Nhi Truyền nhiễm hôm nay

Bên cạnh chức năng chữa trị các bệnh lý nhi khoa do vi sinh vật gây ra như: vi khuẩn, virut, ký sinh trùng, nấm,... ; công tác khám chữa bệnh của Khoa Nhi Truyền còn bao gồm các kỹ thuật xử trí suy hô hấp như hút dịch đường thở, đặt nội khí quản; khám chữa và chăm sóc trẻ nhiễm HIV/AIDS, và tư vấn cho gia đình có trẻ mắc bệnh trên; cũng như thực hiện tiêm chủng vắc xin theo chương trình tiêm chủng mở rộng do Bộ Y Tế chỉ đạo. Các căn bệnh truyền nhiễm phổ biến ở trẻ em và dễ hình thành dịch bệnh như: viêm não Nhật Bản, thuỷ đậu, sởi, ho gà, quai bị, viêm màng não nhiễm khuẩn, viêm màng não do virut, lao màng não, bạch hầu, uốn ván, nhiễm khuẩn huyết, viêm gan virut,...

Nói chuyện khi ăn và gắp thức ăn cho nhau: 2 thói quen xấu tệ hại lây lan bệnh truyền nhiễm

Trong bữa cơm gia đình, người Việt thường có thói quen nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, theo chuyên gia việc vừa ăn vừa nói chuyện trong bữa ăn tiềm ẩn mối nguy hiểm cho sức khoẻ.

Bữa cơm của người việt không chỉ là ăn uống mà còn là cơ hội để cho các thành viên trong gia đình có cơ hội ngồi lại cùng nhau, tăng thêm tình cảm gia đình. trong bữa cơm nhiều người trong chúng ta sẽ vừa ăn vừa nói chuyện, thậm chí cười đùa. ít người biết rằng, thói quen nói chuyện trong bữa ăn có thể gây nguy hiểm cho sức khoẻ.

ths.bs phí thị quang – chuyên khoa tiêu hóa, bệnh viện đa khoa medlatec cho hay, trong bữa ăn, tốt nhất bạn không nên nói chuyện để tập chung vào ăn uống. như vậy thức ăn cũng được nhai kỹ, dinh dưỡng hấp thu cũng tốt hơn.

Theo bác sĩ Quang khi ăn uống không nên nói chuyện vì 2 lý do sau:

Thứ nhất, nói chuyện trong khi ăn sẽ làm cho thức ăn không được nghiền kĩ trong miệng và khi nuốt xuống dạ dày, nó có thể bị sai ống dẫn, thay vì xuống dạ dày thì lại qua đường phổi hay mũi, gây sặc, nghẹn... trong trường hợp nguy hiểm, nó có thể chặn đường thở của bạn và dẫn tới Tu vong.

Trên thực tế đã có không ít trường hợp vừa ăn vừa nói chuyện đã phải vào viện cấp cứu vì sặc, nghẹn thức ăn.

Thói quen nói chuyện khi ăn uống và gắp thức ăn cho nhau tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhiều loại vi khuẩn có hại cho cơ thể, ảnh minh hoạ.

Thứ hai, trong khi ăn, nếu nói chuyện sẽ vô tình làm bắn cơm hoặc các giọt nước ra ngoài. tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát tán ra ngoài và lây nhiễm cho người khác.

Đặc biệt với những người có vi khuẩn helicobacter pylory có thể từ trong miệng ra ngoài vào thức ăn chung của gia đình gây nguy cơ nhiễm vi khuẩn cho các thành viên khác trong gia đình.

Ngoài thói quen ăn uống khi nói chuyện bác sĩ quang khuyến cáo: "người việt còn có thói quen gắp thức ăn cho nhau. gắp thức ăn mời người khác là một trong những nét văn hóa đặc trưng, thể hiện sự hiếu khách của người việt. thế nhưng hành động tưởng như rất đẹp này lại gây ra nguy hại đối với sức khỏe của chúng ta.

việc dùng chung đũa, thìa, nước chấm là một con đường lây lan các bệnh truyền nhiễm như: cảm cúm, quai bị, covid-19... trong khoang miệng của mỗi người chứa gần 80 triệu vi khuẩn khác nhau trong đó có những vi khuẩn gây bệnh viêm gan a, viêm loét dạ dày (vi khuẩn helicobacter pylory)... có thể lây lan qua đường ăn uống chung.

    Sự thật về ăn rau cải và đậu nành làm tăng nguy cơ mắc u tuyến giáp

Theo chuyên gia, nên tập thói quen giữ vệ sinh cá nhân, tránh ăn chung đụng: ăn đũa hai đầu, một đầu gắp thức ăn và một đầu đưa cơm vào miệng; nếu có điều kiện, nên dùng phần ăn riêng, nhất là nước chấm; nếu món ăn bắt buộc phải dùng chung, nên để vào đó một chiếc muỗng sạch và quy ước là dùng chung; không nên dùng chung ly uống nước hoặc rượu để đảm bảo vệ sinh cho mình và người khác…

Ngoài ra, để đảm bảo vệ sinh trước khi ăn uống mỗi người nên có thói quen rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn uống. nên từ bỏ thói quen nói chuyện khi ăn uống là cách đơn giản để bảo vệ sức của bản thân và gia đình.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/2-thoi-quen-xau-te-hai-trong-an-uong-nhieu-nguoi-viet-mac-gay-nhieu-nguy-co-benh-tat-20200527103007671.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khảo sát dẫn truyền dây thần kinh giúp kiểm tra xem các dây thần kinh dẫn truyền các tín hiệu điện có tốt và có nhanh hay không.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Vi trùng có thể nhân lên dễ dàng. Các dụng cụ làm sạch, chẳng hạn như các loại khăn hoặc giẻ lau sàn, luôn có mầm bệnh và chúng sẽ lây lan vi trùng qua các bề mặt khác
  • Dân gian có câu “đói quanh năm, no 3 ngày tết”, để chỉ rằng dù trong năm có thiếu thốn đến mấy, nhưng 3 ngày tết vẫn phải no đủ để “lấy hên” cho một năm mới no ấm và đủ đầy.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Chế độ ăn DASH là chế độ ăn ngăn ngừa cao huyết áp. Chế độ ăn DASH tuân thủ theo các nguyên tắc như sau: Ít muối, chất béo bão hoà, cholestorol và các chất béo khác....
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Ăn uống đầy đủ khi mang thai không chỉ đơn giản là bạn ăn nhiều hơn. Bạn cũng phải cân nhắc đến việc bạn ăn gì khi mang thai. Những thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.
  • Bệnh di truyền là những bệnh xảy ra do những bất thường về gen hoặc về nhiễm sắc thể. Bệnh được di truyền là bệnh do bất thường về gen ở bố mẹ truyền sang cho con họ. Những bệnh này có thể là bệnh di truyền trội, di truyền lặn, hoặc bệnh di truyền liên kết NST giới tính X. Bệnh về NST là những bệnh gây ra do mất NST, bất thường NST, hoặc thừa NST.
  • Chế độ ăn, bao gồm những loại thức ăn và độ thường xuyên bạn dùng chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra và duy trì sức khoẻ răng miệng. Bánh kẹo từ lâu đã được xem là có liên quan đến bệnh sâu răng, nhưng có nhiều thứ khác ngoài bánh kẹo có thể ảnh hưởng xấu tới răng. Nhiều loại thức ăn và đồ uống, đặc biệt là các loại có nhiều đường, đều thúc đẩy nhanh quá trình sâu răng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY