Nội tổng quát hôm nay

Phản vệ và sốc phản vệ Triệu chứng và cách điều trị

Phản ứng phản vệ có thể nguy hểm đến tính mạng. Đưa đi nới cấp cứu gần nhất khi bị phản ứng phản vệ.

TỔNG QUAN

Phản vệ (anaphylaxis) là một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể đe dọa đến tính mạng. Nó có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với chất làm bạn dị ứng (dị nguyên) như nọc độc từ vết đốt của ong.

Một loạt các chất hóa học được giải phóng bởi hệ thống miễn dịch trong phản vệ có thể đẩy bạn vào tình trạng sốc gọi là sốc phản vệ: huyết áp tụt thấp và việc thở gặp khó khăn. Các dấu hiệu và triệu chứng của phản vệ bao gồm mạch nhanh và yếu, da nổi ban đỏ, buồn nôn và nôn. Nguyên nhân thường gặp của phản vệ bao gồm một số loại thực phẩm, một số loại Thu*c, nọc độc côn trùng và cao su.

Phản vệ cần được điều trị ngay tại khoa cấp cứu gần nhất với việc tiêm epinephrine (adrenaline). Nếu phản vệ không được điều trị ngay, nó có thể dẫn tới mất ý thức hoặc thậm chí Tu vong.

DẤU HIỆU và TRIỆU CHỨNG

Triệu chứng của phản vệ thường xuất hiện trong vòng vài phút sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng (dị nguyên). Tuy nhiên, đôi khi phản vệ có thể xảy ra sau 30 phút hoặc lâu hơn.

Những triệu chứng và dấu hiệu của phản vệ bao gồm:

    Phản ứng ở da, bao gồm nổi mề đay ngứa, da đỏ rực hoặc tái nhợt (gần như luôn luôn xuất hiện với phản vệ)

KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM BÁC SĨ

Hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn, con bạn hoặc người bên cạnh bạn có phản ứng dị ứng nặng.

Nếu người đang bị phản vệ có mang theo dụng cụ tiêm epinephrine tự động (epinephrine autoinjector, như EpiPen hoặc EpiPen Jr), hãy tiêm cho họ ngay lập tức. Ngay cả khi các triệu chứng phản vệ đã được cải thiện sau khi mũi tiêm epinephrine, việc đến khoa cấp cứu gần nhất vẫn là cần thiết để đảm bảo rằng các triệu chứng phản vệ không tái diễn.

Hẹn khám bác sĩ nếu bạn hoặc con bạn đã từng có phản ứng dị ứng nặng hoặc có bất cứ dấu hiệu và triệu chứng nào của phản vệ trước đây.

Việc chẩn đoán, theo dõi và điều trị lâu dài phản vệ là phức tạp. Vì vậy bạn có thể cần phải gặp bác sĩ có chuyên khoa về miễn dịch và dị ứng.

NGUYÊN NHÂN

Hệ miễn dịch sản xuất nhiều kháng thể đặc hiệu để chống lại những chất lạ đối với cơ thể. Phản ứng này là hữu ích khi chất lạ đó là có hại (như một số vi khuẩn hoặc virus). Tuy nhiên, một số người có hệ miễn dịch phản ứng thái quá (quá mẫn cảm) đối với một số chất thường là vô hại (như thức ăn hằng ngày). Khi điều này xảy ra, hệ miễn khởi động một chuỗi phản ứng hóa học dẫn đến các hiện tượng dị ứng.

Thông thường, dị ứng là không mấy nghiêm trọng và không gây Tu vong. Tuy nhiên, một số người bị dị ứng nặng dẫn đến phản vệ. Ngay cả khi bạn hoặc con bạn chỉ bị dị ứng nhẹ trong quá khứ, khả năng bị phản vệ nặng trong tương lai là luôn có.

Một số chất gây dị ứng (allergens) có thể kích hoạt phản vệ, tùy vào cơ địa của bạn.

Các nguyên nhân gây phản vệ thường gặp bao gồm:

    Một số loại Thu*c, đặc biệt là penicillin
Các nguyên nhân gây phản vệ ít gặp hơn bao gồm:

- Cao su (Latex)

- Một số Thu*c dùng trong gây mê

- Thể dục, vận động

Triệu chứng giống như phản vệ cũng có thể xuất hiện khi dùng aspirin và một số Thu*c khác như ibuprofen (Advil, Motrin), naproxen (Aleve, Midol Extended Relief) và Thu*c cản quang (contrast) tiêm tĩnh mạch trong các chẩn đoán hình ảnh (như chụp CT). Mặc dù hiện tượng dị ứng này không được kích hoạt bởi các kháng thể, các triệu chứng xảy ra tương tự và nguy hiểm như nhau.

Phản vệ gây ra do vận động hay tập thể dục không phổ biến và khác nhau tùy người. Ở một số người, các hoạt động hiếu khí (aerobic activity) như chạy bộ có thể gây phản vệ. Ở một số người khác, vận động nhẹ nhàng hơn như đi bộ cũng có thể gây phản ứng. Việc ăn một số loại thực phẩm trước khi vận động hoặc vận động trong thời tiết nóng, lạnh hoặc ẩm ướt cũng có liên quan tới phản vệ ở một số người. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp phòng ngừa cần thiết cho bạn.

Nếu không biết nguyên nhân gây dị ứng, bác sĩ có thể làm các xét nghiệm để cố gắng xác định chúng. Trong một số trường hợp, nguyên nhân gây phản vệ là không thể xác định và được gọi là phản vệ không rõ nguyên nhân.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Không có nhiều yếu tố nguy cơ gây phản vệ, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ, bao gồm:

    Đã từng bị phản vệ. Nếu bạn đã bị phản vệ một lần thì nguy cơ bị phản vệ nặng sẽ cao hơn. Phản ứng dị ứng trong tương lai có thể sẽ nặng hơn lần đầu.

BIẾN CHỨNG

Phản ứng phản vệ nặng có thể đe dọa đến tính mạng vì nó có thể gây ngừng thở hoặc ngừng tim. Trong trường hợp này, bạn cần phải được hồi sức tim phổi (CPR) và các xử trí cấp cứu khác ngay lập tức.

XÉT NGHIỆM và CHẨN ĐOÁN

Bác sĩ sẽ hỏi về tình trạng dị ứng và các phản ứng dị ứng trước đó của bạn.

Đánh giá này sẽ bao gồm các câu hỏi sau:

    Liệu có bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào có vẻ là nguyên nhân không
Để giúp xác định chẩn đoán:

    Bạn có thể được làm xét nghiệm da hoặc xét nghiệm máu để kiểm tra dị ứng
Bác sĩ sẽ muốn loại trừ các tình trạng bệnh khác có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bao gồm:

    Các rối loạn gây co giật

ĐIỀU TRỊ

Khi phản vệ xảy ra, đội cấp cứu có thể tiến hành hồi sức tim phổi nếu bạn ngừng thở hoặc tim ngừng đập.

Các loại Thu*c sử dụng bao gồm bao gồm:

    Epinephrine (adrenaline) để làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể

Phải làm gì trong trường hợp cấp cứu

Nếu bạn ở bên cạnh ai đó đang bị phản ứng dị ứng và cho thấy các dấu hiệu sốc phản vệ, bạn phải hành động ngay! Các dấu hiệu và triệu chứng của sốc do phản vệ bao gồm: da nhợt nhạt, da lạnh và ẩm nhớt, mạch nhanh và yếu, khó thở, lú lẫn và mất ý thức.

Ngay cả khi bạn không chắc chắn rằng chúng là do phản vệ, bạn vẫn nên làm ngay các bước sau:

    Gọi 115, số cấp cứu tại địa phương hoặc bất cứ trợ giúp y tế khác
  • sốc phản vệ cho nạn nhân, như dụng cụ tiêm epinephrine tự động hoặc Thu*c kháng histamine, nếu nạn nhân có mang Thu*c theo mình

Sử dụng dụng cụ tiêm tự động

Rất nhiều người có nguy cơ phản vệ mang theo dụng cụ tiêm tự động bên mình. Dụng cụ này là một ống tiêm kết hợp với kim tiêm ẩn chỉ tiêm được một liều Thu*c duy nhất khi ấn nó vào đùi. Phải luôn đảm bảo rằng epinephrine được thay mới trước khi Thu*c hết hạn sử dụng hoặc bị hỏng. Hãy chắc rằng bạn biết cách dùng dụng cụ tiêm tự động. Ngoài ra, hãy đảm bảo những người gần gũi với bạn nhất biết cách tiêm Thu*c vì nếu họ ở bên bạn trong khi bạn bị phản vệ, một trong số họ có thể cứu được bạn. Nhân viên y tế cũng có thể giúp bạn tiêm epinephrine hoặc các Thu*c khác để điều trị các triệu chứng của bạn.

Điều trị lâu dài

Nếu phản ứng phản vệ xảy ra do côn trùng đốt, bạn có thể phải tiêm nhiều mũi dự phòng dị ứng (liệu pháp miễn dịch) để làm giảm phản ứng dị ứng của cơ thể và ngăn ngừa phản ứng nghiêm trọng trong tương lai.

Thật không may là hiện chưa có cách điều trị dứt điểm sự rối loạn hệ thống miễn dịch dẫn tới phản vệ. Tuy nhiên, bạn có thể làm theo các bước sau để phòng tránh phản vệ trong tương lai và chuẩn bị kỹ khi chúng xảy ra.

    Tránh các yếu tố gây dị ứng đối với bạn càng nhiều càng tốt.
  • sốc phản vệ xảy ra, bạn có thể tự tiêm Thu*c bằng dụng cụ tiêm tự động (EpiPen, EpiPen Jr hoặc Twinject).

ĐỐI PHÓ và HỖ TRỢ

Nguy cơ bị một phản ứng đe dọa đến tính mạng thật là đáng sợ, dù nó xảy ra với bạn hay với người thân của bạn. Việc lên kế hoạch cấp cứu phản vệ có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn. Hãy bàn với bác sĩ của bạn của con bạn để xây dựng và viết ra kế hoạch này theo từng bước cần làm nếu phản vệ xảy ra. Theo cách này, bạn sẽ biết chính xác cần làm gì để ứng phó. Bạn cũng sẽ có thể chia sẻ kế hoạch đã được viết ra rõ ràng này với giáo viên, người giữ trẻ và những người chăm sóc khác để họ cùng nắm những việc cần làm khi cần tới.

Nếu con bạn đã từng bị phản vệ, hãy nói chuyện với y tá và giáo viên ở trường để tìm ra kế hoạch ứng phó trong trường hợp khẩn cấp. Hãy chắc chắn rằng các nhân viên nhà trường có dụng cụ tiêm tự động khi con bạn cần đến.

PHÒNG NGỪA

Cách tốt nhất để phòng ngừa phản vệ là tránh các chất gây dị ứng mà bạn biết có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng này. Hãy làm theo các bước sau:

Đeo vòng cổ hoặc vòng tay cảnh báo y tế để chỉ ra rằng bạn bị dị ứng với một số loại Thu*c cụ thể hoặc các chất khác.

Báo cho bác sĩ về tình trạng dị ứng Thu*c của bạn trước khi có bất cứ điều trị y tế nào. Nếu bạn được tiêm Thu*c, luôn đợi ít nhất 30 phút trước khi rời phòng khám để bạn có thể được điều trị ngay nếu bị phản vệ.

Giữ bộ cấp cứu thiết yếu (bao gồm dụng cụ và Thu*c men) luôn sẵn sàng tại mọi thời điểm. Bác sĩ có thể tư vấn cho bạn những dụng cụ cần có trong bộ cấp cứu, bao gồm cả dụng cụ tiêm tự động. Hãy chắc chắn rằng dụng cụ tiêm tự động chưa hết hạn; những loại Thu*c này thường có hạn sử dụng trong 18 tháng.

Nếu bạn bị dị ứng khi côn trùng đốt, hãy thật cẩn thận khi ở gần chúng . Mặc áo sơ mi tay dài và quần dài và không đi dép hoặc chân đất trên cỏ. Tránh mặc màu sặc sỡ và không xịt nước hoa trên người. Hãy giữ bình tĩnh nếu bạn ở gần các loại côn trùng có thể đốt. Di chuyển từ từ ra xa và tránh vỗ đập côn trùng.

Nếu bạn bị dị ứng với một loại thực phẩm cụ thể, hãy đọc kỹ nhãn mác của tất cả các loại thực phẩm bạn dùng. Quy trình sản xuất có thể thay đổi, vì vậy việc kiểm tra định kỳ nhãn mác của thực phẩm là rất quan trọng. Khi ăn ở ngoài tiệm, hãy hỏi về các thành phần trong thực phẩm cũng như cách chuẩn bị thức ăn vì ngay cả một lượng nhỏ thức ăn gây dị ứng cũng có thể gây ra phản vệ nghiêm trọng.

Tài liệu tham khảo

http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/anaphylaxis/basics/definition/con-20014324

https://www.youtube.com/watch?v=YheJhyQ168Y

https://www.youtube.com/watch?v=tjILFYPE3Uw

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phan-ve-va-soc-phan-ve-trieu-chung-va-cach-dieu-tri-560.html)

Tin cùng nội dung

  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Từ bỏ thói quen hút Thuốc và các sản phẩm từ Thuốc lá là cách duy nhất để làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh cho bản thân và những người thân yêu của bạn. Dù rất khó để từ bỏ, hàng triệu người đã làm được. Tiếp theo bài viết “Từ bỏ thói quen hút Thuốc”, trong phần này, chúng tôi xin đưa ra một số gợi ý giúp bạn đối phó với những vấn đề thường gặp trong quá trình cai nghiện Thuốc lá. Các phương pháp này cũng có thể áp dụng với những người sử dụng Thuốc lá ở dạng khác (nhai, hít).
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
  • Những triệu chứng bệnh nha khoa phổ biến.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY