Bạn nên biết hôm nay

Nguy hiểm từ trò vật tay

Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, Khoa Chấn thương chỉnh hình I - BV Việt Đức đã tiếp nhận 7 ca gãy tay có liên quan đến trò đấu vật tay...
Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, Khoa Chấn thương chỉnh hình I - BV Việt Đức đã tiếp nhận 7 ca gãy tay có liên quan đến trò đấu vật tay, đặc biệt trong số đó có 1 trường hợp gãy tay kèm theo liệt dây thần kinh quay khiến các ngón tay không cử động được. Hầu hết là các nam thanh niên trẻ, khỏe mạnh, ở độ tuổi trưởng thành về xương cốt, không có bệnh lý. Điều này cho thấy những nguy hiểm">nguy hiểm tiềm ẩn từ trò chơi này.

Mới đây, khoa Chấn thương chỉnh hình I- BV Việt Đức (Hà Nội) đã tiếp nhận một trường hợp nam thanh niên bị gãy tay do đấu vật tay. Được biết, T*i n*n này không phải là hy hữu, ngược lại hàng năm, các thầy Thu*c tại đây đã phải xử lý khá nhiều ca chấn thương tương tự. Chỉ tính từ tháng 8 đến nay, tại Khoa Chấn thương chỉnh hình I- BV Việt Đức đã lưu hồ sơ bệnh án của 7 ca gãy tay có liên quan tới trò đấu vật tay.

Trò đấu vật tay là trò mà D. vẫn thường tham gia với bạn bè cho vui, nhưng cậu không ngờ rằng nó lại đem đến cho mình một kết cục đau đớn: trong nháy mắt, cánh tay khỏe mạnh của cậu bị gãy làm đôi. Trên phim chụp Xquang, xương cánh tay của cậu bị gãy chéo trông như cây nứa bị người ta xoắn gãy vậy. Thật ra, trường hợp của D. vẫn còn là may mắn. D. được nắn chỉnh lại xương, bó bột rồi cho về theo dõi, cậu không phải phẫu thuật. Là bác sĩ chấn thương chỉnh hình (khoa Chấn thương chỉnh hình I- BV Việt Đức) ThS. BS. Đỗ Văn Minh đã gặp những ca chấn thương do vật tay còn nặng hơn D. Miêu tả về loại chấn thương đáng tiếc này, ThS. BS. Đỗ Văn Minh cho biết: các trường hợp gãy tay do vật tay vào BV Việt Đức đều bị gãy chéo xoắn xương cánh tay. Đây là một loại gãy xương phức tạp, thời gian điều trị và phục hồi lâu. Nhất là những trường hợp bị gãy xương có kèm theo liệt dây thần kinh quay. Dây thần kinh quay vốn nằm sát xương này do đó khi bị gãy xoắn chéo rất dễ bị tổn thương như giập, đứt. Tùy vào vết gãy, vị trí gãy xương... mà thầy Thu*c sẽ có chỉ định mổ hoặc bó bột. Tuy nhiên, sau phẫu thuật không phải trường hợp nào cũng có kết quả mỹ mãn. Qua thực tế, BS. Minh thấy những trường hợp bị gãy tay do chơi trò đấu vật tay không phải là vận động viên, nói cách khác, những người tập luyện thể thao chuyên nghiệp không gặp phải T*i n*n kiểu này. Mặt khác, người bệnh hầu hết là nam thanh niên trẻ, khỏe mạnh, ở độ tuổi trưởng thành về xương cốt, không có bệnh lý nào về xương trước khi vật tay và bị gãy tay.

Lý giải về điều này, TS.BS. Võ Tường Kha - Phó giám đốc BV Thể thao Việt Nam nói: vật tay hoàn toàn có thể dẫn đến trật khớp, bong gân, thoát vị đĩa đệm, gãy xương tay... Trò vật tay huy động rất nhiều cơ, khớp tham gia như cơ lưng, cơ ngực, cơ vai, cơ cẳng tay, khớp vai, cột sống, cánh tay, các khớp tay... Khi đấu tay, các lực là đối kháng. Các mô men lực là mô men xoắn, khác nhau, đối chiều. Đối thủ nào cũng cố ghì tay đối phương về phía mình, trong khi cơ của cánh tay kéo theo chiều ngược lại với chiều của đối thủ. Khuỷu tay luôn giữ cố định... Khi cố gắng vật tay đối phương xuống bàn, các lực có gia tốc đột ngột dẫn tới xương bị vặn xoắn và gãy. Ngoài ra, chấn thương kiểu bong gân, đau cơ cũng rất phổ biến.

Trò vật tay là một trò đấu phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà cả ở trên thế giới. Đây là một trò đấu rất được ưa chuộng bởi thường tạo được không khí sôi nổi, dễ chơi vì thế dường như bất kỳ lúc nào, ở đâu cũng có thể tổ chức được một cuộc đấu. Tính đối kháng, thắng thua nhanh chóng khiến vật tay lại càng dễ kích động người chơi. Theo TS.BS. Võ Tường Kha: hoạt động thể lực bên cạnh hoạt động thể thao rất đáng được khuyến khích. Tuy nhiên, cũng như thể thao, trò chơi thể lực nào cũng cần có sự hiểu biết nhất định, tránh dẫn đến những chấn thương đáng tiếc. Ít nhất người chơi cần quan tâm tới những điều kiện nhất định như: điều kiện về thể lực phải đủ và tương đồng; điều kiện thi đấu phù hợp, cùng dụng cụ thi đấu đầy đủ; tuân thủ quy tắc của trò đấu để tránh tổn thương cho mình cũng như đối thủ; khởi động trước khi chơi để tránh bị chấn thương.

Đối với trò vật tay, mặc dù khá phổ biến nhưng lại không được đưa vào trong các trò chơi thể chất giáo dục tại trường học. Điều này khiến vật tay chỉ là trò chơi tự phát, thiếu quy tắc và không có hướng dẫn để tránh những chấn thương khi chơi.

Tìm kiếm trên các trang web liên quan tới tập thể hình, khi nói về vật tay, một số ý kiến còn cho rằng, vật tay không đem lại lợi ích gì về rèn luyện cơ bắp. Thậm chí có ý kiến còn chia sẻ, mình bị đau đến mức không thể tập gym những ngày tiếp theo sau khi chơi vật tay với bạn và khuyên mọi người không nên chơi trò này.

ThS. BS. Đỗ Văn Minh cho biết: anh và các đồng nghiệp cảm thấy đặc biệt lo ngại về nguy cơ của trò đấu vật tay. Tháng trước, khoa Chấn thương chỉnh hình 1- BV Việt Đức có một trường hợp gãy tay kèm theo liệt dây thần kinh quay. Liệt dây thần kinh quay khiến bàn tay của người bệnh rũ xuống, các ngón tay không thể cử động được. Có trường hợp phục hồi được nhưng cũng có khi liệt hoàn toàn, vĩnh viễn. Ngay cả khi phục hồi cũng có những di chứng và không hoàn toàn trở lại được như trước T*i n*n. Bệnh nhân bị liệt thần kinh quay sẽ phải theo dõi, tập luyện trong thời gian dài cho tới khi hồi phục. Một ca gãy xương chéo xoắn thông thường mất từ 3-4 tuần thậm chí là 3-6 tháng để hồi phục. Tính về kinh tế, ước tính trung bình một ca phẫu thuật chi phí lên tới 15 triệu chưa kể người bệnh mất khả năng lao động trong thời gian dài, thiệt hại còn lớn nhiều.

ThS. BS. Đỗ Văn Minh khuyến cáo, trong những T*i n*n gãy xương tay do vật tay, nạn nhân cần được cố định tay bằng băng vải, treo cánh tay lên, để cánh tay áp sát ngực, bàn tay cao hơn khuỷu tay. Nếu bệnh nhân đau, có thể cho bệnh nhân dùng Thu*c giảm đau thông thường, chườm lạnh. Trong trường hợp gãy xương hở, lấy băng gạc sạch phủ lên vết thương, không nên đắp hay băng bằng những loại lá, Thu*c nam để tránh bị nhiễm khuẩn. Nên đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để xử lý kịp thời và đúng đắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-hiem-tu-tro-vat-tay-17770.html)

Tin cùng nội dung