Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nguy cơ với người bệnh tim mạch khi nắng nóng

Bố tôi 68 tuổi, bị bệnh mạch vành và tăng huyết áp. Khi trời nóng, ông vẫn đi ra ngoài trời rồi về kêu mệt.

Vũ Hằng (Hà Nội)

Trời nóng có ảnh hưởng không tốt tới bệnh nhân tim mạch. Với người mắc bệnh mạch vành, tăng huyết áp, tim phải tăng hoạt động làm tăng nhu cầu oxy, trong khi tuần hoàn mạch vành không đáp ứng đủ nên dễ dẫn đến thiếu máu cơ tim (gây triệu chứng đau thắt ngực, mệt, khó thở), nặng hơn có thể gây nhồi máu cơ tim. Thể tích tuần hoàn giảm khi thời tiết nóng cũng gây hiện tượng máu bị cô đặc, làm tăng nguy cơ tắc mạch do cục máu đông (huyết khối).

Vì vậy, trong tiết trời nắng nóng, người bệnh tim mạch nên hạn chế ra ngoài trời. Nên uống đầy đủ nước, không để bị khát, ở môi trường thoáng mát, tránh làm việc dưới trời nắng để giữ thân nhiệt ổn định. Những ngày có nhiệt độ trên 33°C, nếu người bệnh ra ngoài, nên dùng ô che nắng, không nên ở ngoài trời lâu quá, đặc biệt lúc giữa trưa và đầu giờ chiều để tránh bị sốc nhiệt. Khi gặp phải dấu hiệu sốc nhiệt như: sốt cao, da khô nóng mà không đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và/hoặc nôn, lơ mơ (mất tri giác), bất tỉnh..., cần gọi ngay người giúp đỡ, cần làm mát cơ thể ngay lập tức (vào chỗ mát, uống nước mát, lau người bằng khăn lạnh) nhằm hạ nhiệt, sau đó đưa đi cấp cứu.

Ngoài ra, người bệnh phải sử dụng đều đặn các Thu*c điều trị để phòng ngừa bệnh triến triển xấu đi. Nếu tình trạng mệt mỏi kéo dài kèm theo khó thở, phù, tim đập nhanh, đau ngực... cần liên hệ sớm với bác sĩ để được điều trị kịp thời.

BS. Trung Thành

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nguy-co-voi-nguoi-benh-tim-mach-khi-nang-nong-n177637.html)
Từ khóa: bệnh tim mạch

Chủ đề liên quan:

bệnh tim mạch

Tin cùng nội dung

  • Dâu tây chứa rất nhiều dưỡng chất giúp cơ thể khỏe như tăng trí nhớ, giảm bệnh tim mạch, chống ung thư.
  • Bệnh mạch vành và cao mỡ máu là một “cặp bài trùng”. Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh này.
  • Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Y tế cộng đồng ở thành phố Boston (Mỹ) vừa phát minh thiết bị mới có tên gọi Globorisk có thể phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
  • Việc hoàn tất “Đề án nghiên cứu về gen trên người” đã tạo nên một cơ hội mới cho các nhà khoa học trong việc phát hiện ra các bệnh nhân...
  • Tại Việt Nam, cứ 3 người trưởng thành có 1 người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp Tu vong tại Việt Nam.
  • Nhiều bệnh nhân cao tuổi thường có tâm lý thích sử dụng các loại Thu*c an toàn hơn từ nguồn gốc thảo dược có tác dụng hạ huyết áp và ngăn ngừa tai biến mạch máu não. Nhiều người còn dùng các thực phẩm chức năng theo quảng cáo để uống thay cho các Thu*c tim mạch đang dùng.
  • Thời tiết nắng nóng trong mùa hè thực sự là một trở ngại lớn đối với sức khỏe con người, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, đái tháo đường… Nếu người bệnh không được theo dõi và kiểm soát bệnh chặt chẽ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
  • Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm, thường có diễn biến âm thầm và có thể để lại những di chứng nặng nề...
  • Nếu như ở thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20, bệnh lý van tim chủ yếu là liên quan đến nhiễm khuẩn, (thấp tim), hoặc tim bẩm sinh, thì sau này, bệnh lý van tim chủ yếu là do thoái hóa van tim, bệnh van tim thứ phát, (hở van tim chức năng), hoặc do những bệnh lý tim mạch khác.
  • Đan sâm cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực, ngăn ngừa xơ vữa, tiêu cục máu đông – vị Thuốc không thể thiếu trong Đông y để trị bệnh tim mạch
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY