Khoa học hôm nay

Pakistan lụt nặng là đòn cảnh báo thảm họa biến đổi khí hậu

Việc Pakistan bị mưa không ngớt và ngập lụt chết người xuất phát từ hiện tượng trái đất nóng dần lên, nhiệt độ tăng, không khí nóng ẩm, thời tiết càng cực đoan hơn, các sông băng tan chảy.

Từ giữa tháng 7, trận mưa không ngớt chưa từng thấy đã trút xuống Pakistan, gây nạn lụt làm chết 1.136 người, bị thương 1.636 người, 1 triệu nhà cửa bị hư hại. Ít nhất 498.000 người dân Pakistan phải sống lay lắt trong các trại tị nạn sau khi mất nhà cửa, theo Cơ quan Xử lý thiên tai Pakistan.

Pakistan là “tuyến đầu” của khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu

Bộ trưởng môi trường sherry rehman tuyên bố pakistan đang là “tuyến đầu” của cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu. bà nói pakistan đã quen với những trận mưa lớn và lũ lụt, nhưng chưa bao giờ có “trận mưa lụt lịch sử” suốt 8 tuần như vừa qua, có những ngày đo được lượng mưa cao 37,5cm, tức gần gấp 3 lần so với mức trung bình ở pakistan trong 30 năm qua.

Bà Rehman nói trận mưa không ngớt và nạn lụt khắp nơi là diễn biến mới nhất trong một loạt thiên tai do sự thay đổi thời tiết gây ra, gồm những đợt nắng nóng, cháy rừng và các sông băng tan chảy.

Tổn thất này phản ánh việc các nước nghèo phải trả giá cho sự thay đổi thời tiết do các nước công nghiệp gây ra. Từ năm 1959, Pakistan chỉ chịu trách nhiệm 0,4% trong tổng mức thải phát khí carbon của toàn thế giới, trong khi Mỹ chịu trách nhiệm 21,5%, Trung Quốc 16,5% và khối EU 15%.

Nhà ở của người dân Pakistan bị mưa lũ giật sập - Ảnh: Reuters

Theo các nhà khoa học, trận lụt lịch sử ở pakistan mang đủ các đặc điểm thiên tai do biến đổi khí hậu gây ra, nhưng hãy còn quá sớm để chính thức “quy tội” cho tình trạng trái đất nóng dần lên.

Mưa, nhiệt và các sông băng tan chảy đều là những yếu tố gây biến đổi khí hậu mà các nhà khoa học đã cảnh báo nhiều lần.

Anjal prakash, giám đốc nghiên cứu tại viện chính sách công bharti của ấn độ, nói trận lũ lụt gần đây ở pakistan thực sự là kết quả của thảm họa khí hậu: “kiểu mưa không ngừng đã xảy ra ở mức chưa từng có".

Jennifer francis, một nhà khoa học khí hậu tại trung tâm nghiên cứu khí hậu woodwell ở massachusetts (mỹ) nhận xét: “rõ ràng, nó đang bị thúc đẩy bởi biến đổi khí hậu".

Moshin hafeez, nhà khoa học thời tiết ở viện quản lý nước quốc tế, nói pakistan thuộc nhóm 8 quốc gia bị tổn thất nhiều nhất từ tình trạng biến đổi khí hậu.

Hafeez cho biết lượng mưa trung bình đã tăng 400% ở các khu vực như Baluchistan và Sindh, dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng. Ít nhất 20 đập đã bị vỡ.

Nhiệt độ cũng tăng cao. Vào tháng 5, Pakistan liên tục có nhiệt độ trên 45 độ C đến hơn 50 độ C. Không khí nóng hơn làm tăng độ ẩm, khoảng 7% mỗi độ C.

Nhà khoa học khí hậu michael oppenheimer của đại học princeton cho biết trên khắp thế giới đã có những cơn mưa bão dữ dội đang ngày càng trở nên dữ dội hơn.

Ngoài việc mưa nhiều khiến các con sông bị ngập lụt, Pakistan còn phải hứng chịu một nguồn lũ quét khác: nhiệt độ cực cao làm tăng tốc độ tan chảy của sông băng trong thời gian dài, sau đó nước chảy nhanh từ dãy Himalaya đến Pakistan trong một hiện tượng nguy hiểm được gọi là lũ bùng phát hồ băng.

Bộ trưởng khí hậu rehman cho biết: “chúng tôi có số lượng sông băng lớn nhất bên ngoài vùng cực và điều này ảnh hưởng đến chúng tôi. chúng tôi đang thấy chúng tan chảy ”.

Không phải tất cả đều do biến đổi khí hậu. pakistan từng xảy ra trận lụt lớn năm 2010, làm chết gần 2.000 người. nhưng chính quyền không hề có kế hoạch dự phòng xảy ra lụt trong tương lai, chẳng hạn cấm xây nhà ở các vùng dễ bị lụt và ở các lòng sông, theo abid qaiyum suleri, giám đốc viện chính sách phát triển bền vững, ủy viên hội đồng biến đổi khí hậu pakistan.

Suleri nói: “Năm nay, Pakistan có trận mưa lớn nhất từ ít nhất 30 năm qua. Cho đến nay, lượng mưa cao hơn mức trung bình những 780%. Thời tiết khắc nghiệt xảy ra thường xuyên hơn trong khu vực và Pakistan không ngoại lệ”.

Trong khi đó, cơ quan dự báo thời tiết Pakistan nói sẽ còn những trận mưa lớn khác trong tháng 9 tới.

Quân đội Pakistan tiếp tế gạo cho nạn nhân trận lụt - Ảnh: AP

Trận lụt lịch sử khiến tốn khoảng 10 tỉ USD để tái thiết

Mưa đã ngưng từ hơn 2 ngày qua và nước lụt đã rút dần, nhưng người dân nhiều vùng Pakistan vẫn chịu cảnh nhà ngập nước, lội ra đường để tìm thức ăn viện trợ.

Các khoản viện trợ quốc tế đã bắt đầu đến Pakistan, quân đội nước này triển khai ít nhất 6.500 lính giúp phát đồ viện trợ ở các vùng hẻo lánh và sơ tán người mất nhà bằng máy bay quân sự, trực thăng, xe tải và xuồng.

Chính quyền bắt đầu nỗ lực sửa chữa, xây lại đường bộ và đường sắt. Trận lụt đã phá hủy hơn 150 chiếc cầu, nhiều con đường bị quét sạch, gây khó khăn cho việc cứu hộ.

Thủ tướng Shahbaz Sharif cho biết chính phủ sẽ cấp nhà ở cho người mất nhà. Tuy nhiên, nhiều người tỵ nạn phàn nàn họ vẫn phải chờ nguồn viện trợ, vài người nói chỉ nhận được lều chứ không có thức ăn.

Chính quyền Pakistan nói trận lụt năm nay trầm trọng hơn năm 2010 khi nạn lụt đã làm chết 1.700 người. Tư lệnh quân đội Pakistan, tướng Qamar Javed Bajwa nói nước ông sẽ mất nhiều năm để tái thiết, kêu gọi người Pakistan ở nước ngoài giúp các nạn nhân trận lụt.

Bộ trưởng Quy hoạch Ahsan Iqbal nhận định công tác tái thiết sẽ tốn khoảng 10 tỉ USD.

Liên Hợp Quốc đã tuyên bố quyên góp 160 triệu USD cho công tác giúp đỡ khẩn cấp, sẽ cấp 3 triệu USD cho các cơ quan viện trợ của Liên Hợp Quốc... để chi cho y tế, dinh dưỡng, an ninh lương thực, nước sạch ở các vùng bị lụt.

Trận lụt xảy ra lúc Pakistan phải đối phó một trong những cuộc khủng hooảng kinh tế nghiêm trọng nhất, suýt lâm phải tình trạng vỡ nợ. Chiếu 29.8, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phê duyệt gói bảo lãnh 1,17 tỉ USD cho Pakistan.

Pakistan và IMF từng đạt thỏa thuận gói bảo lãnh này năm 2019, nhưng việc giải ngân số tiền mong đợi lâu nay bị hoãn từ đầu năm nay do IMF lo ngại khả năng tuân thủ điều kiện giảm trợ giá năng lượng của chính phủ Pakistan thời cựu Thủ tướng Imran Khan.

Theo AP

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-pakistan-lut-nang-la-don-canh-bao-tham-hoa-bien-doi-khi-hau-700839.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY