Huyết áp , Tim mạch hôm nay

Phát hiện đột quỵ càng sớm thì càng giảm nguy cơ tử vong

Khoảng 75% bệnh nhân đột quỵ đến Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) thì đã quá thời gian vàng để cứu chữa.

Tiến sĩ Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP HCM, Trưởng Khoa Bệnh lý mạch máu não Bệnh viện Nhân dân 115 cho biết từ tháng 2/2017 đến tháng 2 năm nay bệnh viện tiếp nhận hơn 2.500 ca đột quỵ. Trong hai năm qua, 90% bệnh nhân được đưa đến bệnh viện bằng phương tiện công cộng.

"Việc di chuyển chậm, chưa được xử lý cấp cứu, không thông báo trước nhập viện nên 75% bệnh nhân đến được bệnh viện thì đã vượt quá thời gian vàng cứu chữa", bác sĩ Thắng chia sẻ. Về nguyên tắc, cứ  mỗi 15 phút điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân đột quỵ giảm 4% nguy cơ tử vong, đồng nghĩa tăng 4% cơ hội sống sót. 

Mỗi năm Việt Nam có khoảng 200.000 ca đột quỵ mới. Tỷ lệ tử vong do bệnh này gây ra tại nước ta vượt qua nhiều những bệnh lý hiểm nghèo khác như ung thư, tim mạch, tai nạn giao thông. Nguyên nhân hàng đầu là do người nhà bệnh nhân không nhận biết được triệu chứng để đưa đến viện sớm, hoặc khi biết triệu chứng thì đưa bệnh nhân đến không đúng bệnh viện.

Can thiệp điều trị đột quỵ tại Bệnh viện Nhân dân 115. Ảnh: Lê Phương.

Hiện cả nước có 40 cơ sở y tế có khả năng tiếp nhận cứu chữa được người đột quỵ. Tại TP HCM có 11 đơn vị, Hà Nội có 10 đơn vị, các tỉnh thành khác có 1-2 đơn vị hoặc không có. Từ tháng 4/2017, các bác sĩ Việt Nam được tăng cường đào tạo chuyên môn, tiến đến mục tiêu năm 2021 cả nước sẽ có 100 bệnh viện có đơn vị đột quỵ, giúp bệnh nhân được điều trị càng sớm càng tốt, tận dụng thời gian vàng để cứu sống người bệnh, giảm di chứng tàn phế.

Bệnh đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột. Nguyên nhân có thể do sự tắc nghẽn mạch máu não làm ngừng trệ dòng máu lên nuôi não phía sau chỗ tắc, hoặc do vỡ mạch máu trong não làm cho máu trong lòng mạch thoát ra bên ngoài tràn vào mô não, phá hủy và chèn ép mô não. Hậu quả làm phần não có liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được, dẫn đến phần của cơ thể mà phần não đó kiểm soát cũng không thể hoạt động.

Theo Tổ chức Đột quỵ Châu Âu, cứ mỗi 30 phút lại có một bệnh nhân đột quỵ đáng lẽ có thể được cứu sống lại phải chết hoặc tàn phế vĩnh viễn. Nguyên nhân do phần lớn người thân không nhận biết được dấu hiệu của bệnh để đưa bệnh nhân đến đúng bệnh viện chuyên khoa điều trị đột quỵ sớm trong khoảng giờ vàng.

Theo bác sĩ Thắng, để có thể cứu chữa bệnh nhân đột quỵ tốt nhất, cần chẩn đoán đột quỵ đúng và sớm, tìm được bệnh viện có đơn vị điều trị đột quỵ, có được phương tiện vận chuyển bệnh nhân đột quỵ đúng cách và báo trước cho bệnh viện để chuẩn bị đón bệnh nhân. 

Khi phát hiện người đột quỵ, người xung quanh cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế có khả năng điều trị càng sớm càng tốt. Tuyệt đối không thực hiện các hành động xử lý không đúng cách như cạo gió, giật tóc, nặn chanh vào miệng... Những việc làm này hoàn toàn không có lợi và chậm thời gian cấp cứu.

- Đột ngột yếu, tê hay liệt mặt tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.

- Không nói được hoặc khó khăn trong nói hay hiểu ngôn ngữ.

- Đột ngột mất thị lực, đặc biệt chỉ ở một mắt.

- Đột ngột nhức đầu dữ dội mà không có nguyên nhân rõ ràng.

- Chóng mặt, mất thăng bằng hoặc phối hợp vận động, đặc biệt chóng mặt đi kèm với bất kỳ các triệu chứng trên.

Lê Phương

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/phat-hien-dot-quy-cang-som-thi-cang-giam-nguy-co-tu-vong-3726992.html)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà nghiên cứu tại Đại học California, Berkeley nhận thấy rằng, việc ngủ ít ở người cao tuổi, là nguyên nhân dẫn đến việc tăng nguy cơ mất trí nhớ.
  • Tại sao trạng thái tâm lý căng thẳng, lại có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, đặc biệt là liên quan các bệnh về tim mạch và đột quỵ?
  • Mẹ tôi 60 tuổi, có bệnh đau đầu, gần đây thấy hiện tượng tê yếu tay trái. Xin hỏi mẹ tôi bị bệnh gì?Liệu đó có phải dấu hiệu khởi phát đột quỵ? Có phương pháp nào phòng ngừa?
  • Tăng huyết áp, lười vận động, béo phì, chế độ ăn uống không hợp lý, hút Thu*c … là những yếu tố hàng đầu gây ra các cơn tai biến mạch máu não (đột quỵ).
  • Trong một tình huống sơ cấp cứu, bạn có thể đối mặt với một nạn nhân bị khó thở. Những chấn động tâm lý có thể gây nên các vấn đề về hô hấp làm ảnh hưởng đến các thành phần của máu, điều đó gây ra hàng lọat những triệu chứng khiến nạn nhân khó chịu. Những T*i n*n có sự va chạm mạnh đến vùng ngực gây ra các vết thương sẽ gây nên sự khó thở nghiêm trọng.
  • Để mang lại cơ hội sống cũng như giảm thiểu di chứng cho người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não - viết tắt là: TBMMN), ngoài việc đưa tới đúng chuyên khoa Thần kinh để cấp cứu, việc phát hiện sớm và xử trí nhanh cũng rất quan trọng.
  • Mới đây, Fransson và Tovianen thuộc Trường Khoa học Y tế tại Đại học Jönköping ở Thụy Điển, sau nhiều nghiên cứu đều cho rằng, nguyên nhân khiến đột quỵ não gia tăng chủ yếu bắt nguồn từ những áp lực, căng thẳng trong công việc, cuộc sống.
  • Để cải thiện chức năng của nội mô, ngăn chặn sự hình thành khối huyết trong động mạch, tránh tai biến nặng hơn, nhanh hồi phục và giảm bớt sự tiến triển của người bệnh đột quỵ
  • Mặc dù cơn đột quỵ thường xảy ra đột ngột với rất ít triệu chứng nhưng không có nghĩa là hoàn toàn không có dấu hiệu cảnh báo. Sau đây là những dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm.
  • Việc chẩn đoán cơn đột quỵ đang tiến triển là cực kỳ quan trọng, bởi vì cách thức điều trị đột quỵ được quyết định tùy vào kiểu đột quỵ, và trong một số trường hợp, tùy cả vào vị trí của tổn thương não.Những tình trạng bệnh lý khác có các triệu chứng tương tự như đột quỵ và cơn thiếu máu não thoáng qua (transient ischemic attack, TIA) sẽ phải được loại trừ để chấn đoán đột quỵ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY