Kinh tế xã hội hôm nay

Nới room tín dụng để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, lĩnh vực cần thiết

Ngày 8/12, trao đổi với báo chí, Phó thống đốc thường trực Đào Minh Tú cho biết, quyết định tăng chỉ tiêu tín dụng thêm 1,5-2% vừa qua của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) nhằm giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) có thêm nguồn lực, mở rộng tín dụng đối với những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

pv: thưa phó thống đốc, vì sao nhnn lại lựa chọn thời điểm 5/12 để tăng room tín dụng?

phó thống đốc đào minh tú: ngày 5/12, nhnn đã quyết định nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng thêm từ 1,5 - 2% cho toàn hệ thống các tctd để có khả năng mở rộng tín dụng cho những doanh nghiệp, đối tượng, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.

Tại thời điểm quý 3 vừa qua, các chỉ số vĩ mô nói chung cho thấy không phải điều kiện thuận lợi để tăng room tín dụng, hơn nữa thanh khoản của một vài ngân hàng lúc đó chưa phải là đã đảm bảo cho việc tăng trưởng tín dụng. đồng thời, nhnn cũng thấy rằng vẫn đảm bảo được tất cả các chính sách có mối quan hệ chặt chẽ với tỷ giá, lãi suất. chính vì thế, thời điểm quý 3 chưa phải thời điểm thuận lợi để tăng trưởng tín dụng.

Còn 3 tuần nữa sẽ kết thúc năm 2022, tuy nhiên nhnn thấy rằng, tác động của tình hình thế giới đối với việt nam cũng đã dịu bớt. đặc biệt, thời gian vừa qua, dưới sự chỉ đạo rất quyết liệt, tích cực, bằng nhiều giải pháp của quốc hội, chính phủ và thủ tướng chính phủ, nhiều chỉ tiêu vĩ mô đã cho thấy những dấu hiệu rất tích cực. chình vì thế, nhnn cũng đã xem xét và quyết định nới thêm hạn mức tín dụng cho các ngân hàng thương mại (nhtm) để tạo dư địa hỗ trợ cho các doanh nghiệp, dự án, chương trình, lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế hiện nay.

pv: vì sao có ngân hàng được nới room tín dụng 1,5%, có ngân hàng thì 2% nhưng có ngân hàng lại không được nới room tín dụng, thưa phó thống đốc?

Phó thống đốc đào minh tú: việc phân bổ tín dụng có nhiều mong muốn và mục tiêu đặt ra. trước hết là làm sao tạo điều kiện có thêm dư địa để các nhtm mở rộng tín dụng vào các lĩnh vực cần thiết. nhưng việc phân bổ tín dụng cũng khuyến khích dành cho những nhtm có khả năng thanh khoản dồi dào và có thực hiện chính sách giảm lãi suất hiện nay.

Một số ngân hàng không hẳn đã hết dư địa tín dụng bởi dư địa tín dụng của năm 2022 đã được phân bố chung cho cả hệ thống là 14% thì một số nhtm vẫn còn dư địa tín dụng khá dồi dào nên những ngân hàng đó không cần thiết phải nới room thêm lần này, hoặc một số ngân hàng đang tăng lãi suất ở mức cao thì nhnn thấy rằng cũng cần phải hạn chế tăng trưởng tín dụng…

Chính vì thế, việc phân bổ tín dụng lần này có thể được xem là một trong những chính sách khuyến khích các nhtm tập trung huy động vốn và giảm lãi suất, tạo điều kiện rất thuận lợi, tích cực kể cả về nguồn vốn, lãi suất cho doanh nghiệp, cho các dự án, chương trình cần thiết của nền kinh tế.

PV: Xin Phó Thống đốc cho biết, với mức tăng 1,5% - 2% sẽ có khoảng bao nhiều tiền được đưa vào nền kinh tế?

Phó thống đốc đào minh tú: mức tăng trên tương đương với 240 nghìn tỷ đồng được cung ứng thêm cho nền kinh tế. đến thời điểm hiện nay, tăng trưởng tín dụng là 12,2%. room tín dụng theo phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 14%, vẫn còn 1,8% cộng gần 2% tăng thêm, như vậy có khoảng 3,8% room tín dụng cho thời gian cuối năm kể cả qua tết âm lịch. có thể nói là dư địa khá lớn cho các nhtm cung ứng vốn cho các dn, nền kinh tế. điều quan trọng có room tín dụng nhưng các nhtm vẫn phải chủ động, tích cực huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để tạo nguồn cho vay.

Nhnn sẽ tiếp tục theo dõi việc hướng dòng tiền sử dụng room tín dụng này và sẵn sàng tạo điều kiện các nguồn lực vốn dài hạn cho các nhtm để có điều kiện có nguồn vốn cung ứng vốn một cách ổn định đảm bảo nhu cầu dự án rất cần thiết như hiện nay.

Pv: xin phó thống đốc cho biết nhnn kiểm soát nới room tín dụng như thế nào để nguồn vốn đi vào đúng lĩnh vực, đối tượng cần thiết?

Phó thống đốc đào minh tú: đối tượng nhnn muốn tập trung và cũng là chỉ đạo của chính phủ, thủ tướng, trước hết vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp phục vụ cho xuất khẩu, phụ tùng thay thế, đặc biệt là phục vụ cho lĩnh vực có vai trò động lực cho tăng trưởng của nền kinh tế lúc này. do vậy, nhnn chỉ đạo các nhtm hướng dòng vốn vào lĩnh vực đó.

Bên cạnh đó, thời gian vừa qua, thủ tướng cũng có chỉ đạo quan tâm đến lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là lĩnh vực giúp cho người dân có tiền mua nhà ở xã hội cũng như nhà ở phục vụ thực sự cho nhu cầu đời sống của người dân. từ trước đến nay, nhnn luôn coi đây là một trong những lĩnh vực quan tâm và vẫn chỉ đạo các nhtm tạo điều kiện cho những lĩnh vực mua nhà ở xã hội của người dân được khơi thông cũng như có nguồn lực để người dân mua nhà. chính vì thế, việc quản lý dòng tiền, theo dõi hoạt động của các nhtm rất cần thiết.

Nhnn dành room tín dụng, ưu tiên thoả đáng cho những nhtm có khả năng thanh khoản cao và đặc biệt là những ngân hàng đang giảm lãi suất hiện nay. đây là một trong những chính sách để khuyến khích các nhtm giảm lãi suất cho vay. tất nhiên, bên cạnh cố gắng tích cực của các nhtm bằng mọi cách giảm chi phí hoạt động của mình để tạo điều kiện giảm lãi suất cho các dn, dự án, lĩnh vực cần thiết lúc này.

Pv: thời gian vừa qua có ngân hàng chủ động giảm lãi suất cho vay với mức khá lớn, nhnn có chỉ đạo như thế nào để việc giảm lãi suất này lan toả nhiều hơn trong hệ thống?

Phó thống đốc đào minh tú: nhnn giao cho hiệp hội ngân hàng tiếp tục kêu gọi, vận động các nhtm giảm lãi suất, tất nhiên tùy vào mức độ, khả năng cũng như năng lực tài chính của mỗi tctd để đưa ra được những quyết định giảm lãi suất, nhưng tinh thần chung có sự vận động để các nhtm tiếp tục chia sẻ, đặc biệt trong đợt dịch vừa qua, sự chia sẻ của các nhtm cho các dn rất nhiều.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế vĩ mô cũng phải cho phép để các ngân hàng có thể giảm lãi suất không chỉ đảm bảo hỗ trợ doanh nghiệp mà vẫn phải đảm bảo khả năng thanh khoản, an toàn của mỗi ngân hàng cũng như cả hệ thống.

Tất cả cơ chế chính sách hiện nay của nhnn đặt ra đều xuất phát từ mục tiêu cuối cùng là làm thế nào hỗ trợ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững và tiếp tục quán xuyến thực hiện tốt mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

PV: Xin cảm ơn Phó Thống đốc!

Hải Anh

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/noi-room-tin-dung-de-tao-du-dia-ho-tro-cho-cac-doanh-nghiep-linh-vuc-can-thiet-673397.html)

Tin cùng nội dung

  • Lãi suất liên ngân hàng trong tuần từ 2.12-6.12 tiếp tục tăng ở các kỳ hạn. Cụ thể, lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn qua đêm, 1 tuần và 2 tuần tăng lần lượt 0,1%; 0,2% và 0,35% lên mức 4%/năm; 4,2%/năm và 4,3%/năm.
  • Sang năm 2020, với dự báo lạm phát sẽ hạ nhiệt nhanh sau Tết Nguyên đán, lãi suất huy động có thể tiếp tục được định hướng giảm tiếp 0,5-1% từ đó kéo giảm lãi suất cho vay.
  • Hiện có nhiều mô hình cho vay online, cho vay trực tuyến đang hoạt động tại Việt Nam, trong khi chưa có các quy định pháp luật để phân loại rõ ràng, cụ thể.
  • Để phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và mặt bằng lãi suất trên thị trường, ngày 2.12, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành các quyết định lãi suất có hiệu lực kể từ ngày 1.12.2019 đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của tổ chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước.
  • “Hôm qua, ông Thành (ông Nguyễn Đức Thành, Chủ tịch HĐQT Empire Group - chủ đầu tư dự án Cocobay Đà Nẵng - PV) có gọi điện nhờ tôi truyền tải tại diễn đàn này rằng: “Việc phải chấm dứt cam kết lãi suất vừa qua là việc bất đắc dĩ phải làm. Ông Thành cũng gửi xin lỗi tới các nhà đầu tư khác nếu làm ảnh hưởng họ”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) kể.
  • Các đối tượng lợi dụng mạng viễn thông, Internet, núp bóng các doanh nghiệp có chức năng cho vay tài chính, dịch vụ đòi nợ, kinh doanh cầm đồ, tạo vỏ bọc, đối phó với cơ quan chức năng để tổ chức hoạt động cho vay không thế chấp, góp vốn, góp tài sản kinh doanh với lãi suất rất cao (từ 100% đến 300%, thậm chí lên đến 700%/năm đối với khoản tiền ở thời điểm vay).
  • Tôi là người hiền lành, tử tế, trước giờ không biết hại ai nhưng giờ vướng phải khoản này không biết xoay xở ra sao nữa.
  • Hiểu đơn giản là một tập hợp số tiền vốn của các nhà đầu tư được dùng để đầu tư vào các công ty mới thành lập, chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, có tốc độ tăng trưởng cao và tiềm năng lớn.
  • Được gọi với nhiều cái tên khác nhau như “sổ tiền gửi” hay “sổ tiết kiệm”..., những cuốn sổ do các đối tượng tự sản xuất có vẻ bề ngoài giống với các cuốn sổ tiết kiệm do ngân hàng phát hành.
  • Tôi nói chuyện này ra không biết tôi có phải là người “ăn cháo đá bát” hay không? Trước đây, do lúc làm ăn tôi có gặp khó khăn về vốn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY