Khoa học hôm nay

Những danh nhân Việt Nam sinh năm Dần

(MangYTe) - Trong lịch sử Việt Nam, nhiều danh nhân sinh năm Dần, cầm tinh con Hổ là những bậc anh tài xuất chúng, có những thành tựu, đóng góp to lớn cho đất nước, xã hội.

Thái sư Trần Thủ Độ (1194 - 1264)

Trần Thủ Độ là đại danh thần thời Trần, sinh năm Giáp Dần 1194, quê Thái Bình.

Ông là người sắc sảo, quyết đoán lại giỏi ứng biến, nhiều mưu lược, phò giúp triều Lý chống dẹp các cuộc phản loạn và đạo diễn việc vua Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh, lập nên nhà Trần.

Bằng tài năng chính trị và quân sự xuất chúng, ông xử lý sâu sắc, thấu đáo mọi quan hệ, vụ việc, tạo được uy phong lừng lẫy. Năm 1234, ông làm tới chức Thống quốc Thái sư (Tể tướng), trở thành trụ cột triều Trần và lãnh đạo nhân dân toàn thắng trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông năm 1258.

Đức vua trần thái tông (1218 - 1277)

Trần Thái Tông sinh năm Mậu Dần 1218, là vị vua đầu tiên của nhà Trần, tên thật là Trần Bồ, sau đổi thành Trần Cảnh. Ông còn là nhà nghiên cứu Phật học, nhà thơ.


Đức vua trần thái tông là vị minh quân khai lập ra triều đại nhà trần.


Trần Thái Tông sinh ra ở hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường (nay là Mỹ Lộc, Nam Định). Ông làm vua từ năm 7 tuổi (năm 1225), ở ngôi 32 năm, làm Thái Thượng hoàng 19 năm, trước khi truyền ngôi cho con là Thái tử Trần Hoảng (sau là Vua Trần Thánh Tông).

Dưới triều đại Trần Thái Tông, các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá và tôn giáo của nước ta đều phát triển cực thịnh.

Ông đã lãnh đạo nhân dân đại việt chống lại cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân nguyên mông. với thắng lợi vẻ vang lưu truyền sử sách, đức vua trần thái tông trở thành một vị minh quân. ông còn được sử sách phật giáo tôn xưng như bậc thiền sư.

Đức vua trần thái tông qua đời năm 1277, thọ 59 tuổi. ông để lại cho đời sau một số tác phẩm giá trị về pháp chế, giáo dục và phật học như: khóa hư lục, thiền tông chỉ nam, lục thời sám hối khoa nghi...

Nhà sử học lê văn hưu (1230 - 1322)

Lê văn hưu sinh năm canh dần 1230, tại làng phủ lý, huyện đông sơn (nay là xã thiệu trung, huyện thiệu hóa, tỉnh thanh hóa). vốn có tư chất thông minh nên khoa thi đình năm đinh mùi 1248, lê văn hưu đỗ bảng nhãn (sau trạng nguyên) khi 18 tuổi.

Sau khi thi đỗ, ông được giữ chức Kiểm pháp quan (trông coi việc Hình luật), rồi Hàn lâm Viện học sĩ, kiêm Quốc Sử Việt giám tu. Ông còn là người thầy uy tín, dạy học nhiều hoàng thân, tướng lĩnh nhà Trần.


Tượng lê văn hưu trên con đường danh nhân ở làng đại học thủ đức. ảnh: báo phụ nữ


Năm 1272, ông đã hoàn thành việc biên soạn “Đại Việt Sử ký”, bộ quốc sử đầu tiên của nước ta ghi lại những việc cốt yếu trong một thời gian lịch sử dài gần 15 thế kỷ, từ thời Triệu Đà (từ năm 136 trước Công nguyên đến thời Lý Chiêu Hoàng năm 1225), tất cả gồm 30 quyển và được Trần Thánh Tông xuống chiếu ban khen.

Hiện nay, “đại việt sử ký” của ông không còn, nhưng qua các tài liệu có thể kết luận, lê văn hưu là nhà sử học đầu tiên của nước ta và người đầu tiên đặt nền móng cho bộ sách “đại việt sử ký toàn thư” hiện đang lưu truyền.

Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803)

Ngô Thì Nhậm sinh năm Bính Dần 1746, là danh sĩ - nhà văn đời hậu Lê - Tây Sơn, tự là Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên, còn gọi là Ngô Thời Nhiệm, người có công lớn trong việc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh.

Ông xuất thân từ danh gia vọng tộc chốn Bắc Hà, là con Ngô Thì Sĩ, quê ở Thanh Oai - Hà Tây (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Thi đỗ giải Nguyên năm 1768, rồi Tiến sĩ Tam giáp năm 1775, Ngô Thì Nhâm được bổ nhiệm làm quan Bộ Hộ dưới triều Lê -Trịnh. Ông là người đa tài, nhanh nhạy, thạo việc chính trị, quân sự và ngoại giao. Đến thời Tây Sơn, ông được vua Quang Trung trọng dụng, trao nhiều việc lớn và phong tới Tả Thị lang Bộ Lại.

Năm 1790, Vua Quang Trung mất, ông lui về nghiên cứu Phật học. Đến khi Gia Long tiêu diệt nhà Tây Sơn, ông và một số viên quan triều Tây Sơn bị đánh bằng roi đến ch*t tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Ông là tác giả của nhiều công trình giá trị về chính sự, đối ngoại, lịch sử, văn thơ và tôn giáo như: Hải Dương chí lược, Hy Doãn thi văn tập, Xuân Thu quản kiến...

Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)

Một nhân vật cầm tinh con Hổ xuất chúng là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh ngày 19/5/1890 - năm Canh Dần, quê ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người mất ngày 2/9/1969 tại Hà Nội, thọ 79 tuổi.

Người đã trở thành anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất, cuộc đời và sự nghiệp gắn liền với lịch sử vẻ vang của cách mạng Việt Nam.


Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh tư liệu.


Bác hồ sinh ra trong hoàn cảnh nước nhà triền miên bị áp bức đô hộ. bằng thiên tài và bản lĩnh cách mạng của mình, chủ tịch hồ chí minh đã xây dựng thành công hệ quan điểm cách mạng toàn diện, sáng tạo, sáng lập đảng cộng sản việt nam, lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống giặc ngoại xâm, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới độc lập, tự do.

Sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức của chủ tịch hồ chí minh vĩ đại đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của các thế hệ người việt nam, luôn soi đường cho cách mạng tiến lên giành những thắng lợi vẻ vang và vững bước trên con đường đổi mới vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

Năm 1987, UNESCO đã tôn vinh Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam - Nhà văn hóa kiệt xuất”. Tạp chí TIME của Mỹ bầu chọn Hồ Chí Minh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng lớn nhất trong thế kỷ XX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là nhà văn, nhà thơ, nhà báo có nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Nga, tiếng Pháp và tiếng Anh. Một số tác phẩm tiêu biểu của Người như: Bản án chế độ thực dân Pháp, Tuyên ngôn độc lập, tập thơ Nhật ký trong tù...

Ngọc Phương (T/h)

Link bài gốc Lấy link

Ngọc Phương (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/nhung-danh-nhan-viet-nam-sinh-nam-dan/20220131034429310)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY