Dinh dưỡng hôm nay

Những người tuyệt đối không nên ăn dứa

Dứa là loại quả ngon mát, ngọt, rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với một số người lại là thực phẩm cấm kỵ.
Dưới đây là những đối tượng tuyệt đối không nên ăn dứa:

Dứa chứa loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Vì vậy, những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

Ngoài ra, những người mắc chứng chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu như (chảy máu cam, sốt xuất huyết, có vết thương lớn, phụ nữ băng huyết...) cũng không nên ăn dứa.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những phụ nữ mang thai 3 tháng đầu tuyệt đối không nên ăn dứa. Nguyên nhân là vì trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung, đặc biệt là dứa xanh có chứa hàm lượng bromelain rất cao. Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu ăn dứa rất dễ bị sẩy thai.

Ngoài ra, ăn dứa dễ bị tiêu chảy do nhiễm độc, nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, với những phụ nữ ở tháng cuối thai kỳ thì nên ăn dứa ở lượng vừa phải để kích thích co bóp tử cung, giúp dễ dàng sinh nở.

Những người bị dị ứng hoặc có tiền sử viêm da cơ địa không nên ăn dứa. Nguyên nhân là trong dứa có men bromelin, một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị nhiều bệnh khác nhau. Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, nhiều người bị dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn, men này kích thích cơ thể sinh ra histamin làm đau quặn bụng từng cơn, buồn nôn, nổi mề đay, ngứa ngáy khó chịu... nặng hơn có thể gây khó thở.

Trong dứa chứa chất serotonin ((5 - hydroxytryptamine, 5 - HT) là một dược chất làm co thắt huyết quản mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao, có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.

Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi dùng nhiều dứa dễ gây hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Mặc dù dứa là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa và sức khỏe, tuy nhiên, nếu không sử dụng khoa học, hợp lý đúng lượng cần thiết hằng ngày thì sẽ là loại thực phẩm gây nguy hiểm với dạ dày của bạn.

Dứa chứa nhiều axit hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, không có lợi cho người đau dạ dày, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày.

Nếu ăn dứa tươi vào lúc đói thì các axit hữu cơ của dứa và bromelin tác động vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Hạ Vy

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-nguoi-tuyet-doi-khong-nen-an-dua-11006.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi nghe nói khi bị rắn cắn thì phải ga rô chỗ rắn cắn lại để đề phòng nọc độc chạy vào tim nhưng có người lại bảo không nên làm như vậy. Xin quý báo tư vấn giúp.
  • Chế độ dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em.
  • Thay vì có chế độ ăn kiêng phù hợp với bệnh thì chị Hoài (Hà Nội) lại rất thích ăn rau dền, rau măng muối, măng tươi... Chính vì thế, bệnh sỏi thận của chị càng ngày càng nặng.
  • Em có tìm hiểu qua mạng internet nhưng đều không rõ ràng vì vậy em kiêng ăn đủ thứ.
  • Mangyte cho tôi hỏi, bị viêm dạ dày có cần phải kiêng cữ loại thức ăn gì hay không? Ăn món gì thì hạn chế được bệnh?
  • Loét dạ dày tá tràng là bệnh không thường gặp ở trẻ em. Viêm loét dạ dày - tá tràng ở trẻ em thường do nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP).
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Theo dược học cổ truyền, bàng biển vị đắng, hơi chát, tính mát, có công dụng tiêu độc, trừ đàm, giáng nghịch, trừ ho, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như hen phế quản, ho kéo dài, mụn nhọt, rắn cắn, giang mai, kiết lỵ, tiêu chảy, thấp khớp, các bệnh về da và trị giun.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?