Sơ cấp cứu hôm nay

Nguy kịch vì sơ cứu gãy xương không đúng

Không ít các trường hợp bệnh nhân bị gãy xương khi vào viện đã trong tình trạng nguy kịch vì không được sơ cứu đúng cách, vùng xương gãy bị tổn thương nặng thêm.
Liệt, Tu vong vì sơ cứu sai

Bà Lý Thị Lan (quận 8, TPHCM) cho biết, nửa năm nay bà phải nghỉ việc buôn bán để chăm sóc cậu con trai 23 tuổi bị liệt. Anh bị T*i n*n giao thông lúc đi trên đường, bị tổn thương đốt sống cổ nhưng được mọi người xung quanh bế xốc lên đưa đi cấp cứu khiến đứt tủy sống dẫn đến liệt toàn thân.

Anh Hùng Hoàng (Tân Bình) bị T*i n*n giao thông gãy chân, nhưng do không được sơ cứu đúng cách, tổn thương đến mạch máu nên đã trải qua nhiều lần mổ, chân anh vẫn không cử động được như bình thường.

Một bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu 115 cho biết, một trong những tình huống nguy hiểm nhất là nạn nhân bị tổn thương cột sống do T*i n*n giao thông hoặc ngã từ trên cao xuống. Đã có trường hợp ban đầu có cảm giác bị nhẹ, nạn nhân vẫn tỉnh nên leo lên xe nhờ người dân qua đường đưa tới BV nhưng rồi tắt thở ngay trên đường đi bởi tư thế ngồi khiến vùng cột sống cổ đã tổn thương bị tác động. Có không ít bệnh nhân Tu vong trước khi đội cấp cứu đến hiện trường vì khi người đi đường chuyển họ vào vệ đường đã quên chú ý đến vùng cột sống.

Ngoài ra, nếu nạn nhân không tổn thương cột sống ở vùng cổ mà bị ở vùng thắt lưng, việc sơ cứu sai có thể dẫn đến liệt vĩnh viễn phần thân dưới.

Cần xử lý đúng khi bị gãy xương, chảy máu

Bệnh nhân gãy xương nếu không được sơ cứu đúng cách có thể làm lượng mỡ trong tủy xương trào ra, gây tăng áp lực và nguy cơ mỡ di chuyển vào máu, dễ dẫn đến Tu vong.

Theo BS Nguyễn Đình Phú (Bệnh viện Nhân dân 115), tình trạng nạn nhân không Tu vong vì những tổn thương do T*i n*n, mà ch*t vì được sơ cứu không đúng cách là khá phổ biến.

Vì thế, điều đầu tiên khi gặp một người bị T*i n*n là phải kiểm tra xem họ còn tỉnh hay không.

Nếu còn tỉnh, phải hỏi rõ họ đau ở đâu để có hướng xử lý đúng. Đừng vội vã di chuyển nạn nhân vì có thể họ đã bị gãy xương, cột sống, do đó việc xốc vội nạn nhân lên khi chưa cố định sẽ rất nguy hiểm.

Với những vết thương có chảy máu, đặc biệt là trúng động mạch, cần phải băng ép, cầm máu ngay cho nạn nhân. Có thể xé tạm quần áo làm gạc; ngoài lớp gạc đặt vào vết thương nên đặt thêm một vật cứng, như miếng gỗ nhỏ, trước khi bó lại để vùng bị thương được ép chặt.

Với các trường hợp gãy xương nên tìm các phương tiện như nẹp tre, gỗ để cố định tạm thời nơi bị gãy xương. Đối với các trường hợp gãy xương hở, tối kỵ việc tự ý đẩy đầu xương có nhiều đất cát vào vùng mô mềm. Nhanh chóng, nhẹ nhàng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý trong quá trình chuyển nạn nhân đi, cần sử dụng các phương tiện giúp cho nạn nhân được nằm yên, không bị sốc, lay động mạnh.

Hạn chế tối đa việc vận chuyển nạn nhân bằng xe gắn máy.

Các bác sĩ cho biết, không nên tự ý nắn chỉnh lại chỗ gãy bởi có thể chạm đến động mạch, thần kinh và khiến bệnh nhân bị tổn thương nặng hơn, có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch.

Theo Yên Chi - Lao động

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nguy-kich-vi-so-cuu-gay-xuong-khong-dung-2599.html)

Tin cùng nội dung

  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Nếu gãy xương do chấn thương nên gọi ngay cấp cứu. Bạn cũng nên gọi cấp cứu khi có các dấu hiệu sau:
  • Khi gặp phải trường hợp nạn nhân bị ngưng tim, ngưng thở, bạn có thể giúp đỡ nạn nhân bằng những động tác sơ cứu
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, việc tự sơ cứu là rất cần thiết. Nhiều trường hợp do sơ cứu sai đã để lại những hậu quả đáng tiếc.
  • (Mangyte) - Khi bị bỏng, lập tức ngâm ngay vào nước lạnh sạch vì nước lạnh là giải pháp tối ưu cho tất cả các trường hợp bị bỏng nặng hay nhẹ.
  • Ngoài bệnh loãng xương, những bệnh nhân sỏi thận nếu không tích cực điều trị và thực hiện các biện pháp bảo vệ xương, có thể đối diện với sự gia tăng nguy cơ bị gãy xương sau này.
  • Mẹ tôi bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo hàng tuần. Gia đình tôi nghe nhiều người nói người suy thận dễ bị gãy xương nên rất lo lắng cho mẹ.
  • Té ngã, ong đốt, phỏng hoặc phản ứng dị ứng đều là những tình huống thường gặp trong mỗi gia đình cũng như trong các cuộc vui ngoài trời. Chính những lúc đó, hộp sơ cứu xách tay là rất cần thiết. Nếu hộp sơ cứu của bạn được trang bị đầy đủ thì với hầu hết các tình huống cấp cứu đơn giản bạn cũng đã có sẵn dụng cụ để xử trí.
  • Bỏng do điện giật có thể có hoặc không có biểu hiện ở ngoài da, nhưng có thể gây ra những thương tích sâu trong các mô dưới da.
  • Sơ cứu người bị sốc do điện giật rất quan trọng đến việc có giữ được tính mạng cho người đó hay không? Mức độ nguy hiểm do điện giật tuỳ thuộc loại
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY