Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Phú Thọ nâng cao hơn nữa chất lượng dân số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số

MangYTe - Với khẩu hiệu “Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”, những năm qua, công tác dân số, kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn xã Mỹ Lung (huyện Yên Lập, Phú Thọ) đã được triển khai đồng bộ bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, nội dung phù hợp với trình độ nhận thức của người dân.

Ít con nhưng vẫn phải... có con trai

Thay vì thay đổi nếp nghĩ sinh ít con sẽ đỡ vất vả nhưng chị Hoàng Thị Hợi (ở Khu 2, xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) lại cho rằng, không có con trai phải sinh bằng được để nối dõi tông đường, để vui cửa vui nhà...

Trong buổi tiếp xúc về công tác tuyên truyền dân số, bà Hợi bảo: "Các con cũng lớn rồi, nhà không quá khó khăn nên tôi cố đứa này để có đứa con trai nối dõi lúc về già".

Mặc dù đã chạc tuổi tứ tuần nhưng ở bản mường này, chuyện sinh nhiều con hay cố cho có bằng được con trai để cho bằng làng bằng xóm là chuyện hiển nhiên. cũng bởi "nếp nghĩ" ấy mà chị hướng "cố bằng được" cậu con trai dù hai cô con gái cũng trên dưới tuổi 15... hoàn toàn là điều dễ hiểu.

Đến xã Mỹ Lung, người ta bắt gặp những người phụ nữ Mường, Tày, Dao tất bật một tay bồng con, một tay làm những công việc đồng áng. Trong mắt người dân nơi đây, những "đứa con" Mường, Dao ấy, tất thảy đều là những người phụ nữ đảm đang, "giỏi việc đồng áng, đảm việc nhà". Ảnh: T.L

Và cũng bởi quan điểm cổ hủ ấy đang cố hữu nhiều nếp nhà xã mỹ lung – nơi có đến 62% dân số là dân tộc mường, nên công tác dân số kế hoạch hóa gia đình tại đây này gặp rất nhiều khó khăn.

Do đó, nhiều năm qua, chị đinh thị thu - cộng tác viên dân số ở xã mỹ lung đã ngày đêm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" sinh con một bề để tuyên truyền về công tác dân số cũng như kế hoạch hóa gia đình, nhưng chị thu gặp không ít trở ngại ngay với những người dân rất cận kề với mình về khoảng cách địa lý.

Bởi điều kiện sinh hoạt thiếu thốn cộng thêm sự hiểu biết, nhận thức của người dân nên việc tiếp cận, gặp gỡ và tuyên truyền về công tác dân số của chị thu cũng phải kiên trì hơn.

Chị thu chia sẻ: "là một cộng tác viên dân số của khu, tôi đã đến từng hộ gia đình sinh con một bề nhằm tuyên truyền để họ dừng lại một hoặc hai con để nuôi dạy cho tốt. đồng thời, tuyên truyền cả các biện pháp Tr*nh th*i như đặt vòng, bao cao su, Thu*c Tr*nh th*i…nhưng mọi chuyện vẫn chưa được như mong muốn đề ra của ngành dân số. đâu đó vẫn có gia đình mong cầu có thêm con trai như gia đình chị hợi".

Theo chị thu, những trường hợp như chị hợi không phải là hiếm ở các khu dân cư trên địa bàn xã mỹ lung nói riêng, huyện yên lập nói chung. tuy nhiên, nhờ làm tốt công tác tư vấn, vận động với phương châm "mưa dầm thấm lâu" của đội ngũ cộng tác viên dân số, từ đó đã giúp người dân đều hiểu và chấp nhận dùng các biện pháp Tr*nh th*i, thực hiện đúng chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình. vì vậy, những năm gần đây tỉ lệ sinh con thứ 3 ở khu cũng đã giảm.

Xác định công tác dân số là mục tiêu quan trọng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng cá nhân, gia đình và cả cộng đồng. vì vậy, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình luôn được đưa vào nghị quyết chuyên đề của đảng ủy, hđnd xã mỹ lung.

Tiêu chí không có người sinh con thứ 3 trở lên được đưa vào hương ước, trở thành tiêu chí thi đua của các thôn, xóm và các ban, ngành, đoàn thể trong xã. qua đó, nhiều mô hình clb của phụ nữ như "clb phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên", "clb phụ nữ với pháp luật" câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, đã phát huy hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động chị em thực hiện tốt chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình.

Chú trọng nâng cao chất lượng dân số vùng dân tộc thiểu số

Phú thọ có dân số toàn tỉnh trên 1,4 triệu người, gồm 34 dân tộc anh em, trong đó dân tộc thiểu số chiếm 21% dân số miền núi và chiếm 16% dân số toàn tỉnh.

Xác định tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số sẽ góp phần thay đổi tập quán sản xuất, xóa bỏ hủ tục tồn tại lâu đời không còn phù hợp để đẩy nhanh công tác xóa đói, giảm nghèo hiệu quả và bền vững nên công tác tuyên truyền về công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình (ds/khhgđ) trên địa bàn tỉnh nói chung và đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số nói riêng được đặc biệt chú trọng.

Cán bộ dân số phát tờ rơi tuyên truyền về chính sách ds/khhgđ cho phụ nữ xã tân phú, huyện tân sơn. ảnh: lê oanh

Nhờ vậy tại các vùng dân tộc thiểu số, số cặp vợ chồng thực hiện khhgđ luôn tăng hàng năm, quy mô gia đình có hai con ngày càng rộng rãi tại các địa phương vốn có quan niệm sinh nhiều con. chất lượng cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đang từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng nhu cầu thực hiện khhgđ, chăm sóc sức khỏe sinh sản của người dân... các vấn đề về chất lượng dân số cả thể chất lẫn tinh thần đang từng bước được cải thiện đã góp phần quan trọng thúc đẩy công tác xóa đói giảm nghèo tại các địa phương.

Có được những kết quả đáng khích lệ như vậy là nhờ sự vào cuộc đồng bộ, phối hợp hoạt động của các cấp ủy đảng, chính quyền, các cơ quan chức năng; thực hiện hàng loạt các giải pháp; trong đó có việc tranh thủ, phát huy nguồn lực của các đề án về nâng cao chất lượng dân số như: tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ ds/khhgđ cho vị thành niên, thanh niên giai đoạn 2017-2020; tầm soát các dị dạng bệnh, tật bẩm sinh và sơ sinh; khám, tư vấn sức khỏe tiền hôn nhân; chăm sóc người cao tuổi… và đặc biệt là chính sách hỗ trợ cho phụ nữ là người dân tộc thiểu số ở những xã khó khăn khi sinh con đúng chính sách dân số theo nghị định số 39 của chính phủ. đồng thời, động viên, phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách, cộng tác viên dân số thôn bản tuyên truyền, triển khai thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ công tác dân số ở cơ sở...

Cán bộ y tế xã Lương Sơn, huyện Yên Lập kiểm tra sức khỏe cho phụ nữ mang thai. Ảnh: Lê Oanh

Các hoạt động truyền thông, can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh tiếp tục được triển khai lồng ghép thông qua các chiến dịch truyền thông, các cuộc họp tại xã, thôn, bản đến các đối tượng là người sắp kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, người có uy tín trong cộng đồng và đặc biệt chú trọng đến đối tượng cặp vợ chồng đã có một hoặc hai con gái.

Tuy nhiên hiện nay, công tác nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn và thách thức. tỷ suất sinh những năm qua tuy có giảm nhưng chưa vững chắc, một số địa phương có dấu hiệu tăng trở lại; tình trạng mất cân bằng giới tính đang ở mức cao; tình trạng sinh con thứ 3 trở lên đang có chiều hướng gia tăng; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tuy đã có giảm nhưng còn ở mức cao; số trẻ sơ sinh và trẻ bị dị tật, khuyết tật bẩm sinh đang ở ngưỡng cao và không có dấu hiệu giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giống nòi, chất lượng dân số.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng dân số tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh phú thọ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã đặc biệt khó khăn, chỉ đạo các địa phương nâng cao hơn nữa sự phối hợp, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các tổ chức, đoàn thể trong công tác chỉ đạo, điều hành; phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, ngành, các lực lượng trong công tác tuyên truyền; phát huy vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trong các vận động quần chúng để thực hiện tốt việc truyền thông thay đổi nhận thức, xóa bỏ các quan niệm, hủ tục lạc hậu.

L.Oanh - B.Loan

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/dan-so/phu-tho-nang-cao-hon-nua-chat-luong-dan-so-tai-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-2021072423232508.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY