộ phận và cơ quan trong cơ thể. Đó là lý do bệnh nhân cần được châm sóc từ nhiều bác sĩ.
  • Dưới đây, Kênh Mạng Y Tế xin chia sẻ: Nguyên nhân Mức cholesterol cao.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Bài Thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY