Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Những cuộc đời được hồi sinh từ nguồn tạng hiến

Tưởng chừng mình sẽ phải lìa xa cõi đời vì căn bệnh gan quái ác, người đàn ông tại TPHCM được hồi sinh nhờ lá gan của một cô giáo ở Hà Nội từng nhiều năm làm từ thiện và có tâm nguyện hiến những bộ phận cơ thể mình để cứu người.

Ngày 1/7, Bệnh viện đại học Y dược TPHCM cho biết, đã thực hiện phẫu thuật ghép gan thành công cho 11 bệnh nhân bị ung thư gan, trong đó có 9 trường hợp phối hợp với bệnh viện ASAN của Hàn Quốc và 2 trường hợp mới nhất là do đội ngũ y bác sĩ của bệnh viện tự thực hiện.

Đặc biệt, đối với bệnh nhân thứ 10 được bệnh viện ghép tạng thành công, tấm lòng của người hiến khiến người nhận và các bác sĩ vô cùng xúc động. GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, người hiến tạng là một giáo viên ở Hà Nội, trước đây từng tham gia nhiều hoạt động từ thiện xã hội. Người giáo viên này cũng có tâm nguyện được hiến các bộ phận trên cơ thể mình để cứu những người khác.

Lãnh đạo bệnh viện Đại học Y dược TPHCM chia sẻ về hành trình ghép gan cho các bệnh nhân.

Khi người giáo viên lâm bệnh dẫn đến ch*t não, gia đình giáo viên này cũng đã chấp thuận hiến tạng và cơ quan chức năng lập tức thực hiện các xét nghiệm, lựa chọn người thích hợp nhất để ghép tạng.

Từ lá gan của giáo viên từ Hà Nội chuyển vào, người đàn ông ở TPHCM đã có cơ hội hồi sinh cũng như kịp thời nói lên lời cảm ơn, tri ân đối với người hiến, gia đình người hiến....

Anh H.V.L (37 tuổi, người được ghép gan) cho biết, khi chuẩn bị được ghép gan anh chưa biết gì về thông tin của người hiến. Sau khi ca ghép thành công, anh tìm hiểu thông tin thì mới biết là người hiến ở tận ngoài Hà Nội, lá gan được tách khi người đó ch*t não rồi chuyển vào TPHCM ngay lập tức để ghép cho cho anh.

Anh H.V.L xúc động cảm ơn người hiến gan và đội ngũ y bác sĩ đã giúp mình hồi sinh.

“Thật lòng tôi không biết nói gì hơn, xin cảm ơn người phụ nữ đã hiến gan cho tôi, cảm ơn đội ngũ y bác sĩ đã giúp tôi hồi sinh trở lại. Từ nay, tôi có thể hồi phục sức khỏe để chăm sóc cho vợ và hai con thơ. Đó là điều kỳ diệu nhất đến với tôi”, anh L. nói.

Không chỉ thực hiện ghép tạng từ người ch*t não, Bệnh viện đại học Y dược cũng vừa thực hiện xong ca ghép tạng từ người sống. Điều đặc biệt là bệnh nhân và người hiến là hai mẹ con.

Chia sẻ về hành động hiến tạng cho mẹ, chàng trai 28 tuổi cảm thấy như một phép màu khi chính mình có thể mang lại sự sống cho người mẹ đáng kính và được làm con thêm một lần nữa.

Chàng thanh niên 28 tuổi hạnh phúc vì được hiến gan cho mẹ mình.

“Ba mất sớm, mười mấy năm nay một tay mẹ nuôi chúng tôi khôn lớn, ăn học thành người. Khi mẹ bị bệnh, cả 3 người con đều đăng ký hiến gan nhưng chỉ mình tôi là đủ điều kiện để ghép. Giờ đây, lá gan của mình giúp mẹ hồi sinh tôi thấy đó như một phép màu thực sự đến với cả gia đình”, anh T.H.N. (28 tuổi, người hiến gan cho mẹ).

TS BS. Trần Công Duy Long - Phó Trưởng khoa Ngoại Gan - Mật - Tụy, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết ghép gan là biện pháp triệt để cho các trường hợp người bệnh bị xơ gan, ung thư gan giai đoạn sớm và chức năng gan kém.

Ghép gan giúp người bệnh có chất lượng sống tốt hơn. Đối với người hiến, sau khi hiến gan, các tế bào gan có thể tái tạo, phục hồi để đảm bảo chức năng hoạt động của gan giống với người bình thường.

Anh H.V.L hạnh phúc bên vợ con sau khi được ghép gan.

GS.TS.BS Trương Quang Bình, Phó giám đốc Bệnh viện Đại học Y Dược cho biết, để có thể tự lực thực hiện các ca ghép gan thành công như hiện tại, bệnh viện đã có nhiều năm chuẩn bị từ trang thiết bị đến đội ngũ y bác sĩ.

Trong đó, bệnh viện đã cử hơn 30 bác sĩ đi học hỏi kinh nghiệm từ các nước để về truyền đạt, thực hiện phẫu thuật ghép gan cho người bệnh. Trong những năm tới, bệnh viện tiếp tục thực hiện ghép tạng như tim, thận và hình thành trung tâm ghép tạng của bệnh viện.

58 ca bệnh được thanh toán gần 100 tỷ đồng khám chữa bệnh BHYT

Thống kê trên Hệ thống Thông tin giám định BHYT của BHXH Việt Nam, Quỹ BHYT đã chi trả cho 58 bệnh nhân có tổng chi phí trên 1 tỷ đồng/đợt điều trị nội trú; 12 bệnh nhân có tổng chi phí từ trên 2 tỷ đồng/đợt điều trị. Bệnh nhân nhiều nhất được quỹ BHYT đồng chi trả lên đến 9,4 tỷ đồng.

Ăn trái cây kiểu này vừa chẳng 'thấm' được tý chất nào, vừa gây hại cho cơ thể

Trái cây là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu ăn không đúng cách sẽ chẳng 'thấm' được các chất bổ dưỡng mà còn gây ra những tác hại tới sức khỏe.

Tạo 'đường hầm' trong thành bụng cứu người đàn ông thủng ruột vì lý do không ngờ

Đây là một kỹ thuật chưa từng có trong y văn, các bác sĩ can thiệp đã dùng siêu âm để định vị tạo một đường hầm đi trong thành bụng, qua các dụng cụ nong rộng đủ để ống kính camera đi vào tiếp cận và rút chiếc tăm ra an toàn.

Bộ Y tế yêu cầu Bạch Mai giải trình vụ đo điện não video 'nửa ngày bằng... 40 phút'

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã gửi công văn đề nghị BV Bạch Mai xác minh thông tin "Khám tâm thần ở BV Bạch Mai, biết "khái niệm mới": Nửa ngày bằng... 40 phút" mà báo chí đưa trong thời gian gần đây...

Đại dịch COVID-19 diễn biến xấu trên toàn cầu, một ngày tăng hơn 4.000 người ch*t

Dịch bệnh trên thế giới đang diễn biến rất phức tạp, nhiều quốc gia đã ghi nhận số ca mắc COVID-19 mới tăng vọt. Tính đến sáng 30/6, thế giới ghi nhận hơn 10,4 triệu ca nhiễm và hơn 507.515 người ch*t do COVID-19 (tăng hơn 4.000 người ch*t so với ngày hôm qua).

Một ngày, thế giới ghi nhận thêm 3.104 ca Tu vong vì COVID-19

Theo thông tin mới nhất từ Bộ Y tế, tính đến 9h ngày 29/6/2020, theo thống kê của worldometers.info cho thấy thế giới ghi nhận 10.242.932 người mắc và 504.366 người Tu vong, tăng hơn 3.100 ca so với 9 giờ ngày hôm qua 28/6 (10.080.162 người mắc và 501.262 người Tu vong).

Ngô Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/nhung-cuoc-doi-duoc-hoi-sinh-tu-nguon-tang-hien-1681355.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Em muốn mua bảo hiểm y tế của bệnh viện da liễu TPHCM, vậy em có thể mua ngay tại BV không ạ? Nếu có thể thì được lấy ngay không và giá bao nhiêu vậy ạ? Em rất mong nhận được phản hồi từ mangyte, em xin cám ơn. (Anh Vân - tranong...@gmail.com)
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Tết đến Xuân về trên khắp các nẻo đường trên cả nước nhưng có lẽ, tại các bệnh viện, không khí Tết luôn lặng lẽ hơn bởi nơi đây còn biết bao lo âu, bao nỗi buồn... hiển hiện trên gương mặt những người bệnh nặng sẽ phải ăn Tết trong bệnh viện.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
  • Viêm thanh khí phế quản là một bệnh thông thường gây ảnh hưởng đến đường dẫn khí làm cho trẻ khó thở. Thường biến ở trẻ biết đi và tuổi từ 6 đến 12 tháng tuổi
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY