Khoa học hôm nay

Những bằng chứng khủng khiếp chứng minh biến đổi khí hậu đã giải phóng virus bệnh tật từ động vật hoang dã vào con người

Trong vài thập kỷ tới, suy thoái sinh thái, sự nóng lên toàn cầu và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt có thể gia tăng các mối đe dọa tới sức khỏe con người.

Các dịch bệnh trong quá khứ minh chứng rằng những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm có tác động mạnh mẽ đến sự lan truyền của dịch bệnh.

Một trong số đó phải kể đến dịch sốt vàng da xảy ra vào mùa hè năm 1878 tại miền Nam nước Mỹ, do virus truyền sang người qua muỗi vằn (Aedes Aegypti). Khoảng 100.000 người mắc bệnh, 20.000 người ch*t. Thiệt hại kinh tế ước tính lên tới 200 triệu đô la ở thời điểm đó.

Trong suốt thế kỷ 18 và 19, sốt vàng da là căn bệnh nguy hiểm hằng năm của các thành phố lớn ở lưu vực hạ lưu sông Mississipi. Khoảng từ tháng 7 đến tháng 10 hằng năm, dịch bệnh làm tê liệt hoàn toàn các ích lợi xã hội, hệ thống thương mại của thành phố và toàn nước Mỹ (theo Báo cáo của Thượng viện Hoa Kỳ năm 1911).

Một loạt hình ảnh vào thế kỷ 19 mô tả các diễn tiến của bệnh sốt vàng. Người bệnh sốt, vàng da, ở thể nặng sẽ chảy máu mũi, nôn ra máu hoặc đi ngoài phân đen, suy đa phủ tạng. Tỷ lệ Tu vong ở thể nặng 20% tới 50%, các thể khác dưới 5%. Bệnh gây ra do muỗi vằn Aedes Aegypti truyền virus. Nguồn ảnh: https://scopeblog.stanford.edu/


Mãi cho đến năm 1911, các thùng nước và bể chứa được mới được đậy lại sau khi dùng. Những thay đổi này đã giúp hạn chế lượng muỗi sinh sôi. Nhưng phải đến cuối thế kỷ 20, các nhà khoa học mới hiểu được vì sao dịch bệnh lại bùng phát lại nặng nề hơn ở một số thời điểm.

Từ năm 1793 đến 1905, đã có 9 trận dịch sốt vàng da tàn khốc, 7 trong số đó lại trùng với các đợt El Nino lớn.

Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí của Hiệp hội Khí tượng Hoa Kỳ năm 1999, hiện tượng El Nino là điều kiện hoàn hảo để muỗi vằn có thể lây truyền bệnh sốt vàng da. El Nino và đại dịch năm 1878 là một trong những sự kiện quan trọng được ghi nhớ nhiều nhất.

Rất khó để dự đoán biến đổi khí hậu trong tương lai sẽ có tác động như thế nào tới sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm vì điều này còn phụ thuộc vào tác động qua lại rất phức tạp giữa khí hậu, thiên nhiên và con người.

Dù vậy, các số liệu hàng năm của một số bệnh truyền nhiễm do virus như cúm mùa, sốt vàng da đã chỉ ra một số bằng chứng về mối liên hệ nói trên.

Theo Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu, hoạt động của con người đã gây ra sự nóng lên toàn cầu, cụ thể nhiệt độ trái đất đã lên tăng khoảng 1° C. Nếu còn tiếp tục kéo dài, nhiệt độ có thể sẽ tăng lên đến 1,5 °C trong khoảng từ năm 2030 đến năm 2052.

Như vậy, trên thế giới sẽ xuất hiện nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và nóng bức. Những thay đổi về nhiệt độ, lượng mưa và độ ẩm sẽ tác động mạnh đến hệ sinh thái động thực vật trên toàn cầu. Ví dụ, các loại virus chỉ có ở động vật sẽ có thể lây nhiễm cho con người qua trung gian truyền bệnh là côn trùng.

Chưa có bằng chứng nào cho thấy biến đổi khí hậu tác động tới COVID-19, nhưng đã có một cuộc tranh luận gay gắt về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu cho rằng sự lây lan nhanh của loại virus này giữa các loài có thể tạo ra các bệnh mới mà con người ít có khả năng miễn dịch.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến sự lây lan của virus là:

• Trung gian truyền bệnh (hay côn trùng).

• Vật chủ.

• Hoạt động của con người.

• Hệ thống miễn dịch.

Các loại côn trùng truyền bệnh như muỗi, ve và đom đóm là những sinh vật máu lạnh. Nghĩa là, chúng không thể tự điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và chịu ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt độ bên ngoài.

Khi nhiệt độ tăng mạnh và đột ngột, một loại côn trùng có thể ch*t đi, nhưng nếu nhiệt độ tăng nhẹ và từ từ lại có thể là điều kiện tốt cho chúng. Vì thời tiết ấm hơn sẽ dẫn đến lượng thức ăn phong phú hơn, là điều kiện thuận lợi cho việc sinh sôi. Theo lý thuyết, tăng nhiệt độ do biến đổi khí hậu có thể làm tăng sự tiếp xúc của con người với côn trùng, hoặc làm tăng tỷ lệ số người bị côn trùng cắn.

Vì sao? Vì thiên nhiên luôn chia vùng sẵn cho các loài. Có một phạm vi khí hậu mà côn trùng có thể tồn tại và sinh sản trong đó. Nên khi khí hậu thay đổi theo hướng ấm lên, côn trùng buộc phải thay đổi phạm vi địa lý của chúng hoặc tiến hóa để thích nghi. Những thay đổi này có thể dẫn đến các bệnh truyền nhiễm mới nổi, điển hình là COVID-19, SARS, MERS… đã xảy ra trong 20 năm qua.

Một nghiên cứu trên tạp chí Nature năm 2008 cho thấy các bệnh truyền nhiễm do trung gian truyền bệnh gây ra chiếm khoảng 30% trong số tất cả các bệnh truyền nhiễm mới nổi ở thập kỷ trước. Điều đáng lo ngại là chúng đang tăng từng ngày.

Các học giả cho rằng sự gia tăng này trùng với những thay đổi bất thường của khí hậu trong những năm 1990.

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Biến đổi khí hậu khiến tăng giảm lượng mưa ở một số vùng cũng gây ra tác động phức tạp, khó lường lên các trung gian truyền bệnh.

Lượng mưa tăng lên, nhiều vùng trũng và vật dụng phế liệu có nước đọng lại, sẽ là nơi ở tốt cho ấu trùng của các con vật là trung gian truyền bệnh. Ví dụ như muỗi vằn gây dịch sốt vàng da và sốt xuất huyết đã nói ở phần đầu.

Đồ họa về sự nóng lên toàn cầu từ năm 1880 đến 2019

Ở một số nơi, hạn hán cũng có thể làm tăng cơ hội kể trên, do lòng sông khô cạn để lại nhiều ao hồ tù đọng cũng như gia tăng thói quen trữ nước mưa trong các vật chứa.

Theo các chuyên gia, một mùa đông ấm áp và một mùa hè khô nóng vào năm 1999 đã dẫn đến sự bùng phát của virus West Nile (gây ra bệnh sốt West Nile -Tây sông Nin) lây truyền do muỗi chích giữa các tiểu bang Đại Tây Dương của Mỹ.

Ngoài ra, các ổ tù đọng cũng gây ra những thay đổi trong môi trường dẫn tới mất cân bằng sinh thái. Ví dụ khi mưa ít, số lượng ếch và chuồn chuồn ăn ấu trùng, côn trùng sẽ suy giảm. Đó là điều kiện cho côn trùng phát triển.

Chim là vật chủ chính của virus, và sự tụ tập đông đúc của chúng tại các hồ nước nhỏ có thể khiến chúng dễ dàng bị côn trùng cắn hơn. (Nếu có nhiều hồ nước lớn, mật độ chim chóc tại mỗi hồ sẽ thưa thớt hơn, do vậy chúng cũng ít bị côn trùng cắn hơn. Điều này gợi cho chúng ta suy nghĩ đến lệnh giãn cách xã hội đang được áp dụng trên toàn thế giới trong dịch COVID-19).

Các bệnh truyền nhiễm lây truyền từ động vật sang người được gọi là zoonoses. Một số bài báo trên tạp chí Annals of the American Thoracic Association chỉ ra: nếu biến đổi khí hậu gây ra sự thay đổi ở các loài động vật hoang dã thì mầm bệnh của chúng cũng biến đổi theo.

"Biến đổi khí hậu có thể thay đổi môi trường sống và giúp các mầm bệnh dễ dàng tiếp xúc với động vật hoang dã, cây trồng, vật nuôi và con người hơn, sẽ có nhiều bệnh mà trước đây con người ít tiếp xúc và chưa có miễn dịch."

Chuột gây ra bệnh Hantavirus, gây xuất huyết hội chứng thận và hội chứng phổi, tỷ lệ Tu vong cao. Bệnh lây qua virus Hanta phát tán qua nước dãi, phân, nước tiểu của chuột ô nhiễm vào không khí và con người hít vào. Chuột không bị bệnh này.

Biến đổi khí hậu toàn cầu gây nóng lên toàn cầu, hạn hán, sóng nhiệt, lũ lụt, mưa và bão nhiều và dữ dội hơn, băng tan ở Bắc cực, nước biển dâng, mùa không có sương giá dài hơn. Nguồn: Climate.nasa

Ví dụ, lượng mưa và nhiệt độ thay đổi gây ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của vật chủ (dơi, tinh tinh, tê tê và hươu), khiến phạm vi quần thể của chúng bị giảm đi và gia tăng cơ hội tiếp xúc với con người.

Có một số bằng chứng cho thấy điều này đã xảy ra trong quá khứ. Vào cuối năm 1999 và đầu năm 2000, các nhà khoa học ở Los Santos ở Panama đã xác định những trường hợp đầu tiên ở Trung Mỹ mắc bệnh phổi do hantavirus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra từ nước bọt, nước tiểu và phân của loài gặm nhấm, có khả năng gây Tu vong ở người.

Một báo cáo về các bệnh truyền nhiễm mới nổi cho thấy nguyên nhân bùng phát số lượng loài gặm nhấm vào tháng 9 và tháng 10 năm 1999 ở Los Santos là do lượng mưa tăng gấp hai đến ba lần.

Mưa gây lụt lội cũng có thể là nguyên nhân gián tiếp thúc đẩy sự lây lan của enterovirus ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới mỗi năm. Đây là loại virus lây từ người sang người qua đường phân-miệng, gây ra bệnh bại liệt, tay chân miệng, viêm màng não vô khuẩn, viêm cơ tim ở trẻ sơ sinh, viêm đườnghô hấp trên, viêm màng trong và màng ngoài tim…

Cụ thể là lượng mưa lớn có thể gây ra lũ quét trên đất liền và kéo theo nước thải của con người xuống biển. Khi đó, một số loại virus này có thể làm ô nhiễm động vật có vỏ (ốc, sò…) dẫn đến mức độ gây bệnh cao hơn ở người.

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) ước tính 3 trong số bốn bệnh mới nổi là đến từ động vật. Các chuyên gia đã tìm hiểu mối liên quan giữa các trường hợp đầu tiên mắc COVID-19 với chợ Hoa Nam, tỉnh Vũ Hán, Trung Quốc, là nơi buôn bán các động vật hoang dã để lấy thịt.

Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature xác nhận rằng coronavirus mới không phải là sản phẩm được tạo ra trong phòng thí nghiệm, như một số giả thuyết trước đó. Bộ gien của coronavirus có sự tương đồng đáng kể với loài coronavirus ở loài dơi và tê tê. Điều này phù hợp với giả thuyết cho rằng virus lây lan từ dơi sang người dơi thông qua tê tê được bán ở chợ Hoa Nam.

Các nhà hoa học tin rằng virus gây dịch COVID-19 xuất phát từ tê tê, một loài động vật hoang dã hay được buôn bán ở Trung Quốc.

Trong dịch COVID-19, mặc dù chưa có bằng chứng khẳng định biến đổi khí hậu có vai trò trong sự xuất hiện của chủng virus này hay không, nhưng nó có thể là nguyên nhân ban đầu khiến thay đổi hoạt động của con người, theo hướng động vật hoang dã và con người dễ dàng tiếp xúc với nhau hơn.

Ví dụ, nếu mùa màng thất bát, gia súc bị ch*t do lũ lụt, hạn hán, nóng bức, sâu bệnh, nạn đói có thể khiến con người săn bắn và ăn nhiều động vật hoang dã hơn.

Một sự việc tương tự có thể đã dẫn đến sự xuất hiện của Ebola, một loại virus truyền nhiễm, gây ch*t người tại một ngôi làng nằm sâu trong rừng Minkebe ở ​​miền bắc Gabon năm 1996. Các chuyên gia tin rằng nguyên nhân của vụ dịch là do dân làng đã giết một con tinh tinh.

Tiếp đó, các nhà khoa học cũng đã tìm thấy mối liên quan giữa một ổ dịch vào năm 2007 ở Tây Phi khi con người ăn một loài dơi ăn quả.

Sự phá hủy các hệ sinh thái rừng nguyên sinh do khai thác gỗ trái phép và các hoạt động khác của con người cũng có thể làm tăng nguy cơ các loại virus sẽ truyền từ động vật hoang dã sang người.

Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Nature, môi trường sống bị suy thoái sẽ chứa nhiều loại virus hơn, và có thể dễ dàng lây nhiễm cho con người. Điều này có thể do thiên nhiên đang mất đi sự đa dạng sinh học

Ở các vĩ độ phía bắc, dịch cúm có xu hướng xảy ra trong khoảng từ tháng 10 đến tháng 5, đạt đỉnh vào tháng 1 và tháng 2. Nhìn chung, khi thời tiết bắt đầu nóng lên thì bệnh cúm cũng bớt lây lan hơn. Điều này có thể là do con người ít có những tiếp xúc gần với nhau hơn khi trời nóng.

Ngoài ra, điều kiện ấm và ẩm hơn có thể làm giảm khả năng sống sót của virus đường hô hấp. Điều này lý giải vì sao các đợt bùng phát dịch bệnh theo mùa lại xảy ra nhiều ở phía bắc, nơi có thời tiết lạnh và khô hơn.

Hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có bất kỳ sự thống nhất nào về việc biến đổi khí hậu trong những thập kỷ tới sẽ làm tăng hoặc giảm sự bùng phát của dịch cúm hay không. Tuy nhiên, sự thay đổi này có thể có những tác động khó quan sát hơn.

Chẳng hạn, một phân tích về bệnh cúm ở Hoa Kỳ từ năm 1997 đến 2013 đã phát hiện ra rằng mùa đông ấm áp sẽ làm dịch cúm xuất hiện sớm hơn và nghiêm trọng hơn vào năm sau.

Một nghiên cứu từ PLOS Currents: Influenza cho thấy mùa đông ấm áp có thể làm giảm khả năng miễn dịch của cộng đồng vì ít người mắc phải virus này. Điều này làm cho virus dễ dàng lây lan vào năm sau, dẫn đến sự bùng phát tồi tệ hơn.

Các tác giả của một nghiên cứu khác được công bố trên IOPscience cảnh báo rằng sự biến động đột ngột của nhiệt độ - một đặc điểm của sự nóng lên toàn cầu – sẽ gây suy giảm khả năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp của con người. Họ phát hiện ra thời tiết thay đổi nhanh chóng vào mùa thu-đang nắng nóng mùa hè chuyển sang lạnh- có mối liên hệ với mức độ nghiêm trọng của đợt dịch cúm xảy ra vào mùa đông sau đó.

Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ và người già đặc biệt dễ bị tổn thương trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Trong tạp chí Annals of the American Thoracic Society của hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ, các bác sĩ cho rằng viêm phổi trẻ em ở Úc có liên quan đến hiện tượng nhiệt độ giảm đột ngột.

    Trái Đất đang tiến đến một thảm họa tồi tệ hơn cả sự tuyệt chủng của khủng long

  • Bắc Cực thủng tầng ozone: Lớn nhất trong 40 năm, giới khoa học lo lắng cho vận mệnh Trái Đất

Khi những cảnh báo trên xảy ra, khoa học có thể là chỗ dựa tốt nhất để chống lại dịch bệnh. Với những tiến bộ công nghệ gần đây, các nhà khoa học có thể phát triển và sản xuất các xét nghiệm chẩn đoán, vắc-xin phòng bệnh với tốc độ nhanh chóng hơn nhiều so với một thập kỷ trước.

Nếu cách đây 10 năm, với một dịch bệnh như COVID-19, phải mất 10 - 15 năm mới có thể phát triển vắc-xin, vì thế tình hình sẽ rất tồi tệ. Tuy nhiên, giờ đây các nhà khoa học có thể tạo ra vắc xin chống lại SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 12-18 tháng tới.

Một phân tích về dịch bệnh truyền nhiễm do Journal of the Royal Society Interface xuất bản năm 2014 kết luận: "Số liệu cho thấy mặc dù có sự gia tăng các đợt bùng phát dịch nhưng những tiến bộ trên toàn cầu về phòng ngừa, phát hiện, kiểm soát và điều trị sớm đang trở nên hiệu quả hơn trong việc giảm số người nhiễm bệnh."

* Nguyễn Hồng Duyên - Nguyễn Thảo Ngân - Hà Xuân Nam, Nhóm CTV Y học cộng đồng biên dịch. Nguồn: Medicalnewstoday

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/nhung-bang-chung-khung-khiep-chung-minh-bien-doi-khi-hau-da-giai-phong-virus-benh-tat-tu-dong-vat-hoang-da-vao-con-nguoi-20200409214936802.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Chảy máu mũi, hay trong dân gian còn gọi là chảy máu cam, là tình trạng xuất huyết ở đường mũi, bệnh phổ biến và thường gặp trong cuộc sống hàng ngày
  • Niêm mạc mũi có một mạng lưới mao mạch dày đặc, nổi rất nông để thực hiện chức năng làm ấm và làm ẩm không khí trước khi vào phổi.
  • Tôi 36 tuổi, gần đây hay bị chảy máu mũi bên trái. Chảy ít, nằm nghỉ khoảng 15 phút thì hết. Làm sao khắc phục hiện tượng này, thưa bác sĩ?
  • Rụng tóc, các vấn đề về tuyến tiền liệt và xuất tinh sớm, sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn 50 đến 60% nam giới.
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY