Kinh tế xã hội hôm nay

Nhà thơ Vũ Quần Phương: Tôi có thể đứng ở bất cứ nơi đâu của Hà Nội để nói về văn hóa của mảnh đất này

(Tổ Quốc) - Nhà thơ Vũ Quần Phương là 1 trong 10 gương mặt vừa được vinh danh Công dân Thủ đô ưu tú năm 2020. Được nói chuyện với ông mới thấy, nhà thơ không chỉ yêu Hà Nội mà còn luôn đau đáu việc trao truyền những giá trị văn hóa của Hà Nội đến thế hệ sau.

Nhà thơ với nhiều đóng góp

Nhà thơ vũ quần phương nổi tiếng với nhiều thi phẩm, trong số đó còn có tác phẩm được phổ nhạc khiến đông đảo công chúng biết đến như bài đợi. nhưng ngoài làm thơ, bình thơ, ông còn là người rất có duyên với nói chuyện về thơ khắp các nơi, từ trong nước và quốc tế. theo một thống kê chưa đầy đủ, cho rằng ông phải có đến… trên 2.000 cuộc nói chuyện thơ!. tuy nhiên, đem con số này hỏi trực tiếp thì ông bảo rằng đây là thống kê đến năm 2000. còn từ năm 2000 đến nay – tức trong vòng 20 năm qua thì trung bình mỗi năm có khoảng 30-40 cuộc nữa và chưa cộng vào.

Theo lời chia sẻ của ông thì cuộc nói chuyện thơ đầu tiên vào khoảng năm 1970. ban đầu ông không có ý định thống kê các cuộc nói chuyện thơ của mình. nhưng vì nhiều nơi mời đến nói chuyện nên ông phải đánh dấu và sắp xếp vào lịch. do đó, sau này khi nhìn lại ông mới có thể đếm được số lượng các cuộc nói chuyện thơ của mình. đáng chú ý, trong những buổi nói chuyện thơ của ông phần lớn nói về nhật ký trong tù của bác hồ, thơ về tình yêu đất nước, về lịch sử, con người của thủ đô.

Khi còn giữ cương vị lãnh đạo trong cơ quan văn nghệ, ông từng có ý định sẽ tổ chức một ngày thơ riêng cho hà nội. nhưng ý định chưa thực hiện được thì khi đến hội nhà văn việt nam ông đem đề xuất này ra và nhận được sự đồng tình của nhà thơ phạm tiến duật, hữu thỉnh. năm đầu ngày thơ ở văn miếu - quốc tử giám, hà nội diễn ra với quy mô nhỏ và có cuộc nói chuyện về thơ của ông. càng về sau ngày thơ càng quy mô, và mở rộng trên khắp nhiều tỉnh thành cả nước, vượt xa tưởng tượng ban đầu của nhà thơ vũ quần phương.

Năm 1977, lần đầu tiên ông đã đưa bình thơ và trình diễn thơ vào Nhà hát Lớn trong ba đêm liên tiếp, thể hiện được tính học thuật và tính biểu diễn cao, được công chúng Thủ đô yêu thích đón nhận. Qua đó Nhà xuất bản Giáo dục đã in tập Thơ và tái bản nhiều lần với lời bình của ông, được dùng để giảng dạy trong nhà trường. Ông cũng là người đầu tiên giới thiệu hình thức hát Sẩm vào Nhà hát Lớn.

Đầu thập niên 90, hội liên hiệp vhnt hà nội do ông lãnh đạo là nơi đầu tiên, đã nối dài hoạt động bằng hệ thống câu lạc bộ, khởi đầu là lớp dạy làm thơ cổ truyền của cụ lạc nam (số 10 hàng bè). ngày nay hình thức văn chương câu lạc bộ tiếp tục được duy trì được văn nghệ sĩ của thủ đô và cả nước hưởng ứng.

Dịp kỉ niệm đại lễ 1.000 năm thăng long-hà nội, ông đã chủ trì nhiều chương trình trò chuyện về hà nội với nhiều nội dung phong phú như lịch sử, địa dư, văn hóa, kinh tế, lối sống, ăn mặc, ẩm thực, tâm lý…

Tự hào với danh hiệu "Công dân Thủ đô ưu tú" năm 2020

Khi hỏi ông, là một người quê ở hải hậu, nam định mà được trao danh hiệu "công dân thủ đô ưu tú" ông có bị "áp lực" nào không trước những người gốc hà nội, nhà thơ vui vẻ bảo: "tôi không có áp lực gì cả. tôi thấy vinh dự và tự hào với danh hiệu này. bởi nam định là quê gốc của tôi, còn tôi sinh ra và lớn lên ở hà nội. tôi yêu và gắn bó với mành đất thủ đô".

Nhà thơ hóm hỉnh nói thêm, rằng năm nay ông cũng 80 tuổi rồi, và chỉ có 3 năm sống ở quê nội vì chiến tranh, còn lại tất cả thời gian ông đều sống ở hà nội. vì thế ông có rất nhiều kỷ niệm với hà nội và có thể đứng ở bất kỳ nơi nào của mảnh đất này để nói về văn hóa, lịch sử. chả thế mà từng có đài truyền hình mời ông đi nói chuyện về văn hóa hà nội kéo dài đến 100 chương trình để mang đến cho khán giả đương đại những thông tin như rạp xiếc nào của hà nội cổ nhất, xe xích lô hà nội có từ bao giờ…

Vì gắn bó với hà nội nên ông cũng đau đáu với những giá trị văn hóa của mảnh đất ngàn năm văn hiến. ông tin rằng với những giá trị văn hóa của hà nội đã và đang có, nếu giới trẻ ngày nay được biết đến, sẽ nhân lên tình yêu với hà nội. từ đó, ý thức giữ gìn giá trị này sẽ lan tỏa, trao truyền cho muôn đời sau. ông đã có những đề xuất gửi đến hà nội để mong thủ đô ngày một văn minh, hiện đại, nhưng vẫn giữ được hồn cốt cũng như giá trị văn hóa. chẳng hạn đề xuất chụp ảnh lưu giữ lại những con phố xưa và nay, để mọi người biết được con phố ngày nay đã thay đổi như thế nào. hoặc ông mong muốn giữ lại nét cổ kính một số di tích để không bị bê tông lấn át. bởi ông cho rằng, đó là những "di tích trong ký ức" mà không phải mảnh đất nào cũng có được như đất và người hà nội. đừng để ký ức của hà nội không có nơi bấu víu/.

Nhà thơ vũ quần phương sinh năm 1940, ông từng trải qua nhiều vị trí công tác như: chủ tịch hội liên hiệp văn học nghệ thuật hà nội, tổng biên tập báo người hà nội, đại biểu quốc hội khóa ix, ủy viên ủy ban văn hóa giáo dục thanh thiếu niên nhi đồng của quốc hội; phó tổng biên tập tạp chí văn chương việt nam...

Ông đã được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương kháng chiến chống mỹ hạng ba; được các bộ, ngành tặng kỷ niệm chương vì sự nghiệp y tế, vì sự nghiệp văn học nghệ thuật, vì sự nghiệp giáo dục…có nhiều tác phẩm đạt giải như: giải a của hội văn nghệ hà nội trong các năm 1967, 1971, 2013; giải a của tổng liên đoàn lao động vn (1976); giải a hội nhà văn vn (1984, 1997); giải a của liên hiệp văn học nghệ thuật việt nam (2000,2004); giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật (2007); giải thưởng loại a hội đồng lý luận văn học nghệ thuật tw (2014); bộ trưởng vhtt dl tặng bằng khen (2016).

Hiền Nguyễn

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/nha-tho-vu-quan-phuong-toi-co-the-dung-o-bat-cu-noi-dau-cua-ha-noi-de-noi-ve-van-hoa-cua-manh-dat-nay-20201009232641365.htm)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, Tôi muốn đến khám bệnh tại BV Tai Mũi Họng TPHCM nhưng nhà ở xa và công việc bận rộn, không có thời gian để chờ khám. Có cách nào đặt lịch hẹn khám bệnh với bác sĩ trước không thưa Mangyte? Kính mong Mangyte giúp đỡ tôi. Chân thành cảm ơn quý báo. (Kiều Trang - Củ Chi, TPHCM)
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Ba tôi bị tiểu đường đã lâu, nay có biến chứng hoại tử ở chân, điều trị mãi không khỏi nhưng gia đình không muốn ba tôi phải đoạn chi. Nghe nói có phương pháp điều trị bằng oxy cao áp có thể giúp giữ lại chân tay cho người bệnh tiểu đường. Xin hỏi bệnh viện nào có điều trị phương pháp này và chi phí có tốn kém lắm không? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Thanh Hương - huomgnguyen...@yahoo.com.vn)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Không dùng dung dịch lidocain 2% để điều trị đau miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị đau răng… vì có thể gây ra tác hại nghiêm trọng, kể cả Tu vong. Đó là thông tin cảnh báo về an toàn dùng Thu*c mà FDA vừa đưa ra.
  • Một số Thuốc trị mụn OTC (không cần kê đơn) có thể gây phản ứng dị ứng hiếm gặp nhưng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng.
  • Vitamin E là chất chống ôxy hóa, có thể bảo vệ cơ thể khỏi phản ứng có hại của các gốc tự do.
  • Nhiều nghiên cứu cho thấy, 60 - 80% sản phụ có thể sinh thường nếu trước đó sinh mổ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY