Bệnh truyền nhiễm hôm nay

Những nơi trú ngụ không ngờ của muỗi vằn gây sốt xuất huyết

Theo các chuyên gia, thực tế muỗi vằn gây bệnh sốt xuất huyết không sống ở những nơi nước bẩn mà sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới.

Suốt hơn một tuần qua, người dân miền Bắc đang phải đối mặt với bệnh . Có những ngày BV Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận 500 bệnh nhân khám chỉ trong một buổi sáng. Nhiều bệnh viên rơi vào tình trạng quá tải bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó không ít ca đã dẫn đến Tu vong. Tuy nhiên điều đáng lo ngại là nhiều người dân vẫn thờ ơ với những mầm bệnh xung quanh môi trường sống của mình.

Bệnh là do một loại Muỗi Aedes aegypticòn được gọi là muỗi vằn do chúng có vằn đen trắng quanh các chi.

Khác với một số loài muỗi khác, thường sống trong nhà, gần người, ví dụ như ở gần tủ quần áo, chăn màn. Nó thích đẻ trứng ở những dụng cụ chứa nước sạch và những nơi nước đọng ở lốp xe, chậu cây cảnh, dụng cụ phế thải quanh nhà có nước đọng. Chúng thường đốt người vào sáng sớm và chiều tối.

Một cán bộ tuyên truyền về phòng tránh bệnh ở phường Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết, hiện nay nhiều người dân hiểu không đúng về việc phòng tránh bệnh sốt xuất huyết, cụ thể là họ đã hiểu sai về môi trường sinh sôi nảy nở của loại muỗi vằn Theo các chuyên gia, thực tế sinh sống ở những nơi mà nhiều người không hề ngờ tới như lọ hoa, xô chậu lau nhà, khay đựng bình nước nóng lạnh, khay nước nhỏ phía sau tủ lạnh, lốp xe, xong nồi, chai nhựa, bát vỡ, mảnh sành, vỏ dừa đọng nước mưa…

Bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần thì nơi đó trở thành “tổ” của muỗi vằn gây sốt xuất huyết. Ảnh: NK

Trong môi trường phát triển thuận lợi, chỉ sau khoảng 10 - 15 ngày, từ trứng sẽ phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi non và trở thành muỗi trưởng thành. Muỗi cái sau khi nở từ trứng chỉ từ khoảng 5 - 8 ngày sau đã trở thành muỗi trưởng thành và có thể hút máu (chích) người và tìm nơi đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước. Sau từ 1 - 3 ngày, trứng sẽ nở thành bọ gậy, và từ bọ gậy để trở thành quăng thì cần khoảng 5 - 8 ngày. Khoảng 2 - 3 ngày sau, con quăng sẽ thành muỗi non, và tiếp tục chu trình phát triển thành muỗi trưởng thành, đẻ trứng, trứng phát triển thành bọ gậy, quăng, muỗi.

Do vậy bất cứ chỗ nào có đọng nước trong trong vòng 1 tuần thì nơi đó trở thành “tổ” của gây sốt xuất huyết.

Theo ông PGS.TS Trần Đắc Phu - Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng ( Bộ Y tế), thực tế, người dân vẫn chưa biết tác nhân gây sinh sống ở đâu. Nhiều người dân cứ nghĩ muỗi vằn sinh sống và đẻ trứng ở những nơi bụi rậm, ao tù, nước đọng... Do đó, không ít người dân phòng, chống là phát quang bụi rậm, làm sạch môi trường xung quanh. Đó là một sai lầm rất cơ bản. Muỗi vằn chỉ sống và sinh sản trong nước sạch, chứ không sống và sinh sản trong nước dơ bẩn, ao tù.

Từ thực tế này nên những ngày gần đây, ủy ban nhân dân các cấp cùng các ban ngành thuộc ngành giáo dục đã cử cán bộ về từng tận hộ dân để tuyên truyền công tác phòng chống sốt xuất huyết, đặc biệt là tuyên truyền cho người dân có ý thức diệt trừ mầm bệnh đang ở ngay trong ngôi nhà và chòm xóm của mình.

Theo Ngân Khánh - Gia đình và Xã hội

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/nhung-noi-tru-ngu-khong-ngo-cua-muoi-van-gay-sot-xuat-huyet-n344937.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY