12 cung hoàng đạo hôm nay

12 cung hoàng đạo

Nhiễm trùng đột phá tạo ra siêu miễn dịch với COVID-19

Theo một nghiên cứu mới được công bố từ Đại học Y tế Khoa học Oregon (Mỹ), nhiễm trùng đột phá giúp tăng cường đáng kể phản ứng miễn dịch đối với các biến thể của virus gây ra bệnh COVID-19.

Các kết quả phòng thí nghiệm, được công bố ngày 16 tháng 12 trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (JAMA), tiết lộ rằng nhiễm trùng đột phá tạo ra một phản ứng miễn dịch mạnh mẽ chống lại biến thể Delta.

Các tác giả cho biết những phát hiện này cho thấy phản ứng miễn dịch có thể có hiệu quả cao đối với các biến thể khác khi virus SARS-CoV-2 tiếp tục đột biến.

Nhiễm trùng đột phá tạo ra siêu miễn dịch với COVID-19.

Đây là nghiên cứu đầu tiên sử dụng các biến thể SARS-CoV-2 sống để đo sự trung hòa chéo của huyết thanh từ các trường hợp đột phá.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Bạn không thể có được phản ứng miễn dịch tốt hơn. Những loại vaccine này rất hiệu quả trong việc chống lại bệnh nặng. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng những cá nhân được tiêm chủng và sau đó nhiễm bệnh sẽ có siêu miễn dịch”.

Nghiên cứu cũng khẳng định, các kháng thể được đo trong mẫu máu của các trường hợp đột phá đều dồi dào hơn và hiệu quả hơn nhiều - hiệu quả hơn 1.000% - so với các kháng thể được tạo ra trong hai tuần sau liều thứ hai của vaccine Pfizer.

Nghiên cứu cho thấy mỗi lần tiếp xúc với virus sau khi tiêm phòng thực sự tăng cường phản ứng miễn dịch đối với những lần phơi nhiễm tiếp theo, ngay cả với các biến thể mới của virus.

Đồng tác giả nghiên cứu, Bác sĩ Marcel Curlin, phó giáo sư y khoa (bệnh truyền nhiễm) tại Trường Y OHSU cho biết: “Tôi nghĩ điều này có ý nói đến một cuộc chiến cuối cùng. Điều đó không có nghĩa là chúng ta đang ở giai đoạn cuối của đại dịch, nhưng nó chỉ ra nơi mà chúng ta có thể sẽ kết thúc: Một khi bạn đã tiêm phòng và sau đó tiếp xúc với virus, bạn có thể sẽ khá khỏe mạnh và được bảo vệ khỏi các biến thể trong tương lai. Nghiên cứu của chúng tôi ngụ ý rằng kết quả lâu dài sẽ là giảm bớt mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh trên toàn thế giới".

Nghiên cứu so sánh các mẫu máu được thu thập từ tổng số 52 người đã được tiêm vaccine Pfizer và sau đó đã đăng ký tham gia nghiên cứu.

Tổng cộng 26 người đã được xác định là bị nhiễm trùng đột phá nhẹ sau khi tiêm chủng. Trong số các trường hợp đột phá được xác nhận theo trình tự, 10 trường hợp liên quan đến biến thể Delta rất dễ lây lan, 9 trường hợp không phải Delta và 7 trường hợp là biến thể không xác định.

Với tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở nhiều nơi trên thế giới, nghiên cứu mới nhấn mạnh thực tế rằng tiêm chủng vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.

Làm việc trong phòng thí nghiệm An toàn Sinh học Cấp độ 3, các nhà nghiên cứu sau đó đo phản ứng miễn dịch đối với virus sống tiếp xúc với máu được lấy mẫu từ những người có ca bệnh đột phá và so sánh với phản ứng miễn dịch của nhóm đối chứng. Họ phát hiện ra những trường hợp đột phá tạo ra nhiều kháng thể hơn lúc ban đầu và họ nhận thấy rằng những kháng thể đó về cơ bản tốt hơn trong việc vô hiệu hóa virus sống.

Với tỷ lệ tiêm chủng vẫn còn thấp ở nhiều nơi trên thế giới, nghiên cứu mới nhấn mạnh thực tế rằng tiêm chủng vẫn là chìa khóa để chấm dứt đại dịch.

Xem thêm:

Ung thư phổi giai đoạn đầu có thể sớm được phát hiện chỉ từ một giọt máu

Thanh Thanh

Theo Người đưa tin

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/khoe-+/nhiem-trung-dot-pha-tao-ra-sieu-mien-dich-voi-covid-19-33109/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY