Thông tin y học nước ngoài hôm nay

Thông tin y học nước ngoài

Quất: Thuốc ngậm chữa ho viêm họng

Ngoài việc dùng quả để ăn uống và làm mứt, làm nước quả nấu đông, xirô, người ta còn dùng quả làm Thuốc, mứt Kim quất chữa các chứng ách nghịch, giúp sức tiêu hoá cho dạ dày

Quất, Tắc, Hạnh, Kim quất - Fortunella japonica (Thunb) Swingle (Citrus japonica Thunb), thuộc họ Cam - Rutaceae.

Mô tả

Cây nhỏ 1 - 5m, có gai. Cành lá sum suê; lá đơn mọc so le, màu lục sẫm bóng; hình trái xoan hay tròn dài, cuống có cánh rất nhỏ, dày và cứng. Chùm hoa ngắn ở nách lá hay ở ngọn; hoa trắng, cánh hoa dài 7 - 9mm; nhị 15 - 20. Quả nhỏ hình cầu, rộng 1,5 - 3,5cm, màu vàng da cam bóng, có 5 - 6 múi, nạc chua; hạt có màu xanh.

Có quả từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Bộ phận dùng

Quả - Fructus Fortunellae Japonicae. Lá và vỏ cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái

Gốc ở Trung Quốc và Nhật Bản, được thường trồng làm cảnh ở khắp cả nước ta, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán vì dáng cây đẹp, tán lá sẫm màu, quả nhiều màu vàng da cam đẹp.

Thành phần hóa học

Quả rất giàu chất pectin. Còn có vitamin C với tỷ lệ 0,13 - 0,24mg%, dịch quả có đường, acid hữu cơ, có tinh dầu 0,21%.

Tính vị, tác dụng

Quả có vị chua, hơi ngọt, tính bình.

Năm 1942, cụ Phó Đức Thành đã viết trong Việt Nam Dược học: Quất chuyên chữa về lá gan, dạ dày, thông xuất hung cách, tiêu hoá thực tích, trừ ách nghịch, chữa tiêu khát, giải tửu độc, trừ uế khí.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ngoài việc dùng quả để ăn uống và làm mứt, làm nước quả nấu đông, xirô, người ta còn dùng quả làm Thuốc. Mứt Kim quất chữa các chứng ách nghịch, giúp sức tiêu hoá cho dạ dày, công hiệu hơn Sa nhân. Rượu Kim quất dùng để chữa: gan uất kết, tỳ vị yếu hèn, lại trừ được đờm tích và chữa ẩu thổ.

Nay ta dùng quả làm Thuốc ngậm chữa ho, viêm họng (thường chưng với đường phèn hoặc Mật ong), và cũng dùng lá và vỏ có tác dụng như Quýt.

Mứt Quất hoặc Quất ngâm đường dùng rất tốt vừa bổ dưỡng vừa trị ho.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/ttyhocnuocngoai/quat-thuoc-ngam-chua-ho-viem-hong/)

Tin cùng nội dung

  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY