Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những cách đơn giảnđể phòng bệnh mùa dịch

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (COVID-19) lan nhanh và diễn biến phức tạp, các chuyên gia y tế đã cung cấp những kiến thức hữu ích cho người dân hiểu rõ

đơn giản nhưng hiệu quả để tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, chung tay phòng chống, đẩy lùi COVID-19.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý là một trong những giải pháp tăng cường sức khỏe. Trong ảnh: Cán bộ y tế phân chia khẩu phần ăn bệnh lý cho người bệnh.

Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Văn Vĩnh Châu, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh tại buổi tọa đàm trực tuyến về Tăng cường sức khỏe – vượt qua dịch bệnh cho biết, đối với những trường hợp nhiễm COVID-19 được chữa khỏi bệnh, trong đó có những bệnh nhân lớn tuổi, thì kinh nghiệm cho thành công đáng mừng đó là các bác sĩ vừa điều trị, vừa lo dinh dưỡng và chăm sóc tâm lý trị liệu, tinh thần cho bệnh nhân. Đó là những yếu tố kết hợp quan trọng giúp bệnh nhân vượt qua các bệnh truyền nhiễm nói chung. Ghi nhận của thế giới về tình hình mắc bệnh COVID-19 có đặc điểm người cao tuổi dễ mắc bệnh và Tu vong. Ngoài ra, những người có bệnh mạn tính như cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận càng gia tăng nguy cơ mắc bệnh và khi bệnh thường dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề. Thể trạng suy dinh dưỡng hay béo phì cũng khiến bệnh nặng thêm.

Trong giai đoạn bùng phát dịch COVID-19 hiện nay, chỉ một cái hắt hơi, ho trong quá trình tiếp xúc có thể khiến người xung quanh ái ngại. Ngoài ra, còn có ý kiến cho rằng bệnh lây qua đường tiêu hóa khiến nỗi lo càng gia tăng. Một số người vì quá lo sợ bệnh nên chủ động nâng cao sức đề kháng bằng việc tự ý mua các loại Thu*c bổ, vitamin để bồi bổ cơ thể.

Theo bác sĩ Vĩnh Châu, cả hai loại cảm sốt thông thường và COVID-19 đều là tác nhân gây bệnh hô hấp, có triệu chứng khá giống nhau nên khó phân biệt bệnh, cần phải tìm hiểu thêm yếu tố dịch tễ. Việc bổ sung vitamin, nếu dung nạp quá liều lượng có thể gây nguy hại cho cơ thể. Hiện nay, chưa có thông tin nói rằng COVID-19 lây qua đường tiêu hóa mà đây là virus lây qua đường hô hấp. Khi người bị nhiễm bệnh, virus Corona sẽ hiện diện trong đường hô hấp, theo dịch tiết khi ho hoặc hắt hơi, văng ra ngoài môi trường xung quanh. Vì vậy, lo sợ virus lây lan theo bát đũa trong hàng quán thức ăn là mối quan tâm đáng ngại. Thời gian ủ bệnh thông thường với COVID-19 tối đa là 14 ngày, trung bình từ 5 – 7 ngày đã mắc bệnh sau khi tiếp xúc với nguồn lây. Trong thời gian ủ bệnh, có thể người bị nhiễm bệnh rồi nhưng chưa có triệu chứng.

Hiện nay, những người có nguy cơ nhiễm bệnh, nhất là những người đi về từ vùng dịch hoặc quốc gia đang có dịch bệnh, thường được đưa vào các khu cách ly để nếu có bệnh thì sẽ được phát hiện, điều trị kịp thời, không để lây lan cho người thân và cộng đồng. Còn người đã mắc bệnh, những người này được cách ly tại các khu cách ly của bệnh viện để điều trị. Đối với cả người bị bệnh hay có nguy cơ, vấn đề bảo vệ, tăng cường sức khỏe vô cùng quan trọng.

Cùng tham gia tại buổi tọa đàm, Phó Giáo sư – Tiến sĩ – bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng Khoa Dinh dưỡng – Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh chia sẻ nhiều thông tin hữu ích liên quan đến giải pháp nâng cao thể trạng thông qua dinh dưỡng. Hệ thống phòng thủ của cơ thể con người hoạt động không ngưng nghỉ để ngăn chặn, tiêu diệt các tác nhân bên ngoài xâm nhập. Do đó, chúng ta cần đảm bảo hệ miễn dịch được tối ưu để bảo vệ cơ thể. Những đối tượng nguy cơ cao nhiễm bệnh như người lớn tuổi, trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc người có tiền căn bệnh lý đường hô hấp, cần nâng cao khả năng hoạt động của hệ miễn dịch, ưu tiên thông qua chế độ dinh dưỡng cân bằng các dưỡng chất và vitamin, khoáng chất có nhiều từ rau, củ, quả tươi, thịt, cá,…

Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên cho biết, nhiều người cao tuổi có tâm lý rằng do ít vận động nên không cần ăn nhiều. Các nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, dù ở lứa tuổi nào cũng phải ăn đủ chất từ các loại thực phẩm phong phú để đảm bảo đáp ứng nhu cầu năng lượng hoạt động hàng ngày của cơ thể. Theo quan niệm dân gian, người bệnh thường kiêng cử chế độ ăn hoặc do bệnh nên chán ăn, vì thế sẽ không đủ sức khỏe vượt qua dịch bệnh. Mọi người cần tôn trọng các nguyên tắc dinh dưỡng đầy đủ, phong phú và cân đối. Ngoài ra, bổ sung sữa vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Theo ghi nhận của các chuyên gia, thông qua đợt dịch này, công tác truyền thông sức khỏe đến cộng đồng được đẩy mạnh, nâng cao hiểu biết về dịch bệnh và cách phòng, chống, giúp mọi người tuân thủ tốt hơn các quy tắc về vệ sinh cá nhân mà lẽ ra cần thực hiện mọi lúc, mọi nơi, chứ không phải chỉ trong thời gian dịch bệnh. Hy vọng rằng mọi người giữ nề nếp những thói quen giữ vệ sinh chung, như hắt hơi che miệng, không khạc nhổ bừa bãi. Đó không chỉ là ý thức cộng đồng ngăn ngừa COVID-19 nói riêng, các bệnh trong tương lai nói chung, mà còn là thể hiện lối sống của xã hội văn minh.

Bài, ảnh: THU SƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo cần thơ (https://baocantho.com.vn/nhung-cach-don-gian-de-phong-benh-mua-dich-a119039.html)

Tin cùng nội dung

  • Với một số mẹo đơn giản sau đây, bạn có thể tham khảo để phòng tránh bệnh cảm lạnh và cảm cúm một cách hiệu quả:
  • Thời gian gần đây tôi bị đau ở vùng quanh răng, hơi thở hôi, tăng tiết nước bọt, môi như bị trề ra.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, tái đi tái lại nhiều lần có thể điều trị bằng cách sử dụng các vị Thu*c thảo dược như thương nhĩ tử, kim ngân hoa, phong phong, bạc hà... để làm ấm cơ thể,
  • Một số vết cắn của côn trùng không gây nguy hiểm tới sức khỏe, nhưng khiến da mẩn đỏ, ngứa ngáy và cảm giác khó chịu.
  • Thận đóng vai trò quan trọng trong việc làm sạch cơ thể. Cũng như mạch máu, nếu bị tắc hoặc bịt lấp thì chúng không thể lọc máu, khiến các động, tĩnh mạch bị lão hóa.
  • Năm nay tôi 77 tuổi, bị bệnh sỏi thận tái phát, lại phải chạy chữa tốn kém. Thật may, ông anh cho một quyển sách chữa bệnh bằng cây nhà lá vườn.
  • Táo bón là bệnh lý thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bệnh đơn giản nhưng lâu ngày có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như viêm đại tràng mãn tính, trĩ, ung thư ruột già.
  • Ung thư dạ dày có thể tấn công mọi đối tượng và thường gặp nhất ở tuổi trung niên. Song bệnh có thể dễ dàng ngăn ngừa bằng những cách dưới đây.
  • Tiêu chảy cấp do rotavirut là một trong những bệnh phổ biến và lây lan nhanh sau mưa lũ do môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY