Sức khỏe hôm nay

Phát hiện sớm suy thai trong chuyển dạ

Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ, có thể dẫn tới ch*t lưu. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, đần độn, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não.
Suy thai là tình trạng bào thai thiếu ôxy trong quá trình phát triển hoặc trong khi chuyển dạ, có thể dẫn tới ch*t lưu. Trẻ còn sống có nhiều nguy cơ bị động kinh, đần độn, nói ngọng hoặc bị di chứng do thiếu ôxy não.

Sản phụ nào dễ có nguy cơ?

Những thai phụ mắc các bệnh thiếu máu, suy tim, tăng hay tụt huyết áp, suy thận, suy hô hấp hoặc chuyển dạ kéo dài, cơn co quá mạnh hoặc kéo dài quá, tử cung co cứng; dùng Thu*c tăng cơn co quá liều, nằm ngửa quá lâu (tử cung đè lên các mạch máu lớn ở bụng) cũng gây suy thai. Suy thai có thể do thai kém phát triển, dị dạng, già hoặc quá non tháng, sa dây rau, rau thắt nút, rau quấn cổ...

Các dấu hiệu chính của suy thai: Trong nước ối có phân su, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc màu vàng, đây là dấu hiệu đặc biệt có giá trị. Tim thai thay đổi nhanh trên 160 lần/phút, hoặc chậm dưới 100 lần/phút hoặc không đều. Cử động của thai hỗn loạn: lúc đầu thai cựa mạnh và nhiều hơn, đến giai đoạn sau thai đạp chậm và sau đó thì ngừng. Thai không cựa có thể là đã ch*t.

Cách xử trí

Tùy nguyên nhân của tình trạng suy thai để xử trí thích hợp. Nếu có nguyên nhân rõ ràng như sa dây rốn, rau bong non, dọa vỡ tử cung... thì phải mổ lấy thai ngay. Nếu không có nguyên nhân rõ ràng, cho sản phụ nằm nghiêng bên trái và thở ôxy, tử cung không đè lên tĩnh mạch chủ dưới. Nếu vỡ ối, phải khám ngay xem có sa dây rau không để tìm cách đẩy lên trong tư thế nằm - quỳ sấp. Nếu cần chuyển thai phụ lên tuyến trên, sản phụ cũng phải ở tư thế này. Chèn *m đ*o bằng gạc, tẩm huyết thanh ấm. Nếu để sản phụ nằm ngửa trên cáng trong ôtô cấp cứu đường xa và xóc thì sẽ làm tình thế trầm trọng hơn.

Cách đề phòng suy thai tích cực nhất là chữa ổn định bệnh mạn tính trước khi có thai, giảm mọi ưu tư phiền muộn cho thai phụ, khám 6 - 8 lần cho mỗi thai kỳ. Cần bảo đảm tăng cân cho mẹ 20% đến cuối thai kỳ bằng dinh dưỡng đủ chất và không bị phù, tăng huyết áp.

Trong khi chuyển dạ, cần giữ mối liên hệ thường xuyên với thân nhân để tránh tình trạng cô đơn, lo lắng, hỗ trợ tâm lý và không để sản phụ nằm ngửa lâu quá một giờ. Tránh để chuyển dạ kéo dài quá 24 giờ ở tuyến cơ sở. Người hộ sinh đỡ đẻ nên đồng thời là người theo dõi chăm sóc thai phụ trong khi có thai.

Bác sĩ Nguyễn Hoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phat-hien-som-suy-thai-trong-chuyen-da-6964.html)

Tin cùng nội dung

  • (MangYTe) - Người xưa thường nói: “Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà vượt cạn đơn côi một mình” để thấy rằng nỗi vất vả, khó khăn và những tủi hờn mà phụ nữ phải trải qua. Trường hợp của chị Mai đặc biệt hơn, đến gần ngày dự sinh chị phát hiện mình bị vỡ ối, gần cạn nhưng tử cung mở ít, lo lắng, buồn phiền nhân lên nhiều phần.
  • (MangYTe) - Mỗi người mẹ đều có một hành trình mang thai và sinh nở khác nhau, và chắc chắn không phải mọi hành trình đều dễ dàng. Mình đã có một bé trai 9 tuổi không hề dễ dàng, và sau bằng ấy năm mình mới dám quyết định sinh bé thứ 2. Và mình muốn dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho con - ngay từ những giây phút đầu tiên.
  • (MangYTe) - Không phải lần đầu sinh con nhưng những cảm xúc khi con cất tiếng khóc chào đời với chị Vũ Thị Thu Hương (1987) vẫn còn vẹn nguyên. Và đặc biệt hơn trong lần sinh này, chị hoàn toàn cảm thấy yên tâm trên bàn mổ vì tin tưởng vào ekip của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc.
  • (MangYTe) - Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo: Trẻ vừa chào đời cần được “da kề da” với mẹ trong khoảng 30-1h, việc này mang lại rất nhiều lợi ích cho em bé. Nhưng đối với mẹ sinh mổ, việc áp da được thực hiện khá nhanh chóng và thay vào đó, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc thực hiện thao tác “da kề da” với bố. Phương pháp này mang lại rất nhiều lợi ích đồng thời có vô vàn khoảnh khắc gây “thương nhớ”.
  • Thực tế trên lâm sàng có một số sản phụ mắc bệnh tim mạch, cao huyết áp, có biểu hiện tiền sản giật hay sản giật hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng trong lúc mang thai thì rất dễ bị phù phổi cấp
  • Cách thở và rặn rất quan trọng trong cuộc chuyển dạ của bà mẹ, biết kết hợp tốt cùng với cơn gò tử cùng sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng an toàn hơn
  • Chuyển dạ là một quá trình đánh dấu sự kết thúc của thời kỳ thai nghén, sau 38 - 40 tuần mang thai.
  • Sử dụng Prostaglandin (Thuốc thường dùng hiện nay là misoprostol) là một trong những phương pháp gây chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ trong những trường hợp buộc phải đình chỉ thai non tháng (ch*t lưu, dị tật…).
  • Tết này gia đình tôi lên Đà Lạt ăn tết với bên ngoại. Vợ tôi đang mang bầu, dự sinh sau tết vài ngày, lúc đó thì chúng tôi đã về Sài Gòn. Nhưng nếu lỡ cô ấy chuyển dạ ở Lâm Đồng luôn thì tôi nên đưa vợ đi sinh ở đâu? Tôi muốn tìm một bệnh viện có dịch vụ tốt và giá cả để chuẩn bị. Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Minh Hoàng - hoang.le…@yahoo.com)
  • Chuyển dạ là quá trình giúp tống thai và nhau ra khỏi tử cung và bắt đầu một cuộc sống mới bên ngoài tử cung của bé. Đôi khi, chuyển dạ không tự khởi phát được, trong trường hợp này các bác sĩ phải sử dụng Thu*c giúp khởi động quá trình chuyển dạ để người mẹ có thể sinh ngả *m đ*o. Quá trình này được gọi là “khởi phát chuyển dạ” hay còn gọi là giục sanh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY