Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Những nguy hiểm bất ngờ từ viêm nướu, viêm nha chu

Bệnh viêm nướu răng, viêm nha chu là những bệnh tại miệng.

Gây suy giảm nhận thức

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự liên kết giữa bệnh nha chu với sự gia tăng protein beta-amyloid trong não (sự xuất hiện loại protein này là đặc trưng của bệnh Alzheimer) và tìm thấy một loại vi khuẩn Porphyromonas gingivalis (P. gingivalis) gây viêm nha chu có trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.

Một nghiên đã theo dõi 597 người đàn ông trong tối đa 32 năm cho biết, nguy cơ suy giảm nhận thức ở những người đàn ông lớn tuổi tăng lên khi mất nhiều răng hơn. Bệnh nha chu và sâu răng là nguyên nhân dẫn tới việc mất răng, cũng liên quan đến suy giảm nhận thức này.

Trong một nghiên cứu gần đây hơn, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhiễm P.gingivalis giúp tăng sản xuất beta-amyloid trong não. Một loại enzyme do P. gingivalis sản xuất có tên là gingipain độc hại với protein tau (protein tau cũng đóng vai trò nòng cốt trong bệnh Alzheimer).

Trong tương lai, các nhà khoa học hy vọng rằng việc nhắm mục tiêu các enzyme gingipain có thể giúp ngăn chặn sự thoái hóa thần kinh ở người mắc bệnh Alzheimer. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu một chất ức chế gingipain và đang thử nghiệm trên người.


Phân biệt viêm nướu và viêm nha chu.

Gia tăng mắc bệnh tim mạch

Cho dù bệnh nướu răng là một yếu tố nguy cơ độc lập đối với bệnh tim nhưng có một số lý thuyết cho rằng hai yếu tố này có thể có liên quan với nhau. Theo các nhà khoa học, nguyên nhân ở đây chính là yếu tố viêm.

Viêm là một phản ứng với các chất kích thích hoặc mầm bệnh, là một cơ chế bảo vệ. Tuy nhiên, nếu viêm tiếp tục trong một thời gian dài, nó có thể làm hỏng các mô và cơ quan, và tình trạng viêm ở nướu sẽ tạo ra sự lây lan tới hệ thống tim mạch.

Nguyên nhân nữa là do vi khuẩn. Vi khuẩn trong nướu có thể xâm nhập vào máu và được đưa đến các điểm xa hơn, bao gồm cả tim, nơi chúng có thể gây viêm và tổn thương. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng P. gingivalis là loài vi khuẩn thường được tìm thấy nhiều nhất trong động mạch vành và đây cũng là loại vi khuẩn gây viêm nướu...

Gây bệnh về phổi

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 2/2019 đã điều tra hồ sơ của 1.380 người đàn ông. Các tác giả đã tìm thấy một mối quan hệ đáng kể giữa viêm nha chu mạn tính và giảm chức năng hô hấp. Liên kết này vẫn có ý nghĩa, ngay cả sau khi kiểm soát các yếu tố gây nhiễu, chẳng hạn như hút Thu*c. Thủ phạm ở đây vẫn là yếu tố viêm. Khi đường dẫn khí bị viêm chúng trở nên hẹp hơn và hạn chế luồng không khí ra vào.

Ngoài viêm, vi khuẩn có trong miệng cũng có thể được hít vào phổi. Khi vào phổi, vi khuẩn có thể kích hoạt các bệnh nhiễm trùng trực tiếp dẫn đến viêm.

Tương tự, các enzyme được sản xuất trong quá trình viêm nướu răng có thể đi vào phổi, tạo cơ hội cho mầm bệnh phát triển và xâm chiếm mô phổi. Về lâu dài, tình trạng viêm gây ra những thay đổi trong các tế bào làm tăng khả năng phát triển ung thư phổi.

Tăng nguy cơ ung thư

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2008 đã điều tra về việc mất răng và ung thư ở 48.375 nam giới, cho biết, bệnh nha chu có liên quan đến sự gia tăng nhỏ, nhưng đáng kể, nguy cơ ung thư nói chung.

Gần đây hơn, một nghiên cứu khác tiến hành trên hơn 68.000 người trưởng thành cũng đã tìm thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa bệnh nướu răng và nguy cơ ung thư nói chung, đặc biệt là ung thư tuyến tụy. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng một loại enzyme được sản xuất bởi một loại vi khuẩn thường liên quan đến bệnh nướu răng - Treponema denticola (T. denticola ) - thường xuất hiện trong một số khối u của hệ thống đường tiêu hóa. Enzyme được biết đến như là proteinase của T. denticola chymotrypsin, giúp vi khuẩn xâm nhập mô trong bệnh nướu răng. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó cũng kích hoạt các enzyme khác thúc đẩy các tế bào ung thư khi chúng tiến vào mô khỏe mạnh.

Rối loạn cương dương

Ngoài các yếu tố nguy cơ được biết đến gây rối loạn cương dương như: Hút Thu*c lá, uống rượu và tăng huyết áp... các nhà khoa học còn cho biết, viêm nướu và bệnh nha chu cũng góp phần trong rối loạn này.

Thủ phạm ở đây vẫn là yếu tố viêm. Viêm ở nướu răng có thể lây lan vào trong máu và tác động đến các khu vực khác. Rối loạn chức năng cương dương thường là do các mạch máu bị trục trặc; đặc biệt các cơ trơn thành mạch máu mất khả năng co giãn. Điều này được gọi là rối loạn chức năng nội mô, và nó ngăn ngừa sự giãn mạch ở D**ng v*t và do đó ảnh hưởng tới sự cương cứng.


Cách dùng chỉ tơ nha khoa.

Cần làm gì để giữ nướu răng khỏe mạnh?

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt là hành động quan trọng nhất mà một người có thể thực hiện để ngăn ngừa và điều trị bệnh nướu răng. Phần lớn mọi người có xu hướng bỏ qua lợi ích khi nói đến sức khỏe răng miệng mà chỉ tập trung vào việc có được một nụ cười trắng sáng. Tuy nhiên, răng khỏe đòi hỏi nướu phải khỏe mạnh.

Phần lớn mọi người thường tập trung vào việc có được một nụ cười trắng sáng. Tuy nhiên, muốn răng trắng sáng, khỏe thì nướu cũng phải khỏe...

Để giữ cho nướu khỏe mạnh cần:

Đánh răng đúng cách: Đây là chìa khóa để có sức khỏe răng miệng khỏe mạnh. Chải ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải đánh răng có lông mềm và kem đánh răng có fluoride; thay bàn chải đánh răng cứ sau 3 đến 4 tháng, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bắt đầu sờn...).

Chọn kem đánh răng phù hợp: Có rất nhiều loại kem đánh răng, từ các sản phẩm làm trắng đến các công thức có chứa baking soda…nhưng cần đảm bảo rằng kem này có chứa fluoride và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày: Chỉ nha khoa giúp loại bỏ thức ăn và mảng bám giữa răng và nướu. Nếu thức ăn và mảng bám vẫn còn ở những khu vực này, sẽ dẫn đến hình thành cao răng... là nguyên nhân dẫn đến bệnh nướu răng, viêm nha chu.

Sử dụng nước súc miệng: Nước súc miệng trị liệu có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng, giảm tốc độ hình thành cao răng, giảm số lượng mảng bám trên răng và loại bỏ các hạt thức ăn từ miệng. Tuy nhiên, mọi người không nên sử dụng nước súc miệng để thay thế cho việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa. Trẻ em dưới 6 tuổi không nên sử dụng nước súc miệng.

Kiểm tra răng miệng thường xuyên và ngừng hút Thu*c.

Ngoài ra, cũng cần để ý tới thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày, vì các loại thực phẩm khác nhau có tác động tích cực hoặc tiêu cực đến sức khỏe nướu.

Một số thực phẩm nên kết hợp vào chế độ ăn uống bao gồm: Trái cây và rau quả nhiều chất xơ (vì những thứ này có thể giúp làm sạch miệng); trà đen và xanh (giúp giảm vi khuẩn); các sản phẩm từ sữa, như sữa, phô mai và sữa chua (những thực phẩm này giúp tăng sản xuất nước bọt); thực phẩm có chứa florua, bao gồm nước và một số sản phẩm gia cầm và hải sản; kẹo cao su không đường (vì khi nhai sẽ làm tăng sản xuất nước bọt)...

Nên tránh các loại thực phẩm và đồ uống sau đây: Nước ngọt có ga có chứa axit phosphoric và citric cũng như đường; rượu (vì nó có thể làm khô miệng); kẹo ngậm; thực phẩm giàu tinh bột…

Bích Ngọc

((Theo MNT))

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/nhung-nguy-hiem-bat-ngo-tu-viem-nuou-viem-nha-chu-n162392.html)

Tin cùng nội dung

  • Chữa bỏng bằng mỡ trăn, kem đánh răng, lòng trắng trứng, dầu cá, đổ nước mắm, rắc vôi bột… được xem là bí quyết lận lưng của nhiều người, nhưng nó có thể khiến người bệnh gặp nguy.
  • Ngày 29/7, Trưởng Khoa Phỏng BV Chợ Rẫy, BS Trần Đoàn Đạo, xác nhận sức khỏe nạn nhân Mai Văn Sang (SN 1991, quê Đồng Tháp) đang tiến triển tốt và sẽ được cắt lọc hoại tử trong tuần này.
  • Mặt nước nơi có dòng chảy xa bờ thường lặng, ít sóng. Khi bạn bơi vào dòng này ngay lập tức có thể bị cuốn trôi ra biển.
  • Tuyệt đối không ngâm đá lạnh mà chỉ dùng nước sạch bình thường làm hạ nhiệt độ bề mặt da.
  • Cháu tôi 5 tuổi, bị đau bụng, sốt, đái ra máu, đi khám được chẩn đoán u Wilms.
  • Viêm tụy cấp là tình trạng viêm đột ngột của tuyến tụy. Biểu hiện có thể nhẹ nhàng nhưng cũng có thể nặng, nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ gây biến chứng.
  • Bệnh trĩ gây đau đớn, khổ sở cho người bệnh cùng nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.
  • Rau sống thường là các loại rau thơm được ưa chuộng trong bữa cơm của người Việt.
  • Nha chu viêm là tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Phần lớn các trường hợp mất răng ở người trưởng thành là do bệnh nha chu gây nên. Người bệnh có triệu chứng sưng đau răng lợi, chân răng bị sưng làm mủ, miệng hôi, bản thân răng cũng bị hủy hoại hoặc bị ăn mòn, đen xám, dễ mẻ vỡ tự nhiên làm cho lợi và răng không bám vào nhau làm lung lay nghiêng ngả. Kèm theo người bệnh có thể đau lưng, mỏi gối, di, mộng tinh...
  • Mảng bám vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp nhất gây ra bệnh nha chu. Mảng bám vi khuẩn là một màng có tính keo dính, không màu bao phủ bề mặt răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY