Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Nhiều trẻ sơ sinh sốt xuất huyết nguy kịch do chẩn đoán nhầm bệnh

TP HCM-Một tháng nay, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố tiếp nhận 4 trẻ sơ sinh sốc sốt xuất huyết nặng, do ban đầu được chẩn đoán nhầm bệnh khác.

Ngày 27/7, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết trường hợp nặng nhất là bé gái 8 tháng tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp, nhập viện trong tình trạng sốc, da nổi ban. Trước đó, bé sốt cao liên tục ba ngày, ho sổ mũi. Đến ngày thứ 4, bé bớt sốt, nôn ói ra dịch lợn cợn nâu, bụng chướng, nổi chấm xuất huyết trên da, được đưa đi khám gần nhà.

Bác sĩ chẩn đoán bé sốc sốt xuất huyết nặng, điều trị chống sốc với dung dịch điện giải, sau đó đổi sang dung dịch cao phân tử, truyền máu rồi chuyển đến tp hcm. bệnh nhi được tiếp tục điều trị chống sốc, truyền máu, điều trị hỗ trợ gan.

Tình trạng huyết động, tổn thương gan cải thiện, song đến khoảng ngày thứ 7, bé sốt trở lại. Xét nghiệm máu ghi nhận biểu hiện của hội chứng thực bào máu sau sốt xuất huyết. Đây là một rối loạn có thể dẫn đến tử vong. Bé được hội chẩn chuyên khoa huyết học điều trị tiếp, may mắn hồi phục sau gần ba tuần.

Trường hợp khác, bé trai 11 tháng tuổi, ngụ tỉnh tiền giang. bé sốt cao liên tục 4 ngày, tiêu chảy 5-6 lần phân lỏng vàng. bác sĩ phòng khám tư chẩn đoán tiêu chảy nhiễm trùng, uống thuốc không rõ loại.

Ngày thứ 5, bé bớt sốt nhưng lừ đừ, tiêu lỏng, phân xanh, tay chân lạnh, được người nhà đưa đến bệnh viện địa phương. Bác sĩ chẩn đoán sốc nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết từ đường tiêu hóa, điều trị kháng sinh, truyền dịch chống sốc và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bé được tiếp tục truyền dịch chống sốc, tình trạng huyết động sau đó cải thiện nhưng men gan còn tăng cao, do đó được truyền giải độc gan. Sau gần một tuần, tình trạng trẻ cải thiện dần, tỉnh táo, men gan trở về bình thường.

Một bé sơ sinh phải nhập viện điều trị do tổn thương gan sau sốt xuất huyết. Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố

Hai bé gái khác, 9 và 7 tháng tuổi, chỉ sốt nhẹ 38-38,5 độ C, ho sổ mũi 4 ngày, bác sĩ tư chẩn đoán viêm hô hấp trên, điều trị kháng sinh, hạ sốt, giảm ho nhưng không bớt. Đến ngày 5, người nhà thấy trẻ quấy khóc bỏ bú nên nhập viện. Bác sĩ xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết, điều trị truyền dịch chống sốc theo phác đồ, tình trạng các trẻ cải thiện dần, phục hồi sức khỏe sau ba ngày và xuất viện.

Tương tự, bệnh viện nhi đồng 1, nhi đồng 2 thời gian qua cũng tiếp nhận một số trường hợp trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi sốt xuất huyết nặng.

Dấu hiệu sốt xuất huyết nặng cần khám ngay (bấm vào ảnh để xem). đồ họa: tạ lư

Theo bác sĩ tiến, sốt xuất huyết có thể tấn công trẻ nhũ nhi, một số trường hợp biểu hiện không điển hình như sốt nhẹ vừa, không liên tục lại kèm ho sổ mũi hắt hơi, hay tiêu chảy, nôn ói... điều này dễ gây lầm tưởng với các bệnh lý hô hấp, tiêu hóa hay nhiễm trùng, dễ bỏ sót không theo dõi bệnh sốt xuất huyết. trẻ không biết nói hoặc không biết diễn tả triệu chứng nên phụ huynh cần theo dõi sát tình trạng.

Trẻ sốt từ 2-3 ngày trở lên cần được nghĩ đến bệnh sốt xuất huyết đến khám tại các cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để thăm khám xét nghiệm định bệnh chính xác, từ đó điều trị thích hợp. cần đưa ngay vào viện nếu thấy bé sốt trên hai ngày, có một trong các dấu hiệu như quấy khóc, bứt rứt, lăn trở khó chịu hoặc li bì, lơ mơ; chảy máu cam, máu răng hoặc ói ra máu, tiêu phân đen, đỏ; tay chân lạnh, nằm một chỗ không chơi, bỏ bú, bỏ ăn uống.

Từ đầu năm đến nay, hơn 32.000 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết được phát hiện tại tp hcm, tăng gần 300% so với cùng kỳ năm ngoái, tỷ lệ ca nặng tăng cao; số ca tử vong là 13 người.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/nhieu-tre-so-sinh-sot-xuat-huyet-nguy-kich-do-chan-doan-nham-benh-4492444.html)

Tin cùng nội dung

  • Người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tiêu chảy nặng, có thể suy thận, trụy mạch nếu không được cấp cứu kịp thời.
  • Khí hậu nóng ẩm mùa hè là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây tiêu chảy. Bệnh thường gặp ở những nơi vệ sinh kém, thức ăn bị ô nhiễm.
  • Ngoài lý do mắc tiêu chảy do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn hay do độc tố của vi khuẩn, trẻ còn có thể mắc tiêu chảy do virut như Rotavirus...
  • Nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính có thể do kém hấp thu trong loạn khuẩn đường ruột do lạm dụng kháng sinh; tổn thương niêm mạc ruột do viêm mạn; thiếu enzym tiêu hóa; nghiện rượu; ung thư đường ruột; bệnh lý gây rối loạn chuyển hóa như trong đái tháo đường, xơ gan... Ăn uống có vai trò quan trọng trong điều trị tiêu chảy mạn.
  • Thần khúc là chế phẩm từ bột mì và các bột Thu*c khác, trộn đều, ép khuôn, cho lên men. Trong thần khúc có tinh dầu, các men rượu bia, protein, lipid và vitamin.
  • Theo y học cổ truyền, sắn thuyền có vị đắng chát, tính mát; có tác dụng thu sáp, kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành vết thương. Thường dùng để sát khuẩn, điều trị vết thương phần mềm, tiêu chảy, bạch đới,…
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Tiêu chảy tức là đi ngoài nhiều hơn và ra phân lỏng. Việc không kiểm soát được có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, kém ăn và sức khỏe yếu do tiêu chảy.
  • Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp tính như virut (Rotavirus thường là nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ em, Adenovirus...)...
  • Bệnh tiêu chảy ở trẻ em bị gây ra bởi vi – rút và thường tự cải thiện trong vòng một tuần. Nếu tiêu chảy do vi - rút trẻ thường có triệu chứng sốt và khởi bệnh với việc nôn ói
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY