Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Phòng COVID-19: Không chỉ cung cấp vitamin là có thể tăng sức đề kháng, phải nhớ những cách “vàng” này

Nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân trước nguy cơ dịch bệnh. Ngoài việc bổ sung nhiều vitamin cho cơ thể, thì bạn bên áp dụng 10 cách dưới đây, bạn sẽ tăng cường sức đề giúp phòng tránh dịch COVID-19.

Giữ nhà cửa khô thoáng

Không khí và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể. Do đó, để tăng cường miễn dịch và sức đề kháng thì bạn nên giữ cho nhà cửa luôn thông thoáng và sạch sẽ. Các cánh cửa (kể cả cửa sổ) trong nhà nên được mở ra mỗi ngày để cho ánh nắng vào, giúp làm thoáng không khí trong nhà và trong phòng.

Quần áo, chăn, gối, drap, mền,…nên giặt thường xuyên vì để lâu vi sinh vật có thể sinh ra và ảnh hưởng đến sức đề kháng.

Ngoài ra, trong không khí cũng tồn tại nhiều vi sinh vật, bụi bẩn,…vì vậy khi đi ra ngoài bạn nên mang khẩu trang để bảo vệ đường hô hấp, tránh các tác nhân xấu xâm nhập và gây ảnh hưởng đến sức đề kháng.

Ngủ đủ giấc

Sau một ngày dài hoạt động, một giấc ngủ ngon giúp chúng ta tiêu hao mệt mỏi, giải toả căng thẳng, tái tạo sức lực hỗ trợ tăng sức đề kháng.

Trong lúc này, cơ thể sẽ tiết ra những hormone cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập cơ thể. Nhờ vậy mà giảm khả năng mắc các bệnh thông thường như cảm cúm, cảm lạnh. Nếu ngủ không đủ giấc sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng và có nguy cơ suy yếu hệ miễn dịch khiến bạn dễ dàng mắc bệnh hơn. Vậy nên dù bận rộn, các bạn cũng nên nhắc nhở mọi người trong gia đình ngủ từ 6-8 tiếng (đối với người lớn) hoặc 9-12 tiếng (đối với các bé) mỗi ngày.

Thường xuyên vận động

Đã có nhiều nghiên cứu khẳng định, việc tập luyện thể dục thể thao mang lại lợi ích cho cả cơ thể và bộ não, gia tăng hiệu quả hoạt động của hệ miễn dịch. Các nghiên cứu chỉ ra rằng 60 – 90% người thường xuyên tham gia hoạt động thể chất ít bị cảm lạnh hơn so với những người không rèn luyện thể thao – theo kết quả khảo sát của Hội đồng quản lý Sức khoẻ, Thể dục, Thể thao và dinh dưỡng Hoa Kỳ (PCFSN) công bố vào tháng 6/2001. Để lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng, việc tập thể dục giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường oxy, máu đến các bộ phận khác của cơ thể khiến tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Chính vì vậy, bạn đừng quên khuyến khích cả nhà tập thể dục thể thao đều đặn để tăng cường đề kháng, phòng tránh các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh.

Giải toả stress

Stress nghĩa là tình trạng căng thẳng về tâm lý có tác động tiêu cực đến sức khoẻ tinh thần và thể chất của con người. Tình trạng stress kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn chuyển hoá liquid, làm tăng cholesterol trong máu. Căng thẳng làm tiết các chất như adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu oxy ở tim mạch và gây tình trạng rối loạn hoormon làm mất cân bằng và giảm khả năng hệ miễn dịch chống lại vi khuẩn gây bệnh. Vậy nên, việc có tinh thần “khoẻ mạnh” sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng, ít mắc các bệnh thường gặp như cảm cúm hay các căn bệnh nguy hiểm như tim mạch, tiêu hoá, thần kinh…

Đối với người lớn, có rất nhiều cách để giải toả stress như ngồi thiền, không sử dụng cách chất kích thích như rượu bia, tập suy nghĩ tích cực, giữ gìn tốt mối quan hệ với những người xung quanh… Còn đối với các bé, mẹ nhớ thường xuyên chơi và trò chuyện với con, ngày nghỉ cũng với cả gia đình, bạn bè và con, cùng con nuôi và chăm sóc thú cưng…

Luôn giữ đôi bàn tay sạch sẽ

Các virus và vi khuẩn gây bệnh xuất hiện ở khắp nơi từ văn phòng làm việc đến gian bếp nhà bạn. Thói quen rửa tay thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lây truyền. Hãy để nước rửa tay gần bàn hoặc trong nhà bếp của bạn.

Bạn đừng quên rửa sạch tay trước khi ăn để tránh bị các chứng bệnh tiêu hóa. Hãy luôn mang theo nước rửa tay và khăn giấy ướt để bất cứ khi nào cần là có ngay.

Không hút thuốc

Hút thuốc gây nhiễm độc cho phổi và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến ung thư phổi. Về cơ bản, hút thuốc không phải hoạt động tự nhiên của cơ thể do đó nó không có tác dụng tăng cường mà thậm chí làm sức đề kháng yếu đi.

Uống rượu bia có chừng mực

Lạm dụng rượu bia cũng như hút thuốc, nó làm cơ thể hoạt động mất cân bằng và dễ dẫn đến các căn bệnh gây suy yếu sức khỏe và kéo theo hệ miễn dịch.

Uống nhiều nước

Một trong những cách đơn giản để tăng sức đề kháng cho cơ thể trong những ngày dịch bệnh là uống nhiều nước. Bởi khi cơ thể thiếu hụt nước sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, sức đề kháng yếu, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Hãy chắc chắn rằng mỗi ngày bạn sẽ uống đủ từ 1,5 đến 2 lít nước. Bạn có thể kết hợp uống thêm các loại nước ép trái cây, nước uống sữa chua sẽ rất tốt cho cơ thể.

Ăn chín, uống sôi

Thực hiện nghiêm túc một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học. Ăn chín, uống sôi cũng là cách tăng sức đề kháng cho cơ thể. Hạn chế ăn ngoài hàng quán, ăn đồ vẫn còn tái sống, thức ăn nhanh…

Bổ sung thêm probiotic

Probiotic hay còn gọi là “vi khuẩn có lợi” có thể giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Loại vi khuẩn này là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch và giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

Bạn có thể bổ sung probiotic qua các loại thực phẩm như sữa chua, dưa chua, kim chi, đậu tương lên men, sữa đậu nành và một số loại nước hoa quả.

Quỳnh Hoa

Theo tạp chí Sống khỏe

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khoẻ gia đình (https://suckhoegiadinh.com.vn/gia-dinh-khoe/phong-covid-19-khong-chi-cung-cap-vitamin-la-co-the-tang-suc-de-khang-phai-nho-nhung-cach-vang-nay-28860/)

Chủ đề liên quan:

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY