Hỏi đáp dịch vụ y tế hôm nay

Hỏi đáp dịch vụ y tế

Nhiều trẻ em bị T*i n*nthương tích do cửa tự động

Cửa tự động tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đối với trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ khi gần đây có nhiều trẻ em bị T*i n*n thương tích khi bị kẹt vào cửa tự động.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, gần đây khoa tiếp nhập một số trường hợp bệnh nhi bị T*i n*n, tổn thương chân tay do kẹt vào cửa trượt tự động tại gia đình.

Trường hợp nhập viện gần đây nhất là bé D.P (28 tháng tuổi, ở Hà Nội) vào viện trong tình trạng bàn chân phải bị dập nát do chân bị kẹp vào cổng trượt tự động của gia đình.

Theo lời kể của bố bệnh nhân, gia đình có lắp cổng trượt tự động để có thể ở trong nhà điều khiển từ xa. Tuy nhiên, khoảng 19 giờ 30 phút buổi tối trước khi nhập viện, gia đình đang ăn cơm thì có người quen dẫn con qua nhà chơi, lúc này chị gái 9 tuổi của bé bấm nút mở cửa. Do thiết kế của cổng trượt tự động trượt đi trượt lại nên khiến bé rất tò mò và thích thú đứng bám lên đu theo cổng.

Bố bệnh nhân chia sẻ, mọi lần khi đóng mở cửa thì người lớn có mặt ở đó nhắc con không được trèo lên cổng. Tuy nhiên, lần này do gia đình không để ý nên đã xảy ra sự cố. Khi thấy cháu khóc, mọi người chạy ra đến nơi đã thấy chân con bị kẹt vào cổng, sau đó gia đình đã kịp thời đưa con vào viện cấp cứu.

Được biết, nguyên nhân khiến trẻ bị T*i n*n là do cổng trượt tự động của gia đình bệnh nhi lắp sai cảm biến hồng ngoại ra phía ngoài, mà không lắp vào bên trong để cảm nhận người hay xe tới gần để dừng đóng mở. Ngay sau T*i n*n của con, gia đình này đã tháo ngay cửa tự động.

Bác sĩ Nguyễn Vũ Hoàng, Khoa Chỉnh hình Nhi, Bệnh viện Nhi Trung ương, người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhi cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhi tại khoa Cấp cứu chống độc, các bác sĩ lập tức thăm khám cho bệnh nhi và hội chẩn chuyên môn với lãnh đạo khoa Chỉnh hình nhi.

Bàn chân phải của trẻ bị dập nát, vỡ 2 cổ xương bàn II-III, đứt gân duỗi ngón I-II-III, khuyết hổng da lộ gân mu chân. Bệnh nhi nhanh chóng được đưa vào phòng phẫu thuật xử trí bằng cắt lọc vết thương hoại tử, bỏ mô dập nát. Nối lại và phục hồi gân, mạch máu…để giữ lại bàn chân cả về chức năng và thẩm mỹ cho trẻ, bác sĩ Hoàng nói.

Sau phẫu thuật, hiện trẻ đã ổn định, tuy nhiên, do bàn chân bị dập nát phần gân cơ nên sau này bệnh nhi phải tập vật lý trị liệu để phục hồi dần dần.

Chuyên gia này cho hay, cổng trượt tự động hiện nay là một thiết bị hiện đại thông minh tiện lợi được nhiều gia đình lắp đặt. thế nhưng, với những gia đình có con nhỏ, những cánh cửa tự động hoặc cửa cuốn có thể gây ra những t*i n*n nguy hiểm.

Bác sĩ Hoàng cho rằng, để phòng chống T*i n*n thương tích cho trẻ, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè, các bậc cha, mẹ cần quan tâm đến con em mình ở mọi lứa tuổi. Chú trọng đến các chương trình an toàn cho trẻ tại gia đình và cộng đồng.

Nếu gia đình sử dụng cửa, cổng tự động, để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ nên lưu ý tới chất lượng cửa tự động mà gia đình sử dụng. thêm vào đó, người lớn nên lắp thêm thiết bị tự động thông minh, biết dừng và báo động khi gặp vật cản.

Để tránh các T*i n*n đáng tiếc xảy ra đối với trẻ, nên lắp cảm biến hồng ngoại nhận diện vào bên trong cổng, không lắp bên ngoài, để khi trẻ từ trong nhà tới gần thì đèn hồng ngoại nhận diện phát hiện và dừng cổng chạy trên ray kịp thời.

Trong khi sử dụng cửa, cổng tự động, cha mẹ cần tuyệt đối trông chừng trẻ nhỏ. Cha mẹ nên chú ý quan sát kỹ các vật cản khi điều khiển cửa, tuyệt đối không rời mắt khi đang điều khiển cửa, cổng tự động.

Bên cạnh đó, cha mẹ phải luôn có người chăm sóc bên cạnh trẻ nhỏ khi trẻ ăn, ngủ, chơi. Phải thường xuyên giáo dục trẻ không được leo trèo khi không có người lớn bên cạnh, không cho trẻ đứng trên ghế, vật dụng không vững.

Khi có sự quan tâm, nhắc nhở đúng mực của cha mẹ sẽ giúp trẻ tiếp thu tốt, góp phần phòng tránh được những tại nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo nhân dân (https://nhandan.com.vn/goc-tu-van/nhieu-tre-em-bi-tai-nan-thuong-tich-do-cua-tu-dong-699877/)

Tin cùng nội dung

  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Ung thư và quá trình điều trị của căn bệnh này đôi khi có thể khiến người bệnh khó nuốt. Lời khuyên nào sẽ hữu ích giúp cải thiện tình trạng khó nuốt cho trẻ
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Suyễn là tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp. Đường hô hấp của những trẻ bị suyễn rất nhạy cảm với các chất mà trẻ bị dị ứng (dị nguyên) và các chất kích thích khác có trong không khí.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Viêm thanh khí phế quản là một tình trạng nhiễm trùng làm phần bên trong cổ họng trẻ sưng phồng, gây khó thở cho trẻ. Cần đưa trẻ đi bác sĩ nếu có triệu chứng viêm thanh khí phế quản.
  • Thiếu máu là một tình trạng đôi khi có thể xảy ra ở trẻ nhỏ. Tình trạng này có thể làm cho con bạn quấy chướng, mệt mỏi và suy yếu.
  • Ung thư tuyến giáp ở trẻ em là bướu nội tiết ác tính dạng đặc thường gặp thứ 3 và phổ biến nhất ở trẻ em.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY