Tiêm phòng hôm nay

Những vắc xin quan trọng cần tiêm phòng trước khi mang thai

Mang thai là cả một hành trình kỳ diệu của mỗi bà mẹ. Để con được sinh ra khỏe mạnh thì ngoài việc chăm sóc thai kỳ thật tốt thì các cặp vợ chồng trước khi mang thai cũng phải chuẩn bị thật tốt.
Một trong những việc rất cần thiết thế nhưng rất nhiều chị em mình thường quên và bỏ qua đó là tiêm phòng trước khi mang thai để đảm bảo mẹ không bị bệnh trong quá trình mang thai. Mời các bạn cùng tìm hiểu xem những vắc xin tiêm phòng trước khi mang thai nào nên được thực hiện nhé. 1/ Tại sao nên tiêm phòng trước khi mang thai?
Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường. Nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng vì vậy mà tăng lên. Một số bệnh chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu thông thường. Tuy nhiên, số khác lại có thể gây những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe của bạn và bé cưng trong bụng. Tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những nguy hiểm không đáng có này. Ngoài ra, một số loại vắc-xin còn có khả năng giúp bé con tăng sức đề kháng ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Vắc-xin có thể được chế tạo từ virut sống, virut ch*t hoặc từ những độc tố của vi khuẩn đã được giảm động lực. Phụ nữ mang thai không nên tiêm vắc-xin được chế tạo từ virut còn sống vì những nguy cơ dù nhỏ này cũng có thể gây hại cho thai nhi. Vì vậy, nếu đang mong muốn có em bé, bạn nên tiêm phòng ngay từ bây giờ! 2/ Những loại vắc-xin bạn nên tiêm phòng trước khi mang bầu
– Tiêm phòng Rubella: 90% các trường hợp nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây dị tật thai nhi hoặc sảy thai. Virut Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng khi bé được sinh ra.
– Tiêm phòng sởi: Nếu mắc bệnh sởi khi mang thai, nguy cơ dị dạng thai nhi cũng rất cao. Ngoài ra, bị sởi khi mang thai có thể gây sảy thai, sinh non hoặc thai ch*t lưu.
– Quai bị: Virut quai bị có thể làm viêm nhiễm buồng trứng, đồng thời phá hủy tế bào trứng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Ngoài ra, quai bị có thể gây dị tật bẩm sinh, sinh non và thai ch*t lưu. Đặc biệt, nếu mẹ bầu bị nhiễm quai bị trong 3 tháng đầu và thứ ba của thai kỳ.
Hiên nay, bạn có thể chủ động phòng ngừa sởi, quai bị và Rubella chỉ với một mũi vắc-xin 3 trong 1 (MMR). MMR rất hiệu quả và an toàn, có thể giảm từ 90-95% nguy cơ nhiễm bệnh. Một số người có thể đã tiêm phòng MMR khi còn nhỏ và có khả năng miễn dịch với “bộ ba” này. Tuy nhiên, không có gì là chắc chắn cả. Cho dù đã được tiêm phòng từ trước, bạn vẫn nên xét nghiệm lại. Nên tiêm phòng MMR một tháng trước khi cố gắng thụ thai.
– Thủy đậu: Đã từng bị thủy đậu hay may mắn thoát khỏi căn bệnh này khi còn nhỏ không có nghĩa bạn hoàn toàn miễn dịch. Thậm chí, nếu đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, bạn cũng nên tiêm phòng thêm một mũi tăng cường. Thai phụ mắc thủy đậu trong thai kỳ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ:
+ Thai < 13 tuần tuổi, khả năng mắc Hội chứng thủy đậu bẩm sinh, dị tật bẩm sinh chiếm 2 – 4%.
+ Thai < 20 tuần, hầu như không ảnh hưởng đến thai nhi.
+ Gần ngày sinh, thai phụ mắc thủy đậu thì khả năng lây bệnh cho con là rất cao do bé mắc thủy đậu lan tỏa vì mẹ chưa tạo được kháng thể truyền cho thai nhi trước sinh. Trẻ sinh ra đối mặt với nguy cơ viêm phổi, dị tật các chi, đục thủy tinh thể… Nhiều trường hợp, chị em cho rằng mình đã từng mắc thủy đậu lúc bé nên coi thường không chủng ngừa. Để chắc chắn, trước khi mang thai, bạn nên kiểm tra xem cơ thể đã có kháng nguyên chống lại bệnh thủy đậu hay chưa và tiêm phòng cần thiết. Tiêm phòng thủy đậu muộn nhất là 2 tháng trước khi mang bầu. – Tiêm phòng cúm trước khi mang thai: Cảm cúm là căn bệnh thường gặp nhất ở Việt Nam. Cảm cúm thông thường sẽ không gây ra những biến chứng gì đặc biệt. Khi mang thai, những cơn cảm cúm kéo dài có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, nhất là cảm cúm trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, nếu lỡ mang thai mà chưa kịp tiêm phòng cúm, bạn vẫn có thể tiêm ngừa trong thai kỳ của mình. Vắc-xin phòng ngừa cúm được chế tạo từ những virut đã ch*t nên rất an toàn với mẹ bầu. Bạn có thể yên tâm. – Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung: Nếu dưới 26 tuổi, bạn nên xem xét đến việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung. Mũi tiêm HPV thực hiện 3 mũi:
Mũi 1: nữ giới trong độ tuổi từ 11 và 26.
Mũi 2: 1-2 tháng sau khi tiêm mũi 1.
Mũi 3: 6 tháng sau khi tiêm mũi 1. Vắc-xin này bao gồm 3 mũi tiêm, kéo dài trong 6 tháng và không thể tiếp tục nếu như bạn mang thai. Vì vậy, bạn nên tính toán thời gian phù hợp nếu muốn hoàn thành việc phòng ngừa này trước khi bầu.
– Viêm gan siêu vi B: Viêm gan siêu vi B có thể lây truyền thông qua máu và dịch cơ thể. Vì vậy, bạn có thể dễ dàng mắc bệnh này mà không hề hay biết. Không chỉ bạn mà anh xã cũng nên tiêm phòng viêm gan siêu vi B nhé! Người lớn khi tiêm phòng viêm gan B sẽ tiêm 3 mũi theo trình tự 1-2-3, tức là sau khi tiêm mũi 1, 2 tháng sau bạn đi tiêm mũi 2. Và 1 tháng tiếp theo bạn tiêm mũi 3 là mũi cuối cùng. Hiệu quả bảo vệ khi tiêm phòng viêm gan B có tác dụng trong khoảng 12 năm.
– Uốn ván: Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn uốn ván gây ra và có nguy cơ Tu vong cao. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (15 – 45 tuổi), chị em cần chủng ngừa uốn ván theo quy định
Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai hoặc chị em sống trong vùng nguy cơ có dịch.
Mũi 2: Ít nhất 4 tuần sau khi tiêm mũi 1.
Mũi 3: Ít nhất 6 tháng sau khi tiêm mũi 2.
Mũi 4: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 3.
Mũi 5: Ít nhất một năm sau khi tiêm mũi 4. Sau khi tiêm đủ 5 mũi phòng uốn ván, chị em có thể phòng bệnh uốn ván trong suốt thời kỳ sinh sản.
Tuy nhiên, tại Việt Nam rất ít trường hợp phụ nữ chủ động chủng ngừa đủ 5 mũi uốn ván và thường chỉ tiến hành tiêm phòng khi đã mang thai. Các đối tượng này cần tiêm mũi 1 càng sớm càng tốt khi biết mình mang thai và tiêm mũi 2 sau khi tiêm mũi 1 ít nhất 1 tháng để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh.
Lời khuyên cho chị em khi thực hiện chủng ngừa trước khi mang thai: Nhiều chị em băn khoăn, lo lắng về độ an toàn của việc chủng ngừa trước khi mang thai cho chính bản thân và sức khỏe của em bé sau này. Tuy nhiên, khoa học đã phân loại các loại vắc-xin dành cho phụ nữ mang thai thành 3 nhóm:
– Vắc-xin an toàn cho thai nhi: Uốn ván, Viêm gan B, Cúm được bào chế từ các loại vi-rút đã bất hoạt. Đây là các vắc- xin không gây ảnh hưởng cho thai nhi, đồng thời có tác dụng bảo vệ bé sau khi sinh nhờ kháng thể mẹ truyền cho con qua nhau thai.
– Vắc-xin không dùng cho phụ nữ mang thai: Bại liệt dạng uống, Ho gà, Bạch hầu, Sởi, Quai bị, Lao (BCG), Thương hàn.
– Vắc-xin có thể sử dụng trong 1 số trường hợp đặc biệt: Bệnh dại, bệnh tả.
Vì vậy, chị em cần có kế hoạch chủ động về thời gian mang thai, có hiểu biết đúng đắn và lựa chọn chủng ngừa trước khi mang thai.
Trong thời gian tiêm phòng, cần có kế hoạch Tr*nh th*i hợp lý. Nếu ngay khi tiêm phòng đã thụ thai cần hỏi xin ý kiến của chuyên gia.
Không tiêm phòng khi có biểu hiện sốt cao, mệt mỏi và các dấu hiệu bất thường khác.
Phụ nữ có các bệnh mãn tính như tim, thận khi tiêm phòng cần tư vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Theo dõi tình hình sức khỏe trước và sau khi tiêm phòng 12 – 24 giờ. 3/ Một số lưu ý khi tiêm phòng trước khi có thai
MMR, vắc-xin ngừa sởi, quai bị và rubella, được khuyến cáo là loại vắc-xin không nên tiêm phòng khi mang thai. Về lý thuyết, vắc-xin MMR có thể làm mẹ bầu nhiễm Rubella và gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho trẻ sơ sinh như chậm phát triển thần kinh, bị dị tật ở mắt, tai… Tuy nhiên, không ít trường hợp mẹ tiêm ngừa MMR trong khi mang thai, bé cưng sinh ra vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Vì vậy, nếu lỡ tiêm phòng MMR trong 3 tháng đầu tiên, nguy cơ dị tật có thể rất thấp. Xét nghiệm ở tuần thứ 18 của thai kỳ có thể giúp bạn xác định nguy cơ này.
Ngoài ra, bắt đầu từ giữa năm 2014, Việt Nam đã triển khai chiến dịch tiêm phòng sởi và Rubella (MR). Nếu cơ thể đã miễn dịch với quai bị, bạn có thể lựa chọn tiêm phòng MR trước khi mang thai. 4/ Thời điểm tiêm phòng trước khi mang thai
Nếu đang trong độ tuổi sinh sản, sắp kết hôn hay đã lên kế hoạch về chuyện có em bé trong tương lai gần thì bạn đừng ngần ngại việc tiêm phòng trước khi mang thai.
Thời điểm tiêm phòng lý tưởng là trước 3-6 tháng thụ thai. Bạn có thể đến các điểm tiêm phòng dịch vụ tại xã, phường hoặc bệnh viện địa phương để đăng ký chủng ngừa theo nhu cầu. 5/ tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu
Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hà Nội
– Trung tâm Y tế dự phòng
50C Hàng Bài. ĐT: 04. 38229263
70 Nguyễn Chí Thanh. ĐT. 04. 37730268
Viện vệ sinh dịch tễ: (131 Phố Lò Đúc, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
– Trung tâm tiêm phòng: Địa chỉ: số 35 Trần Bình – Mai Dịch – Cầu Giấy (Đối diện Viện 198). ĐT: 04-3768.5512
Một số địa chỉ tiêm phòng trước khi mang thai cho mẹ bầu ở Hồ Chí Minh:
– Các Trung tâm Y tế dự phòng tại các phường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
– Bệnh viện Phụ sản Mekong (tiền thân là BV Đại học Y Dược): Địa chỉ: 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận.
– Viện Pasteur: Địa chỉ: 167 Pasteur, Phường 8, Quận 3 ĐT: 08. 38230352
– Bệnh viện Từ Dũ: Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh ĐT: 08. 38391229
tiêm phòng trước khi mang thai
Cần tiêm phòng bệnh gì trước khi mang thai! Hỏi: Em chào Bác Sĩ!
Em muốn tiêm phòng vacxin trước khi mang thai, nhưng không biết là cần tiêm phòng bệnh gì?. Và trước khi tiêm phòng thì có cần xét nghiệm để biết mình đã mắc bệnh không?
Xin Bác sĩ cho em biết là hiện nay bệnh viện Từ Dũ có tiêm phòng các bệnh đó không?
Em bị sẩy thai vào ngày 27/4/2010, thai được 6 tuần. Trước khi mang thai em chưa tiêm phòng vacxin gì hết, em không rõ nguyên nhân em bị sẩy thai nên em không biết phải làm cách nào để lần mang thai sau được an toàn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.
Nếu phải xét nghiệm thì mất khoảng bao lâu mới có kết quả. Em được biết bây giờ có 1 loại vacxin 3 trong 1 : Sởi, quai bị, Rubella. em tiêm loại vacxin này có được không? và bệnh viện mình hiện nay đã có loại vacxin này chưa? Nếu Tiêm thì thời gian tiêm là bao lâu? Và bao lâu em mới có thể mang thai trở lại. Nếu tiêm phòng thì có cần phải tiêm cho cả vợ lẫn chồng không?. Và chi phí khoảng bao nhiêu?
Em rất mong nhận được hồi âm của Bác Sĩ.
Em chân thành cám ơn! Trả lời của TS. BS. Lê Thị Thu Hà – Khoa Khám Bệnh – Bệnh viện Từ Dũ
Chào em,
Hoan nghênh em đã có ý tưởng để chuẩn bị tốt cho việc mang thai sắp tới.
Ngoài việc dinh dưỡng đầy đủ, việc tiêm ngừa trước khi mang thai là cần thiết.
Các loại bệnh cần tiêm ngừa là:
Sởi, quai bị và rubella: Thu*c tiêm là MMR (3 loại bệnh trong 1 mũi tiêm). Không cần xét nghiệm trước tiêm. Có thể tiêm tại trung tâm y tế dự phòng quận, Viện Pasteur. BV Từ Dũ tiêm Thu*c này cho trẻ em. Giá 1 mũi tiêm này khoảng < 150.000đ. Sau khi tiêm 3 tháng hãy để có thai, tối thiểu cũng là 1 tháng, không nên mang thai liền ngày sau tiêm. Thông thường chỉ cần tiêm ngừa cho vợ, còn nếu tiêm luôn cho cả chồng cũng tốt.
Viêm gan siêu vi B: xét nghiệm trước, nếu có kháng thể thì không cần tiêm.
Em cũng nên kiểm tra sức khỏe tổng quát xem có bệnh gì không, như: thiếu máu, tiểu đường, cao huyết áp…để điều trị trước khi mang thai.
Việc dùng acid folic 1 viên mỗi ngày trong thời gian tối thiểu 3 tháng trước khi mang thai rất tốt. Theo nhiều nghiên cứu, việc dùng acid folic trước khi mang thai có thể dự phòng những bất thường thai nhi như: khuyết tật ống thần kinh, sứt môi – chẽ vòm. Cũng có thể dự phòng sẩy thai và sinh non.
Phụ nữ trước khi mang thai nên tiêm phòng cúm, sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, viên gan A, B, uốn ván, viêm phổi do phế cầu, viêm màng não… Đây là một hành động cần thiết để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh cho mẹ và bé yêu của mình đấy. Nguồn Internet
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-nhung-vac-xin-quan-trong-can-tiem-phong-truoc-khi-mang-thai-27299.html)

Tin cùng nội dung

  • Tôi mang thai được 2 tháng. Không hiểu sao tôi cảm thấy người rất nóng. Nghe nói mướp đắng là món ăn thanh nhiệt tốt, nhưng tôi vẫn e ngại không dám dùng vì có ý kiến lại nói mướp đắng độc với thai nhi. Vậy xin quý báo lời khuyên?
  • Tập thể dục giúp bạn cảm thấy khỏe khoắn và duy trì cân nặng của mình. Tập luyện còn có thể giúp giảm bớt hoặc ngăn chặn sự khó chịu trong thời gian mang thai. Nó cũng có thể giúp bạn có thêm năng lượng và chuẩn bị cơ thể bạn vào chuyển dạ bằng cách tăng khả năng chịu đựng và sức mạnh cơ bắp. Nếu không mắc bệnh lý nghiêm trọng và đang có một thai kỳ không biến chứng, thường thì tập thể dục là an toàn.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Ngủ trong thời gian mang thai thực sự rất khó khăn. Những ông bố bà mẹ tương lai không ngờ rằng khi mang thai lại khó ngủ đến thế.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
  • Những điều bạn cần suy nghĩ tới trước khi mang thai: nên ăn gì, lưu ý về acid folic, vấn đề cân nặng, tập thể dục, thay đổi một số thói quen, vấn đề sức khỏe trong thời gian mang thai.
  • Nếu mang thai ngoài ý muốn, bạn có thể sẽ cảm thấy sợ hãi hoặc không biết làm thế nào. Nhưng hãy nhớ rằng bất kỳ trong hoàn cảnh nào, bạn cũng có nhiều lựa chọn.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
  • Vắc xin sởi giúp ngăn ngừa bệnh sởi trước bệnh. Có tác dụng trị bệnh cho trẻ bị sởi nhưng không hết hoàn toàn trong 1 liều.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY