Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Phương pháp xác định tràn dịch khớp chuẩn xác nhất

Siêu âm, chụp MRI, CT,… là các phương pháp xác định tràn dịch khớp phổ biến. Bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng để chỉ định kỹ thuật chẩn đoán thích hợp

siêu âm, chụp mri, phân tích dịch khớp,… là những phương pháp xác định tràn dịch khớp được áp dụng phổ biến. bác sĩ sẽ xem xét triệu chứng lâm sàng để chỉ định biện pháp chẩn đoán thích hợp.

Các phương pháp xác định tràn dịch khớp

Tràn dịch khớp là tình trạng tăng tiết của màng bao hoạt dịch khiến dịch khớp tràn ra bên ngoài, gây sưng nóng và đau nhức.

Các biểu hiện bên ngoài của bệnh thường không đặc trưng nên rất dễ bị nhầm lẫn với viêm màng bao hoạt dịch, viêm khớp, gout, chấn thương,… vì vậy để xác định đúng tình trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện các biện pháp chẩn đoán cần thiết.

1. Siêu âm tràn dịch khớp gối

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán sử dụng tần số cao nhằm hiển thị hình ảnh ở các cơ quan bên trong cơ thể.

Siêu âm được áp dụng trong quá trình chẩn đoán tràn dịch khớp gối nhằm xác định các yếu tố sau:

    Độ dày của sụn khớp: Sụn khớp là cơ quan bọc ở các đầu xương, có vai trò giảm ma sát và giúp khớp vận động dễ dàng. Tuy nhiên khi khớp bị thoái hóa, sụn sẽ có xu hướng bị bào mòn, dẫn đến tình trạng giảm độ dày. Thông qua hình ảnh từ siêu âm, bác sĩ có thể loại bỏ nguy cơ thoái hóa ở bệnh bị tràn dịch khớp.
  • Quan sát dịch khớp: Dịch khớp trong hình ảnh siêu âm là cấu trúc trống nằm bên trong các túi hoạt dịch. Ở bệnh nhân tràn dịch khớp gối, màng hoạt dịch sẽ có xu hướng tăng sinh và tiết nhiều dịch khớp hơn bình thường.

Tuy nhiên hình ảnh từ siêu âm không phản ánh chi tiết và rõ nét cấu trúc xương, vì vậy bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân chụp X-Quang.

2. X-Quang

X-Quang là kỹ thuật sử dụng tia X để hiển thị hình ảnh chi tiết của xương và một số cơ quan khác. Kỹ thuật này cho phép bác sĩ quan sát được hình dạng và mật độ cấu trúc bên trong xương.

Thông qua hình ảnh từ x-quang, bác sĩ có thể loại trừ các tình trạng bệnh lý có triệu chứng tương tự tràn dịch khớp gối như chấn thương, gãy/ nứt xương, loãng xương, hoại tử vô khuẩn, lao xương khớp, viêm xương tủy, u xương ác tính,…

Thông thường, bệnh nhân tràn dịch khớp gối có cấu trúc xương và mật độ xương bình thường. tuy nhiên một số trường hợp bị tràn dịch khớp do hệ quả của quá trình thoái hóa, gai xương có thể hình thành ở những vị trí sụn bọc bị bào mòn.

3. Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Chụp cắt lớp vi tính là kỹ thuật sử dụng cùng lúc nhiều tia X nhằm hiển thị hình ảnh cắt ngang của các cơ quan trong cơ thể. CT chủ yếu được sử dụng để chẩn đoán các bệnh về mạch máu – não và ít khi được thực hiện cho bệnh nhân mắc bệnh xương khớp.

Tuy nhiên bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện chụp CT nếu nghi ngờ khớp sưng viêm do hoại tử vô mạch hoặc u xương ác tính.

Cần thận trọng khi thực hiện chụp cắt lớp vi tính cho phụ nữ đang mang thai – nhất là trong 3 tháng đầu thai kì. Ngoài ra, hình ảnh từ CT chỉ giúp bác sĩ quan sát được mạch máu – mô mềm và khó phát hiện được tổn thương ở dây chằng, sụn khớp. Vì vậy CT thường được thực hiện phối hợp với chụp cộng hưởng MRI.

4. Chụp cộng hưởng (MRI)

Chụp cộng hưởng MRI sử dụng sóng từ trường và sóng radio nhằm hiển thị hình ảnh rõ nét các mô mềm ở bên trong cơ thể. Hình ảnh từ MRI được đánh giá có độ tương phản quang cao, chi tiết và sắc nét hơn so với X-Quang, siêu âm hay chụp cắt lớp vi tính.

Hình ảnh từ mri cho phép bác sĩ quan sát cấu trúc ổ khớp, sụn khớp, mô mềm xung quanh và dây chằng. thông qua hình ảnh này bác sĩ có thể xác định được các bệnh lý như rách, giãn dây chằng, viêm nhiễm, thoái hóa và tràn dịch khớp.

5. Phân tích dịch khớp

Phân tích dịch khớp được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ tình trạng viêm ở đầu gối là do viêm khớp dạng thấp, gout hoặc nhiễm trùng.

Dịch khớp được chọc hút bằng kim tiêm và quan sát dưới kính hiển vi. Ở bệnh nhân bị nhiễm trùng, dịch khớp thường có mủ, dịch vàng và có sự hiện diện của vi khuẩn.

Trong khi đó, dịch khớp ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có chứa nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể từ hệ miễn dịch. Nếu khớp sưng do bệnh gout, dịch khớp thường có nồng độ acid uric cao và có thể xuất hiện các tinh thể muối urat. Trong một số trường hợp, dịch khớp kèm theo máu tươi có thể là biểu hiện của chấn thương khớp nghiêm trọng.

Bài viết đã tổng hợp một số phương pháp xác định tràn dịch khớp gối phổ biến. trên thực tế, bác sĩ có thể linh động yêu cầu người bệnh thực hiện các thủ thuật khác không được đề cập trong bài viết.

Mục đích của việc áp dụng các biện pháp chẩn đoán là giúp bác sĩ quan sát biểu hiện của khớp và đưa ra kết luận cuối cùng. Vì vậy bạn cần tuân thủ theo yêu cầu của bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe và tiến hành điều trị kịp thời.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/phuong-phap-xac-dinh-tran-dich-khop)

Tin cùng nội dung

  • Các nhà nghiên cứu Bồ Đào Nha cho biết, họ đã phát triển thành công một phương pháp mới chẩn đoán ung thư.
  • Kỹ thuật nội soi dạ dày theo cách đánh giá mới phối hợp kỹ thuật tạo hình mới “phân giải bề mặt và nhuộm màu kỹ thuật số” đã phát hiện được các trường hợp teo niêm mạc dạ dày.
  • Kỹ thuật nội soi mới giúp các bác sĩ phát hiện sớm chứng teo niêm mạc dạ dày gây khó tiêu, chán ăn. Trước đó bệnh hay bị nhầm với viêm dạ dày.
  • Nhiễm Helicobacter Pylori có liên quan tới chứng khó tiêu chức năng. xuất huyết giảm tiểu cầu tiên phát, đái tháo đường týp II, xơ hóa động mạch…
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Cách nay 3 năm, tôi có mỗ trĩ ngoại và thắt búi trĩ nội. Nay lại bị trĩ nội độ 2 dù không bị táo bón, không ra máu, không rượu bia. Nếu tôi muốn mổ Longo thì có hết hẳn không và phí tốn khoảng bao nhiêu? Xin cảm ơn! (Thế Toàn, 58 tuổi - TPHCM)
  • Trong Đông y, để chữa chứng đái dầm có một phương pháp rất độc đáo, đơn giản, rẻ tiền, dễ làm mà có khi lại thu được kết quả không ngờ, đó là cách đắp Thu*c vào rốn, người xưa gọi là “Phu tề liệu pháp”. Dưới đây xin được giới thiệu một số ví dụ điển hình để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết.
  • Tràn dịch màng phổi là tình trạng tích tụ dịch trong khoang màng phổi. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tràn dịch màng phổi. Tràn dịch màng phổi có thể làm bạn khó thở. Dịch màng phổi có thể được dẫn lưu nếu cần thiết. Điều trị chủ yếu nhằm vào các nguyên nhân gây nên tràn dịch màng phổi.
  • Hầu như các bạn gái khi đến chu kỳ kinh nguyệt hay mắc phải chứng đau bụng kinh. Tuy nhiên không phải bạn gái nào cũng hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị đau bụng kinh.
  • Kế hoạch hóa gia đình theo phương pháp tự nhiên là phương pháp xác định thời điểm có thể quan hệ T*nh d*c mà không thể có thai
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY