Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Nơi nào ở nước ta có 5 ngọn núi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ?

(MangYTe) - Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn là 5 danh thắng nổi tiếng ở một thành phố của nước ta.

1. Nơi nào ở nước ta có 5 ngọn núi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ?

  • A. Quảng Bình

  • B. Thừa Thiên - Huế

  • C. Đà Nẵng

    Theo Atlas Địa lý Việt Nam, Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ là 5 ngọn núi danh thắng (Ngũ Hành Sơn) thuộc phường Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Tên đầy đủ của 5 ngọn núi danh thắng này là: Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn, Thổ Sơn.

2. 5 danh thắng này còn có tên gọi khác là gì?

  • A. Núi Ngũ Lĩnh

  • B. Núi Non Nước

    Theo Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, 5 ngọn núi nằm trong Ngũ Hành Sơn này còn có tên là núi Non Nước.

  • C. Cả 2 đáp án trên

3. Quần thể danh thắng này có diện tích khoảng...?

  • A. 2 km2

    Đây là 5 ngọn núi đá vôi nhô lên trên một bãi cát ven biển, trên diện tích khoảng 2 km2.

  • B. 3 km2

  • C. 4 km2

4. Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn được công nhận Di tích Lịch sử Văn hóa năm nào?

  • A. Năm 1985

  • B. Năm 1990

    Theo Cổng thông tin điện tử Đà Nẵng, ngày 22/3/1990, hệ thống núi Non Nước được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch) công nhận là Di tích Lịch sử Văn hóa cấp Quốc gia.

  • C. Năm 1995

5. Vị vua nào đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp lên núi Thủy Sơn?

  • A. Gia Long

  • B. Minh Mạng

    Thủy Sơn nằm trên bãi đất rộng theo hướng Đông Bắc, khoảng 15 ha, cao khoảng 160 m. Vì núi có ba đỉnh nằm ở ba tầng, giống như ba ngôi sao Tam Thai ở đuôi chòm sao Đại Hùng (dân gian gọi là Sao Cày), nên còn có tên gọi là núi Tam Thai. Đây là ngọn núi lớn, cao và đẹp nhất, thường được nhiều người đến tham quan. Sơ lược ba đỉnh của núi: Thượng Thai là ngọn cao nhất 160 m ở phía Tây Bắc của Thủy Sơn, đáng kể có chùa Tam Thai, chùa Tam Tôn, chùa Từ Tâm, khu Hành Cung, Vọng Giang Đài (đài ngắm sông), động Hoa Nghiêm (một trong số tượng ở đây có tượng nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm), động Huyền Không, động Linh Nha...; Trung Thai là ngọn thấp hơn một chút ở phía Nam của Thủy Sơn, đáng kể có Cổng trời (Cổng Vân Căn Nguyệt Quật), động Vân Thông (tục gọi là Hang Lên Trời), động Thiên Long (tục gọi là Hang Rồng), động Thiên Phước Địa...; Hạ Thai là ngọn phía Đông thấp nhất của Thủy Sơn, đáng kể có chùa Linh Ứng, tháp Xá Lợi, Vọng Hải Đài (đài ngắm biển), động Tàng Chơn... Đặc biệt, trên Thủy Sơn còn có hai di vật cổ quý hiếm, đó là tấm bia Phổ Đà Sơn Linh Trung Phật tại động Hoa Nghiêm và tấm Kim bài hình quả tim lửa có bút tích của vua Minh Mạng ban tặng cho chùa Tam Thai. Các phần của ngọn Thủy Sơn (từ trái qua phải lần lượt là các phần tây sang đông của ngọn núi:đỉnh Thượng Thai, tên Thủy Sơn của ngọn núi ở đường lên chính, đỉnh Hạ Thai nhìn từ Vọng Giang Đài).Theo thông tin trên website Ngũ Hành Sơn, thì ngay lần đầu (1825) vua Minh Mạng đến chơi ngọn Thủy Sơn đã cho xây dựng hai con đường bậc cấp đi lên núi, đó là lối đi lên chùa Tam Thai và lối đi lên chùa Linh Ứng (xưa gọi là Ứng Chơn). Ngày nay, hai con đường ấy là cổng phía Tây gồm có 156 bậc đá dẫn đến chùa Tam Thai (xây dựng năm 1630) và cổng phía đông gồm có 108 bậc dẫn đến chùa Linh Ứng.

  • C. Thiệu Trị

6. Ngọn núi nào có hình dáng giống quả chuông úp sấp?

  • A. Kim Sơn

    Kim Sơn ở phía bắc 2 ngọn Hỏa Sơn, phía Đông Nam là đường Sư Vạn Hạnh, phía Bắc là ngọn Thổ Sơn. Hình dáng núi trông như một quả chuông úp sấp, nằm giữa Hỏa Sơn và Thổ Sơn, và bên cạnh dòng sông Trường nối dài với sông Hàn. Ngày nay dòng sông Trường đã bị bồi lấp một phần thành đồng ruộng và ao hồ. Nằm tựa lưng vào ngọn núi này là ngôi chùa Quan Âm cổ kính với động Quan Âm huyền bí.

  • B. Mộc Sơn

  • C. Cả 2 đáp án trên

7. Tên gọi dân dã "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc là của ngọn núi nào?

  • A. Mộc Sơn

  • B. Hỏa Sơn

  • C. Thổ Sơn

    Thổ Sơn còn có tên dân dã là "núi Đá Chồng" nằm ở phía Tây Bắc. Đây là ngọn núi đất, thấp nhất nhưng cũng dài nhất, trông như con rồng nằm dài trên bãi cát. Núi có hai tầng lô nhô những khối đá trên đỉnh và nhất là ở sườn phía đông. Sườn phía Bắc dốc hơn, có những vách đá dựng đứng, hẹp và thấp. Cây cỏ thưa thớt do bị phá hoại nhiều. Theo truyền thuyết Thổ Sơn là nơi linh địa, và từ thuở xa xưa người Chăm đã chọn nơi đây làm nơi đồn trú. Hiện nơi đây còn lưu lại dấu tích của một kiến trúc Chăm.Tại chân núi hiện có chùa Long Hoa, chùa Huệ Quang và dấu tích của một địa đạo. Theo thi sĩ Quách Tấn, sát chân núi có bến đò, gọi là Bến Ngự (sử Nguyễn ghi là bến Hóa Quê), vì xưa kia mỗi lần nhà vua đến viếng Ngũ Hành Sơn thì đậu thuyền tại đó. Tuy nhiên, có người cho rằng bến này ở núi Kim Sơn.

8. Đá ở núi Mộc Sơn thường có màu gì?

  • A. Màu trắng

    Theo các nhà địa chất học, cụm núi này trước đây là các hòn đảo ở gần bờ biển do tác dụng của thủy triều, phù sa bồi đắp mà nối liền với lục địa. Dần dà, vì bị nước mưa và khí hậu tác động xói mòn tạo ra những hang động và hình thù kỳ thú. Đặc biệt, đá cẩm thạch tại đây có màu ngũ sắc, phân chia theo từng núi: đá ở Thủy Sơn thường có màu hồng, ở Mộc Sơn thường có màu trắng, ở Hỏa Sơn thường có màu đỏ, ở Kim Sơn thường có màu thủy mặc và ở Thổ Sơn thường có màu nâu.

  • B. Màu thủy mặc

  • C. Màu nâu

9. Ngọn núi Hỏa Sơn nằm đối diện với ngọn núi nào sau đây?

  • A. Đối diện với núi Kim Sơn

    Hỏa Sơn ở phía Tây Nam, nằm đối diện với hòn Kim Sơn, bên trái đường Sư Vạn Hạnh. Ngày xưa con sông Cổ Cò chạy dọc theo phía Nam hòn Hỏa Sơn, nay dấu vết chỉ còn lại một dải nước hẹp nối liền hai đoạn sông Ba Chà và Bãi Dài còn lại ở đầu và cuối phường Hòa Hải. Đây là một hòn kép, gồm có một hòn Âm và một hòn Dương, được nối liền với nhau bằng một đường đá thiên tạo nhô cao hẳn lên. Ở khoảng giữ con đường này có chùa Ứng Thiên.

  • B. Đối diện với núi Mộc Sơn

  • C. Đối diện với núi Thủy Sơn

10. Dưới núi Thủy Sơn có làng nghề nổi tiếng chuyên về…?

  • A. Điêu khắc

    Dưới chân ngọn Thủy Sơn là các cơ sở điêu khắc đá mỹ nghệ phát triển từ các làng nghề có tuổi đời trên 400 năm, tổ nghề là Huỳnh Bá Quát, tiên tổ của Đô ngự sử Huỳnh Bá Chánh. Từ các loại đá cẩm thạch có ở Ngũ Hành Sơn, người thợ đã chế tác các tác phẩm tinh xảo. Đá núi ở đây cũng đã từng góp phần trang trí Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.Thời gian gần đây, để bảo vệ di tích và cảnh quan khu danh thắng, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã ra lệnh cấm khai thác đá trên núi. Không thể để làng nghề mai một, những nghệ nhân có tâm huyết với nghề đã tìm được hướng đi mới. Họ đã bỏ công đi khắp trong nước để tìm nguồn nguyên liệu phù hợp.

  • B. Nặn tượng

  • C. Làm gốm

Kết quả: 0/10

Kim Dung

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/news-game/noi-nao-o-nuoc-ta-co-5-ngon-nui-kim-moc-thuy-hoa-tho-169426.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY