Ngoại Hô hấp hôm nay

Khoa Ngoại hô hấp giữ chức năng chẩn khám và điều trị các bệnh lý về hô hấp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa, được thực hiện bởi các chuyên gia Lao Phổi và phẫu thuật lồng ngực. Các bệnh lý phổ biến của khoa Ngoại hô hấp như: lao phổi nặng, ung thư phổi, phổi tắc nghẽn mạn tính,...

Những loại thực phẩm giúp cơ thể không bị đánh gục bởi bệnh hô hấp khi trời trở lạnh

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, Viện Dinh dưỡng Quốc Gia, thời tiết đang chuyển mùa sang đông, nhiệt độ xuống thấp, cơ thể con người rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh nhất là bệnh về đường hô hấp. Ăn đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng đảm bảo năng lượng chống được cái lạnh của môi trường.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, giám đốc Trung tâm Khám Tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cả người lớn và trẻ nhỏ đều rất nhạy cảm và dễ bị nhiễm bệnh trong mùa đông xuân nhất là bệnh đường hô hấp. Các bệnh thường gặp nếu nhẹ chỉ là cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, viêm mũi họng cấp, nặng hơn sẽ là viêm tiểu phế quản, viêm phổi. Riêng với trẻ em, những chứng bệnh cúm, sởi, rubella, quai bị, tiêu chảy do rotavirus có rất nhiều nguy cơ.

Bên cạnh đó, nhóm bệnh hay gặp khi chuyển thời tiết nữa là bệnh dị ứng, hen phế quản, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, bệnh liên quan đến các tác nhân dị ứng, virus.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga cho biết, chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh bệnh tật nói chung và bệnh đường hô hấp nói riêng. Ăn đủ dinh dưỡng sẽ giúp tăng sức đề kháng đảm bảo năng lượng để cơ thể chống được cái lạnh của môi trường. Chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc của chế độ ăn như: ăn đủ tinh bột, đạm động vật, chất béo, dầu, mỡ.

Trong đạm động vật có rất nhiều protein giúp tham gia miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, khi đã ăn đủ đạm thì sẽ phòng bệnh tốt nhất là với trẻ nhỏ. Các loại thực phẩm giàu đạm như: thịt, cá, thịt đỏ. Bên cạnh đó, cần chú ý bổ sung Vitamin cho cơ thể. Vitamin có nhiều trong những loại rau củ có mầu sắc đậm như: rau có màu xanh, quả màu đỏ, vàng.

Riêng đối với phòng bệnh hô hấp, cần bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều Vitamin bởi Vitamin A tăng cường tế bào biểu mô của hệ hô hấp, tăng cường chất dịch nhày của hệ hô hấp. Những chất dịch nhày này ngăn ngừa sự tấn công của vi trùng, vi khuẩn. Vitamin A có trong các loại rau màu xanh thẫm, quả màu đỏ, vàng như quả: đu đủ, dưa hấu, quả hồng, cà chua, rau dền đỏ, bưởi, cam, quýt.

Trong tỏi có chất kháng sinh rất mạnh tăng sức đề kháng cho cơ thể và có chất chống oxi hóa phòng tránh ung thư.

Lưu ý, cần ăn thức ăn nóng, tuyệt đối không ăn thức ăn lấy trong tủ lạnh ra. Bên cạnh đó, nên ăn các loại thức ăn có tính nóng, ấm như ăn thịt bò kho gừng, các loại thức ăn, gia vị có chứa kháng sinh cao như: tỏi, nghệ,. Trong tỏi có chất kháng sinh rất mạnh và có chất chống oxi hóa phòng tránh ung thư. Kể cả tỏi ta, tỏi tây và hành lá đều có lượng kháng sinh tốt.

Nước cũng vô cùng quan trọng đối với cơ thể. Hiện đang là mùa thu, thời tiết khô chúng ta nên uống nước thường xuyên, đừng để cơ thể quá khát nước thì mới uống. Ngoài ra, chúng ta cũng cần bổ sung các loại men probiotic cho cơ thể như ăn sữa chua để tốt cho hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng.

Cách để làm cho rau, quả trở nên hấp dẫn hơn khi ăn.

Theo tiến sĩ, bác sĩ Phan Bích Nga, Vitamin có rất nhiều trong rau hằng ngày nhưng nhiều trẻ nhỏ lại không thích ăn rau, hoa quả vì vậy, các mẹ cần tìm cách hấp dẫn trẻ. Các mẹ hãy chọn đa dạng rau củ, cần lưu ý xem trẻ thích ăn rau củ gì để ưu tiên cho vào cháo, bột. Nếu khi cho rau củ vào bột cháo mà trẻ không thích ăn thì các mẹ nên cắt rau củ cho trẻ ăn riêng. Cần chế biến các loại rau củ thành nhiều loại thức ăn phong phú để hấp dẫn trẻ.

Nhưng cũng cần lưu ý, phải đảm bảo đầy đủ năng lượng cho trẻ vì nhiều trẻ trong bữa ăn ăn nhiều nhưng nhiều chất xơ nên bị thiếu năng lượng. Lượng chất xơ ở trẻ không cần quá nhiều. Theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, người lớn chỉ cần 20 gam đến 22 gam chất xơ mỗi ngày còn ở trẻ chỉ cần ½ số này. Một ngày chỉ cần 2 loại trái cây tươi, rau, ngũ cốc thì như vậy đã đầy đủ chất xơ cho cả ngày.

Thanh Loan.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/nhung-loai-thuc-pham-giup-co-the-chien-dau-voi-benh-ho-hap-khi-troi-tro-lanh-n124292.html)

Tin cùng nội dung

  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Ô-xy giúp cho các tế bào và cơ thể, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa của các cơ quan.
  • Đông y gọi viêm phế quản là khái thấu, đàm ẩm. Bệnh do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, khí táo hoặc do công năng của 3 tạng phế, tỳ, thận giảm sút. Hàn thấp làm tổn thương tỳ sinh đàm ẩm; nhiệt làm thương phế, thận; phế thận âm hư dẫn đến ho, đờm nhiều. Đông y có rất nhiều phương pháp chữa bệnh này, xin giới thiệu một số bài Thuốc theo kinh nghiệm dân gian rất đơn giản, dễ tìm mà hiệu quả.
  • Suy nhược cơ thể có nhiều triệu chứng như: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, giảm trí nhớ, hồi hộp, tim đập mạnh, tinh thần mệt mỏi, di tinh. Người cao tuổi thường hay mắc bệnh này, nhưng cũng có thể gặp ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
  • Tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy căng thẳng. Cách đối mặt với căng thẳng sẽ quyết định ảnh hưởng của nó đối với chúng ta như thế nào. Khi có thể, hãy thực hiện các bước để ngăn chặn căng thẳng và khi không có thể, hãy cố gắng kiềm chế nó.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY