Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Phòng tránh say nóng vào mùa hè

Sốc nhiệt hay say nóng, heat stroke, là tình trạng tăng thân nhiệt quá mức, thường 40 độ, cùng với những biểu hiện nhức đầu, chóng mặt, da nhợt nhạt, mệt mỏi, buồn nôn, chuột rút, vân vân.

Đây là bệnh lý thân nhiệt thường xảy ra vào mùa hè, và có thể phòng ngừa được bằng những cách dưới đây:

1. Uống nước.

Uống nước đầy đủ cả ngày giúp duy trì độ ẩm. Hãy luôn mang theo một chai nước khi bạn đi ra ngoài.

2. Nói “không” với đồ uống lạnh.

Đồ uống lạnh có thể gây ra những cơn đau bụng. Hãy thay đồ uống lạnh bằng đồ uống mát.

3. Tránh rượu và caffeine.

Nên tránh những đồ uống này trong mùa hè. Thay vào đó uống những loại nước trái cây, và đồ uống khác chứa đường và muối.

4. Ăn rau tươi.

Rau tươi và rau có lá xanh rất tốt trong mùa hè. Nên ăn những loại rau và hoa quả chứa lượng nước cao, như dưa chuột, dưa hấu, trong những tháng mùa hè.

5. Ăn hành.

Nhiều bác sĩ y học cổ truyền khuyên ăn hành tươi, hoặc uống nước ép hành trong mùa hè. Đây là một bài Thu*c tuyệt vời tại nhà, giúp ngăn ngừa say nóng và say nắng.

6. Bổ sung đồ uống giàu chất điện giải.

Những loại đồ uống như Aam Panna, kết hợp xoài xanh, đường và các loại gia vị, và nước dừa, giúp giúp giữ mát cho cơ thể và cung cấp chất điện giải tự nhiên, tốt hơn nhiều so với những đồ uống nhân tạo, và có đường như đồ uống thể thao. Một cốc nước chanh với 1, 2 nhúm muối, 1 thìa đường và một nhúm Thu*c muối, hoặc bột nở baking soda trước khi bước ra ngoài, giữa trời hè nóng bức có thể giúp ngăn ngừa say nóng. Sữa bơ là một đồ uống tại nhà tuyệt vời khác giúp dịu mát cơ thể.

7. Để ý lượng mồ hôi.

Cơ thể con người có cơ chế điều nhiệt tự nhiên, giúp giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức tối ưu. Khi nhiệt độ tăng cao, cơ thể bắt đầu đổ mồ hôi để làm mát. Nếu bạn không đổ mồ hôi, có thể là bạn đã gặp rắc rối ở đâu đó, và đó có thể là dấu hiệu một cơn say nắng sắp xảy ra. Vì vậy, hãy thận trọng theo dõi các dấu hiệu cảnh báo, và có biện pháp phòng ngừa ngay lập tức.

8. Không ra ngoài vào giữa buổi sáng.

Cách tốt nhất để ngăn ngừa say nóng là ở trong nhà, hoặc bảo vệ mình khỏi ánh nắng chói chang trực tiếp. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, hãy bảo vệ chính mình bằng một chiếc ô, hoặc chiếc mũ rộng vành, và mặc quần áo màu sáng và rộng rãi. Sử dụng kem chống nắng có SPF 15 hoặc cao hơn.

9. Tránh các hoạt động gắng sức.

Tránh những hoạt động gắng sức khi ở ngoài trời, hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời kéo dài. Hãy lên lịch làm việc ngoài trời vào lúc râm mát, như buổi sáng sớm hoặc chiều tối.

10. Quan sát không gian xung quanh.

Không bao giờ để trẻ sơ sinh, hoặc trẻ nhỏ trên xe ô tô đóng kín, ngay cả khi bạn chỉ dự định rời đi một lúc. Nhiệt độ trong xe ô tô để ngoài trời sẽ tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra, không nên đến những nơi đông người, không có điều hòa nhiệt độ, vì thân nhiệt có thể tăng rất cao trong không gian bí bách.

Bác sĩ: Cẩm Tú, Theo Boldsky/Univadis.

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/phong-tranh-say-nong-vao-mua-he-n115024.html)

Tin cùng nội dung

  • Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể từ nhẹ: mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... đến nặng, thậm chí rất nặng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, Tu vong. Do đó, chúng ta cần biết cách phòng tránh và xử trí khi có người bị say nắng, say nóng.
  • Nắng hè oi bức là nguyên nhân dẫn tới các bệnh ngoài da như: mẩn ngứa, rôm sảy, mụn nhọt, chốc lở... Dưới đây xin gợi ý cách trị các chứng bệnh ngoài da này bằng cỏ cây, hoa lá.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Say nắng là một trong những hội chứng liên quan đến sức nóng, bao gồm nhiều mức độ từ nhẹ là cơn chuột rút do nhiệt đến say nắng và nghiêm trọng nhất, có thể đe dọa tính mạng là sốc do nhiệt.
  • Sốc nhiệt là tình trạng nghiêm trọng nhất của các rối loạn liên quan đến nhiệt, sau chuột rút do nhiệt và say nắng. Sốc nhiệt thường là hậu quả của việc luyện tập thể thao hoặc lao động nặng nhọc trong môi trường nóng bức mà không uống bù đủ nước.
  • Xạ trị vào bụng, ngực, não, hoặc xương chậu có thể gây ra buồn nôn kéo dài trong vài giờ. Buồn nôn và nôn có thể đi từ nhiều nguyên nhân khác nữa.
  • Chứng mệt mỏi trong ung thư là luôn có cảm giác mệt suốt ngày và không dễ cải thiện sau khi nghỉ ngơi. Cần tham khảo tư vấn chuyên gia để có phương pháp chăm sóc tốt nhất
  • Mệt mỏi có thể là triệu chứng của bệnh ung thư, hoặc do tác dụng phụ của điều trị như xạ trị hoặc hóa trị. Sự căng thẳng khi phải sống chung với ung thư cũng là một nguyên nhân gây mệt mỏi.
  • Một người có thể cảm thấy buồn nôn, có kèm hoặc không kèm theo nôn thật sự. Khi hóa trị, buồn nôn có thể diễn ra trong ngày bạn điều trị và có thể hết sau vài ngày, tùy thuộc vào loại Thu*c sử dụng.
  • Buồn nôn là cảm giác muốn nôn ra. Các chất chứa trong dạ dày trào lên thực quản và sau đó phun ra khỏi miệng hoặc mũi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY