12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nhiễm COVID-19 sau khi đã tiêm vaccine mũi 1, có nên tiêm tiếp mũi 2 không?

Virus gây bệnh COVID-19 liên tục biến đổi với tốc độ lây lan nhanh chóng. Trong khi những người tiêm 2 mũi bị nhiễm bệnh ít hơn, số người chỉ mới tiêm mũi 1 vẫn nhiễm COVID-19 ngày càng nhiều hơn.

Trong thời gian gần đây, ngày càng nhiều người được tiêm vaccine ngừa COVID-19, đặc biệt là tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh có nguy cơ cao. Do sự lây lan của biến thể Delta, một số người đã tiêm vaccine mũi 1 và thậm chí là cả hai mũi vẫn có thể bị nhiễm bệnh.

Tuy nhiên, với những loại vaccine được thiết kế cơ chế tiêm hai liều để đạt hiệu quả cao nhất, câu hỏi đặt ra là những người đã tiêm mũi một vaccine ngừa COVID-19 và nhiễm bệnh thì có nên tiêm mũi 2 vaccine nữa hay không?

Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn bị nhiễm COVID-19 sau khi tiêm mũi vaccine đầu tiên?

Nhiễm COVID-19 giúp cơ thể gắn kết một số kháng thể bảo vệ một cách tự nhiên. Tuy nhiên, vì bản chất và thời gian tồn tại của những kháng thể này vẫn chưa được biết rõ, bạn vẫn nên tiêm liều thứ hai của vaccine sau khi bình phục.

Ngay cả khi bạn không may nhiễm COVID-19 sau khi tiêm mũi 1 vaccine, đừng bỏ lỡ việc tiêm mũi 2 và thay đổi lại lịch tiêm của mình - (Ảnh: Timesofindia).

Mặc dù trong trường hợp này có thể cần phải xem lại mốc thời gian nhưng hãy chắc chắn không bỏ lỡ nó. Điều này là do tiêm vaccine sẽ tăng thêm sức mạnh miễn dịch của cơ thể cao hơn các kháng thể tự nhiên.

Vì vậy, ngay cả khi bạn không may nhiễm COVID-19 sau khi tiêm mũi 1 vaccine, đừng bỏ lỡ việc tiêm mũi 2 và thay đổi lại lịch tiêm của mình. Hãy nhớ rằng việc bỏ lỡ ngày tiêm vaccine sẽ không làm cho hiệu quả của vaccine kém tác dụng.

Bạn có thể đợi bao lâu để tiêm mũi 2?

Nếu bạn nhiễm COVID-19 trước khi tiêm mũi vaccine thứ 2, hãy cân nhắc kéo dài ngày tiêm chủng để được bảo vệ hoàn toàn.

Các nghiên cứu cho thấy 90 ngày sau khi nhiễm bệnh được coi là khoảng thời gian mà các kháng thể tự nhiên ở chức năng cao nhất của chúng. Những người bị bệnh nặng, hoặc khả năng miễn dịch yếu nên cân nhắc đến gặp bác sĩ trước.

Hãy nhớ rằng, nếu bạn không may bị nhiễm bệnh giữa các liều, trước tiên bạn nên tập trung vào việc hồi phục bệnh và trì hoãn việc tiêm chủng.

Nếu bạn nhiễm COVID-19 trước khi tiêm mũi vaccine thứ 2, hãy cân nhắc kéo dài ngày tiêm chủng để được bảo vệ hoàn toàn - (Ảnh: Timesofindia).

Về ý kiến tiêm vaccine cho người mắc COVID-19 đã khỏi bệnh, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết đã giao các cơ quan chuyên môn nghiên cứu, đánh giá để hướng dẫn cụ thể. Tuy nhiên, lãnh đạo Bộ Y tế nhấn mạnh trước mắt, việc tiêm vaccine COVID-19 vẫn thực hiện theo Quyết định 3802, trong đó người đã mắc COVID-19 trong vòng 6 tháng thuộc nhóm trì hoãn tiêm chủng.

Chỉ 14 ngày sau tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ hai, một người mới được coi là đã được chủng ngừa đầy đủ chống lại COVID và nguy cơ lây nhiễm thực sự được bảo vệ. Do đó, với chỉ một mũi tiêm đầu tiên và sau đó có nhiễm bệnh, bạn vẫn chỉ được bảo vệ một phần và vẫn có nguy cơ đáng kể.

Để đáp ứng mạnh hơn và hiệu quả hơn, cần phải tiêm liều thứ hai. Do đó, mong đợi sự bảo vệ đầy đủ với việc nhiễm COVID-19 sau liều đầu tiên là một khái niệm thiếu sót.

Xem thêm: Râu của đàn ông chứa cả ổ vi khuẩn, bẩn hơn cả lông chó, bạn có tin không?

Phong Vũ

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhiem-covid-19-sau-khi-da-tiem-vaccine-mui-1-co-nen-tiem-tiep-mui-2-khong-32252/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY