Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Những hệ lụy từ việc cố sinh con trai để “nối dõi tông đường”

MangYTe - Tư tưởng phải có con trai để “nối dõi tông đường” khiến nhiều người vẫn lựa chọn giới tính thai nhi. Nhiều gia đình, người chồng yêu cầu vợ bằng mọi cách phải sinh được con trai, cho dù ảnh hưởng đến sức khỏe của người phụ nữ. Việc không lựa chọn giới tính thai nhi là giải pháp quan trọng để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, giúp các gia đình xây dựng hạnh phúc, đồng thời góp phần cân bằng tỉ số giới tính khi sinh.

Tu vong vì cố sinh con trai

Dù muốn hay không, trước áp lực của gia đình, dòng họ, bản thân nhiều người phụ nữ đã phải tìm mọi cách để cố sinh cho bằng được một đứa con trai để yên cửa yên nhà. từ đó, không ít người đã rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, trầm cảm thậm chí mất mạng chỉ vì nỗi khổ mang tên "không biết đẻ". điều này làm gia tăng tình trạng mất khi sinh và kéo theo nhiều hệ lụy đau lòng khác.

Câu chuyện về một phụ nữ sống tại tỉnh an huy (trung quốc) Tu vong sau 4 lần Ph* thai trong một năm khiến dư luận bàng hoàng, đau xót. theo đó, nguyên nhân khiến cô phải phá bỏ những đứa con của mình là vì áp lực phải sinh cho nhà chồng một đứa để nối dõi tông đường. theo đó, sau mỗi lần siêu âm xác định giới tính đứa trẻ không như mong muốn, người chồng lại ép cô phải Ph* thai.

Những hệ lụy từ việc cố sinh con trai để “nối dõi tông đường” - Ảnh 1.

Các bác sĩ tại các bệnh viện tuân thủ Pháp lệnh Dân số, không tiết lộ giới tính thai nhi. Ảnh: Vinmec

Việc Ph* thai quá nhiều lần đã khiến sức khỏe của cô ngày càng yếu đi. nhận thấy vợ không còn khả năng trai, người chồng đã quyết định ly dị để tìm vợ mới. vì quá đau buồn cùng với sức khỏe giảm sút nghiêm trọng, người phụ nữ này phải nhập viện điều trị và Tu vong không lâu sau đó.

Hay như câu chuyện của chị nguyễn thị h (quê cao bằng), dù đã sinh được hai cô con gái xinh xắn, nhưng gia đình chồng vẫn thúc giục chị cố "nặn" đứa cháu đích tôn. chiều gia đình bên chồng, chị h cố mang thai thêm lần nữa. "biết tôi mang thai, gia đình chồng vui lắm, chồng tôi đưa đi khám và nhắn để hỏi giới tính thai nhi, nếu là con gái thì phải bỏ thai. thấy sự cương quyết của chồng, tôi không dám hỏi bác sĩ, cứ lẳng lặng khám. ra khỏi phòng khám, chồng tôi vồ vập hỏi giới tính của con, tôi tìm cách lảng tránh câu trả lời. có lần đưa đến một bệnh viện phụ sản khám, vừa vác cái bụng to tướng thì phòng khám ra, chồng tôi đã hớn hở hỏi: "con trai chứ"? vì muốn nên tôi im lặng, gật đầu. khi ấy chồng tôi vui lắm. ngày tôi sinh, khi bác sĩ thông báo bé gái, chồng tôi chán nản, bỏ đi uống rượu, để mẹ con tôi trong bệnh viện".

Những hệ lụy từ việc cố sinh con trai để “nối dõi tông đường” - Ảnh 2.

Phải đẻ vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều gia đình tại việt nam (ảnh minh họa. nguồn: internet)

Cần nâng cao vai trò của phụ nữ

Đây chỉ là hai trong số rất nhiều những câu chuyện đau lòng về tư tưởng "trọng nam khinh nữ" dẫn đến áp lực đè nặng lên những người phụ nữ trong việc phải cố sinh cho bằng được một đứa con trai để nối dõi tông đường. thực tế, sau nhiều chuyến công tác tại các địa phương để tìm hiểu về tình trạng mất khi sinh ở nước ta, chúng tôi đã từng chứng kiến có những phụ nữ bị chồng hành hung vì không biết đẻ con trai.

Thực tế cho thấy, việc thực hiện bình đẳng giới vẫn còn nhiều rào cản, khó khăn. trước hết là do thái độ, nhận thức hành vi của một số người còn mang tính định kiến về giới, tư tưởng "trọng nam khinh nữ", bắt buộc phải sinh được con trai để nối dõi tông đường vẫn còn gây áp lực nặng nề cho không ít phụ nữ trong xã hội. nghiêm trọng hơn, tỷ lệ Ph* thai gia tăng đe dọa sức khỏe, tính mạng của thai phụ. không chỉ vậy, việc lựa chọn giới tính thai nhi còn dẫn tới sự mất khi sinh ảnh hưởng tiêu cực tới cấu trúc dân số và sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước…

Nhằm ngăn chặn tình trạng lựa chọn giới tính thai nhi, pháp lệnh dân số và nghị định số 114 của chính phủ quy định nghiêm cấm và có chế tài xử phạt hành vi lựa chọn dưới mọi hình thức như tư vấn, chẩn đoán giới tính thai nhi, sử dụng các biện pháp sinh con trai, Ph* thai… thực hiện pháp lệnh và nghị định của chính phủ, các bệnh viện đều không cho thai phụ hay gia đình thai phụ biết giới tính thai nhi.

Tuy nhiên, một số người vẫn đến các phòng khám tư để dò hỏi bác sĩ về và có người đã quyết định Ph* thai nếu chẩn đoán thai nhi là con gái. vì vậy, biện pháp căn bản, cốt lõi nhất vẫn là ý thức của người dân, người dân cần phải thay đổi tư duy, nói "không" với lựa chọn để bảo vệ sức khỏe cho thai phụ, thai nhi, quyền sống, quyền hạnh phúc của trẻ em gái.

Tuy nhiên, muốn khắc phục vấn nạn này không thể một sớm, một chiều, nó cần phải có một quá trình dài nhằm khắc phục tư tưởng "buộc phải có con trai để nối dõi tông đường". giải pháp trước mắt là để nâng cao vai trò của người phụ nữ, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới. cần đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi, trong đó tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân nhận thức được nguy cơ của việc mất khi sinh để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính trước sinh.

B.Minh

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/nhung-he-luy-tu-viec-co-sinh-con-trai-de-noi-doi-tong-duong-20201214000417648.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY