Bạn nên biết hôm nay

Phòng sốt xuất huyết mùa mưa về y học

Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết đang gia tăng trên cả nước. Dù số mắc lẫn Tu vong giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng các chuyên gia vẫn lo ngại dịch bùng phát vào tháng 8.
Theo thống kê của Bộ Y tế, đến nay cả nước ghi nhận hơn 8.100 ca mắc sốt xuất huyết">sốt xuất huyết tại 41 tỉnh thành, trong đó có 4 người Tu vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số mắc giảm 38%.Tuy nhiên, Viện Sốt rét Ký sinh trùng trung ương cho biết, trung bình hàng năm cả nước có khoảng 50.000 ca sốt xuất huyết tại 42 địa phương, trong đó tập trung tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, vì những nơi này mật độ dân số lớn dễ lây lan thành dịch; do ảnh hưởng của đô thị hóa, nhiều công trình xây dựng, nước đọng trên các ngóc ngách, túi nylon, bình hoa, cây cảnh. Và vùng dân nghèo đô thị là nơi muỗi đẻ rất nhiều. Ngoài ra, tác động của biến đổi khí hậu và nhất là khi đang mùa mưa chính là thời điểm rất quan trọng và tháng 8 thường là đỉnh dịch hàng năm cho nên việc nâng cao kiến thức phòng bệnh là việc làm rất cần thiết.

Bên cạnh đó, bệnh luôn có sự thay đổi theo vùng địa lý, chẳng hạn như vào những năm 1986 - 1990 dịch xảy ra tại miền Bắc rất nặng nề nhưng sau đó giảm và rồi lại tăng cao ở khu vực phía Nam.

sốt xuất huyết">sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng

sốt xuất huyết là bệnh nhiễm trùng cấp tính do virút gây ra qua trung gian truyền bệnh của muỗi vằn có tên khoa học là Aedes aegypti.

Muỗi vằn là loài muỗi ưa thích đốt hút máu người nên thường sống trong nhà và đậu nghỉ ở chỗ ẩm, tối hoặc các vật dụng có mùi mồ hôi người như trong nhà vệ sinh, buồng tắm, quần áo, mũ vải, rèm, giá sách. Muỗi có thể đốt người cả ngày nhưng thường nhiều hơn vào sáng sớm hoặc chiều tối.

Muỗi vằn thường đẻ trứng ở các đồ vật chứa nước sạch trong và xung quanh nhà như: thùng, xô chậu chứa nước ăn; bể chứa nước rửa, nước dội nhà vệ sinh; hòn non bộ, chậu cây cảnh, lọ hoa có nước; các phế liệu phế thải đọng nước mưa… Vào mùa hè hay mùa mưa nhiều, độ ẩm và nhiệt độ cao, có nhiều ổ nước đọng cùng với những dụng cụ tích trữ nước ăn, nước sinh hoạt là điều kiện thuận lợi cho các loại muỗi phát triển, trong đó có loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết">sốt xuất huyết.

Hiện nay bệnh chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu và chưa có vắcxin phòng ngừa, cho nên rất dễ dẫn tới Tu vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Mọi người đều có thể bị mắc bệnh từ trẻ sơ sinh cho đến người lớn.

Bệnh thường xuất hiện quanh năm nhưng nhiều nhất từ tháng 4 - 5 và tăng cao vào khoảng tháng 8 - 9 và đỉnh điểm của dịch là vào khoảng tháng 10 - 11 hàng năm. Bệnh thường xảy ra tại các khu vực đông dân cư, khu vực thiếu nước sạch, vệ sinh môi trường kém, có nhiều nước đọng và các loại nguyên phụ liệu từ phế liệu phế thải hoặc trong các khu công trường đang xây dựng dở dang. Bệnh không lây truyền trực tiếp từ người sang người mà do muỗi đốt người bệnh có mang virút sau đó truyền virút sang người lành qua vết đốt.

Bệnh sốt xuất huyết biểu hiện rất đa dạng, diễn biến nhanh chóng từ nhẹ đến nặng. Nó thường khởi phát đột ngột và diễn biến qua ba giai đoạn là giai đoạn sốt, giai đoạn nguy hiểm và giai đoạn hồi phục. Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng, kịp thời sẽ bệnh sẽ khỏi và hạn chế Tu vong.

Bệnh thường được biểu hiện qua các dấu hiệu như: sốt cao đột ngột, liên tục từ 2 - 7 ngày và có thể có các kèm theo các biểu hiện như:

- Tình trạng xuất huyết có thể ở nhiều mức độ khác nhau như: từng chấm hay mảng xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam.

- Nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, nôn.

- Da sung huyết, phát ban.

- Đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt.

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu như: người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì; đau bụng vùng hạ sườn phải; nôn mửa nhiều; xuất huyết niêm mạc, xuất huyết ngày càng nhiều; tiểu ít là những biểu hiện của tình trạng nặng. Do vậy, các bậc phụ huynh cần lưu ý và khi có một trong những biểu hiện trên cần phải đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để được điều trị kịp thời, tránh Tu vong.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-phong-sot-xuat-huyet-mua-mua-ve-y-hoc-15720.html)

Tin cùng nội dung

  • Sau xét nghiệm dịch, BS kết luận chị em bị nhiễm trùng huyết. Em muốn hỏi bệnh của chị em có nguy hiểm gì đến tính mạng không?
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu là bệnh gặp ở cả trẻ em và người lớn, không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị xuất huyết não mà Tu vong.
  • Bệnh có thể được phát hiện tình cờ: làm xét nghiệm tế bào máu ngoại vi thấy có số lượng tiểu cầu giảm .
  • Xuất huyết tiêu hoá( XHTH) là tình trạng máu chảy ra khỏi lòng mạch của đường tiêu hoá, vào trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng là nôn ra máu, đi ngoài phân đen.
  • Đột quỵ do xuất huyết xảy ra khi mạch máu bên trong hoặc gần não bị đứt làm máu tích tụ trong não gây hại cho các tế bào não.
  • Bệnh sốt xuất huyết Dengue là một loại bệnh truyền qua muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn) xảy ra ở những vùng nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát hay còn gọi là xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch hay vô căn là một rối loạn đông cầm máu có thể dẫn đến dễ bầm tím hoặc chảy máu (xuất huyết).
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.