Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều trẻ bị bội nhiễm, ngưng thở vì bị ho gà

Dù không phảu cao điểm nhưng số trẻ mắc ho gà thời gian này tăng đột biến. Các chuyên gia cho rằng do tâm lý nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ.
Cao điểm của bệnh ho gà là vào mùa Đông Xuân, nhưng năm nay dịch bệnh này diễn biến phức tạp, đến nay, số bệnh nhi bị ho gà nhập viện vẫn liên tục tăng với biến chứng phổ biến nhất là viêm phổi. Đáng lo ngại là có nhiều trẻ dưới 2 tháng tuổi, tức là chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc bệnh.

Mời các bạn nghe ý kiến của BS Nguyễn Văn Lâm :

Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị cho gần 300 trường hợp, chủ yếu là trẻ dưới 6 tháng tuổi bị mắc bệnh ho gà, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, trong 2 tuần qua, mỗi tuần, bệnh viện tiếp nhận gần 10 bệnh nhi mắc bệnh này, tăng hơn 2 lần so với thời điểm trước đó. Trẻ mắc bệnh phần lớn là dưới 2 tháng tuổi, tức là chưa đến tuổi tiêm phòng, hoặc tiêm không đầy đủ 3 mũi vắc xin. Chị Dương Thu Thanh ở quận Lê Chân, Hải Phòng có con điều trị bệnh ho gà tại Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Con chị chưa được tiêm phòng mũi nào, vì cứ đến đợt tiêm phòng thì cháu bị ốm, sốt. Cháu điều trị ở đây 8 ngày rồi, chưa kể 15 ngày điều trị ở phòng khám tư ở Hải Phòng với chẩn đoán viêm phế quản.

Tuy nhiên, cũng có trẻ đã tiêm phòng đầy đủ 3 mũi vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh ho gà. Theo các chuyên gia y tế, điều này hoàn toàn bình thường, vì tỷ lệ phòng bệnh của vắc xin đạt khoảng 90%.

BS Nguyễn Văn Lâm, trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, trước đây, ho gà chỉ tập trung ở mùa Đông Xuân nhưng năm nay kéo dài chưa từng thấy. Bệnh nhi nhập viện chủ yếu sống tại Hà Nội, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng... Lý giải về việc trẻ chưa đến tuổi tiêm phòng đã mắc ho gà, BS Nguyễn Văn Lâm cho hay, nếu các bà mẹ được tiêm phòng vắc xin ho gà sẽ có kháng thể truyền cho con. Tuy nhiên, hiện nay, do thói quen của nhiều bà mẹ cho con ăn sữa ngoài và không cho con bú sữa mẹ nên không thể truyền kháng thể phòng bệnh cho con. Hoặc trước đây, nếu bà mẹ chưa được tiêm phòng ho gà thì con không có kháng thể là điều đương nhiên.

Theo BS Lâm, ở lứa tuổi nhỏ, trẻ mắc ho gà rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác nếu bác sĩ không chứng kiến được cơn ho. Chưa kể, nhiều ông bố bà mẹ có thói quen cứ thấy ho, sốt là tự ý mua kháng sinh, khi không đỡ mới đến gặp bác sĩ, khiến triệu chứng bị thuyên giảm, chẩn đoán khó khăn.

Vì vậy khi trẻ có biểu hiện ho cơn, ho sặc sụa tím tái, xuất tiết đờm dãi, nôn chớ dữ dội nhưng sau ho trẻ gần như trở lại bình thường thì cần nghĩ ngay đến ho gà.

Còn việc đánh giá trẻ mắc ho gà nặng hay nhẹ phụ thuộc rất nhiều vào cơn ho, mức độ tím, tần suất các cơn ho. Ngoài ra có thể đánh giá dựa trên xét nghiệm máu, đặc biệt công thức máu xem chỉ số bạch cầu. Nếu lượng bạch cầu cao đột biến trên 5.000 thì biểu hiện trẻ rất nặng.

Tại khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, số trẻ mắc bệnh ho gà mấy tuần gần đây cũng tăng đột biến. Tuần qua ghi nhận số bệnh nhi nhập viện cao nhất với 8 trường hợp. Nhiều trẻ mắc bệnh do cha mẹ lo ngại sử dụng vắc xin Quinvaxem và chờ vắc xin dịch vụ đang khan hiếm nên bỏ lỡ lịch tiêm chủng của trẻ. TS Bùi Vũ Huy, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khuyến cáo các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch. Hiện nay, vắc xin Quinvaxem phòng 5 bệnh trong đó có ho gà, mũi 1 tiêm lúc trẻ 2 tháng tuổi, mũi 2 lúc 3 tháng tuổi và mũi 3 lúc 4 tháng tuổi. Với ho gà, trẻ càng nhỏ, nguy cơ mắc bệnh càng cao.

Tại các bệnh viện lớn, năm nay, dù chưa ghi nhận trường hợp nào Tu vong do ho gà nhưng ghi nhận bội nhiễm">nhiều trẻ bị bội nhiễm
viêm phổi, nhiều bệnh nhi có lúc ngừng thở vì những cơn ho dữ dội, kéo dài. Trẻ mắc ho gà rất dễ bị chẩn đoán nhầm sang bệnh khác nên thời gian điều trị khá lâu, nhiều trường hợp phải nằm viện hàng tháng. Khi trẻ có biểu hiện ho theo cơn, ho sặc sụa tím tái, xuất tiết đờm dãi, nôn trớ dữ dội nhưng sau cơn ho trẻ gần như trở lại bình thường thì cần nghĩ ngay đến bệnh ho gà, đưa trẻ đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời

Nguyễn Hoàng

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhieu-tre-bi-boi-nhiem-ngung-tho-vi-bi-ho-ga-16193.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte ơi, cho em hỏi: Em muốn xét nghiệm máu (bộ tiền phẫu) thì nên xét nghiệm ở đâu cho rẻ? Nếu có thể, Mangyte cho em danh sách bảng giá xét nghiệm của một vài bệnh viện để em tham khảo với. Cám ơn bác sĩ! (Mai My - maimy…@yahoo.com)
  • Tôi muốn khám tổng quát hết tất cả để biết xem mình có bệnh gì không, tôi muốn khám dịch vụ ở bệnh viện Chợ Rẫy thì cho tôi hỏi tôi nên khám khoa gì? Và nếu gọi điện thoại đặt giờ đến khám thì khi đến tôi sẽ báo ai để biết là mình đã đặt giờ? Xin cảm ơn! (Mong Truyen - Tiền Giang) Cho em hỏi xét nghiệm máu tìm bệnh ở TPHCM chỗ nào uy tín và tốt nhất, chi phí 1 lần xét nghiệm là bao nhiêu? (Bá Sang - Q. Tân Bình, TPHCM)
  • Ba tôi cần làm xét nghiệm máu mà ngán phải đến các trung tâm chờ đợi đông quá, với lại ông bị đau khớp, không tiện đi lại. Mangyte.vn giúp tôi địa chỉ lấy máu tại nhà được không? Cảm ơn nhé! (Phương Uyên - TPHCM)
  • Viêm phế quản là bệnh thường gặp trong mùa đông và thời tiết thay đổi. Khi phế quản bị viêm, niêm mạc của các phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, gây ra ho và có thể kèm theo đờm đặc. Bạn đọc có thể tham khảo một số bài Thuốc, món ăn, trà Thuốc dùng khi mắc bệnh viêm phế quản như sau:
  • Viêm phế quản mạn tính, (viêm phế quản mạn), là tình trạng viêm, (hoặc dễ bị kích thích), của đường thở trong phổi.
  • Viêm phế quản cấp là tình trạng nhiễm trùng cây phế quản, hệ thống ống mang khí đến hai lá phổi.
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Xét nghiệm máu là một loại xét nghiệm phổ biến, giúp chẩn đoán, theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh, và kiểm tra nhóm máu của bạn, trước khi được truyền máu.
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY