Tình yêu và giới tính hôm nay

Phát hiện cơ chế khiến bệnh T*nh d*c tấn công những nơi hiểm hóc nhất

(MangYTe)- Một nhóm nghiên cứu quốc tế đã xác định được cách mà virus herpes simplex, một loại virus gây bệnh T*nh d*c phổ biến, có khả năng gây viêm não ch*t người trong một số tình huống.

Công trình được thực hiện dưới sự phối hợp của Đại học Aarahus (Đan Mạch), Đại học Oxford (Anh), Đại học Gothenburg (Thụy Điển) và Đại học Rockefeller (Mỹ). Họ đã nhắm đến các trường hợp hiếm gặp khi virus herpes simplex (HSV1) không chỉ gây ra dạng bệnh T*nh d*c phổ biến là các vết loét quanh vùng miệng, mà còn có thể gây ch*t người trong cuộc tấn công lên não.

Cho dù không khó để điều trị khi chỉ gây một bệnh T*nh d*c thông thường, HSV1 sẽ đặc biệt nguy hiểm, khó trị nếu gây ra viêm não. Dường như một cơ chế bí ẩn nào đó đã giúp virus này vô hiệu hóa hàng phòng vệ tự nhiên của cơ thể.

Virus herpes HSV1, thứ gây ra bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c còn có thể biến chứng viêm não - ảnh minh họa từ Internet

Gốc rễ của cơ chế đó chính là một protein mang tên VP1-2 mà một số virus herpes đã mang trong cơ thể chúng. Protein này tấn công vào STRING, một hệ thống khởi xướng hàng loạt phản ứng miễn dịch có lợi khi có mầm bệnh xâm nhập, thông qua sự kích thích ban đầu đến một nhóm protein làm nhiệm vụ canh gác và báo động.

Thí nghiệm động vật cho thấy khi bị tấn công bởi HSV1 mang protein VP1-2 bị đột biến, phản ứng miễn dịch trước mầm bệnh gây viêm não này mạnh mẽ hơn hẳn. Với những HSV1 mang protein VP1-2 khỏe mạnh, cơ thể hầu như thất thủ.

Theo tác giả chính Chiranjeevi Bodda, phát hiện mới về cơ chế vô hiệu hóa STRING của virus này không chỉ có ý nghĩa trong bệnh do HSV1 lây nhiễm qua đường T*nh d*c, bởi lẽ nhiều virus có thể sở hữu cơ chế này và dùng nó để vô hiệu quá hàng phòng vệ của cơ thể người. Do đó, phát hiện này có thể mở đường cho các phương pháp mới nhằm điều trị các trường hợp nhiễm virus herpes các chủng, virus cúm hay virus corona.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Journal of Experimental Medicine (JEM).

A. Thư (Theo EurekAlert)

Chia sẻ

Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/phat-hien-co-che-khien-benh-tinh-duc-tan-cong-nhung-noi-hiem-hoc-nhat-20200511094916019.htm)

Tin cùng nội dung

  • Teo thực quản là một dị dạng bẩm sinh, do rối loạn trong quá trình tạo phôi thai nên teo thực quản thường kèm theo các dị tật khác.
  • Huế đã triển khai thành công việc chẩn đoán sàng lọc và điều trị ung thư dạ dày sớm qua nội soi với sự hỗ trợ của các chuyên gia đến từ Nhật Bản.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • “Cho tới giờ phút này, tôi có thể vẽ được bức tranh về cuộc chiến chống ung thư với mảng màu hồng”, GS.BS Nguyễn Chấn Hùng khẳng định.
  • Em được biết, ngôi sao Hollywood Angelina Jolie chấp nhận cắt bỏ bầu ngực để loại trừ nguy cơ ung thư vú có thể di truyền từ gia đình. Trường hợp của em, cả mẹ và dì em đều bị ung thư vú. May mắn phát hiện rất sớm, điều trị ngay từ giai đoạn đầu. Em (nữ, 24 tuổi), muốn tầm soát bệnh thì nên làm các xét nghiệm gì, ở đâu, chi phí là bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp. Em cảm ơn nhiều.
  • Viêm não là tình trạng viêm của nhu mô não. Nó thường được gây ra do nhiễm siêu vi (virus)
  • Herpes là tên của một nhóm virus gây ra các mụn nước (mụn rộp) đau và loét. Herpes được chia thành nhiều loại là Herpes Simplex (HSV) trong đó HSV týp 1 gây bệnh ở da, niêm mạc vùng trên của cơ thể như quanh miệng, mắt và HSV týp 2 gây bệnh vùng bộ phận Sinh d*c
  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Khi mang thai quan hệ T*nh d*c có an toàn hay không? Liệu có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Trong khi mang thai, ham muốn T*nh d*c của tôi giảm/tăng thì có bình thường hay không?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY