Kinh tế xã hội hôm nay

Phòng chống sốt xuất huyết: Phải làm quyết liệt từ cơ sở

Hiện nay có 43.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), 25 ca tử vong, dự báo thời gian tới, số ca mắc SXH còn diễn biến phức tạp,
Hiện nay có 43.000 ca mắc sốt xuất huyết (SXH), 25 ca tử vong, dự báo thời gian tới, số ca mắc SXH còn diễn biến phức tạp, vì vậy, phòng tránh SXH không chỉ là nhiệm vụ của riêng ngành y tế mà cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, địa phương và sự cộng tác, hưởng ứng của người dân. Đó chính là những nội dung được đề cập tới trong buổi tọa đàm trực tuyến với chủ đề “Phòng chống sốt xuất huyết - Trách nhiệm không của riêng ai” do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 3/10 vừa qua tại Hà Nội.

Chưa phải đỉnh dịch sốt xuất huyết,...

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, SXH hiện nay có độ bao phủ rộng 53/63 tỉnh, thành với 43.000 ca và 25 ca Tu vong. Tuy nhiên, so với những năm đỉnh dịch trước đây con số này chưa tới mức đỉnh dịch.

Theo ông Phu, mỗi năm, cả nước có 50.000-100.000 trường hợp mắc SXH. So sánh với con số 43.000 trường hợp mắc trong thời điểm hiện nay để thấy vẫn chưa vượt qua mức trung bình ca mắc hằng năm. Trước đây, đỉnh dịch SXH năm 1987, có trên 300.000 trường hợp mắc, trên 1.000 trường hợp Tu vong. Năm 2013, năm thấp nhất của giai đoạn 1980 - nay thì 62.000 trường mắc và 42 trường hợp Tu vong. Giai đoạn từ năm 2010-2014 là số mắc thấp nhất trên 30.000 trường hợp mắc và trên 20 trường hợp Tu vong.

Ông Phu cũng cho biết, so với các nước trên thế giới, tình hình SXH của nước ta không có gì khác biệt. SXH lưu hành ở 100 quốc gia trên thế giới. Đông Nam Á là khu vực nghiêm trọng của SXH. Trong năm 2015, SXH tăng cao ở một số khu vực như Malaysia (dân số gần 30 triệu người nhưng có gần 80.000 trường hợp mắc). Ngoài ra, Singarpore cũng có nhiều ca mắc, Ấn Độ là nước có số mắc SXH nặng nhất.

Về thời điểm của bệnh SXH, ông Phu cũng cho biết, chưa có gì khác thường mà vẫn nằm trong quy luật thời vụ bệnh. SXH thường xuất hiện ở miền Bắc phát triển từ tháng 4-10 hàng năm, ở miền Nam có quanh năm, mắc nhiều nhất là từ tháng 4-11.

Theo ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, Hà Nội vẫn đang chủ động kiểm soát được dịch bệnh SXH dù là một trong những nơi có quá trình đô thị hóa cao với mật độ người lưu chuyển đông. Hiện, Hà Nội có 3.500 ca mắc, có 330 trường hợp bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện và chưa có trường hợp bệnh nhân SXH Tu vong.

Tuy nhiên, theo ông Phu và ông Cảm, tình hình SXH còn diễn biến phức tạp nếu như người dân không nâng cao ý thức diệt trừ lăng quăng, bọ gậy cũng như cần sự hợp lực, vào cuộc của các cấp chính quyền.

Theo bà Nguyễn Thị Khá, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, người dân nên bình tĩnh nhưng không lơ là. Cần có thái độ hợp tác, theo dõi và chấp hành hướng dẫn của ngành y tế và cơ quan chức năng trong công tác phòng, chống dịch bệnh SXH.

Trách nhiệm không chỉ riêng ngành y tế

Ông Trần Đắc Phu cho rằng, công tác y tế dự phòng là vô cùng quan trọng. Làm tốt điều này sẽ giảm được quá tải bệnh viện, tránh được bệnh dịch xảy ra, tránh thiệt hại nhiều về kinh tế cũng như con người. Tuy nhiên, nhiều địa phương đang gặp khó khăn về tài chính trong công tác phòng chống bệnh dịch.

Theo ông Phu, bệnh SXH hiện chưa có vắc-xin và Thu*c điều trị đặc hiệu nên việc vận động quần chúng phòng, chống là rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, Chương trình mục tiêu Quốc gia về phòng chống SXH gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí và bị cắt mất 40% từ năm 2014-2015. Nhiều địa phương không có tiền chi cho cộng tác viên tuyên truyền nên hệ thống cộng tác viên bị phá vỡ. Mặt nữa, việc phun hóa chất đòi hỏi kỹ thuật và độ chuyên nghiệp. Không có cộng tác viên chuyên nghiệp, địa phương phải bù thêm tiền để thuê người ngoài (100.000đ/người) nên không đảm bảo về mặt kỹ thuật phun, chất lượng bị hạn chế. Tuy vậy, việc bỏ thêm tiền của mỗi địa phương cũng không duy trì được nhiều bởi còn có nhiều địa phương khó khăn.

Theo bà Nguyễn Thị Khá, ngành y tế cũng đã vào cuộc rất mạnh mẽ. Tuy nhiên, công tác phòng chống SXH không chỉ là trách nhiệm của ngành y tế mà là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để huy động mọi nguồn lực làm cho công tác phòng chống SXH được tốt hơn. Cụ thể, trong Nghị quyết 18 Khóa XII của Quốc hội có quy định, các địa phương phải dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho y tế dự phòng. Nhiều lãnh đạo địa phương không hiểu hoặc hiểu không đầy đủ và sẽ nghĩ khoán trắng cho ngành y tế mà không thấy được trách nhiệm của mình. Trách nhiệm đó là phải làm sao coi công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân là một nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền địa phương.

Hiện nay, qua giám sát của Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội thì chỉ có một vài địa phương đạt, còn lại đa số các địa phương chỉ phân bổ từ trên 20% ngân sách đến dưới 30%, thậm chí có một số địa phương phân bố dưới 20%. Chính quyền các cấp địa phương mới chỉ chú trọng đầu tư cho công tác chữa bệnh, chưa đầu tư cho công tác phòng bệnh. Trong khi đó, đầu tư cho phòng bệnh sẽ là đầu tư cần làm trước.

Ngoài ra, các cơ quan dân cử tại các địa phương cũng phải vào cuộc mạnh mẽ hơn, như phải xem xét việc chỉ đạo, thực hiện của chính quyền địa phương có đạt yêu cầu không, có đáp ứng theo quy định của Luật chưa... Chúng ta không được nghĩ đây là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của cả cộng đồng và xã hội.

Bà Khá cho rằng, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho người dân. Muốn thế, cách tuyên truyền phải phong phú đa dạng và phải phù hợp với từng vùng miền, từng dân tộc, không thể áp dụng một hình thức tuyên truyền. Ngành y tế nên có những cuộc tập huấn cho cán bộ đoàn thể, kể cả các tổ chức tôn giáo và những người có uy tín ở địa phương.

Thanh Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-chong-sot-xuat-huyet-phai-lam-quyet-liet-tu-co-so-18732.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY